Tào Tặc

Chương 33: Binh lính Nghĩa Dương 3


Đặng Tắc giục ngựa đi song song với chiếc xe đầu tiên. Tào Bằng và Vương Mãi thì đi ở sau cùng, đồng thời chú ý tới tốp phạm nhân. Lão quan gia sử dụng loại dây thừng to bằng cánh tay trẻ con. Mỗi người bị buộc lại không hề ảnh hưởng tới ự di chuyển, nhưng cũng không dễ dàng giẫy ra được. Ba mươi bảy tên phạm nhân thất tha thất thểu, bị xe ngựa kéo về phía trước. Vương Mãi cầm trường mâu trong tay, thi thoảng phóng ngựa qua bên cạnh. Cho dù là Mã Ngọc cũng phải cẩn thận bám theo đội ngũ.

Vương Mãi là một tên liều mạng như thế nào thì y đã biết.

Tào Bằng….

Mã Ngọc chưa từng tiếp diện với hắn nhưng có cảm giác Tào Bằng so với Vương Mãi còn lòng lang dạ sói hơn.

Cho dù lúc trước hắn hoành hành ngang ngược ở huyện Cức Dương nhưng bây giờ cũng phải ngoan ngoãn, nếu không sẽ bị rơi đầu.

Từ huyện Cức Dương tới thành Cửu Nữ ước chừng mất nửa ngày.

Trong đêm, mặc dù gió lạnh, nhưng do đường thẳng cho nên tốc độ cũng rất nhanh.

Ước chừng gần tới giờ Dần, đoàn người Tào Bằng ghìm ngựa nhìn về phía trước. Bóng thành Cửu Nữ đã thấp thoáng trước mặt. Tới lúc này, Đặng Tắc mới thở phào nhẹ nhõm.

– A Phúc! Chúng ta tới rồi.

Đặng Tắc quay đầu cười nói, nhưng trong ánh mắt vẫn còn một chút sầu lo.

Tào Bằng hít một hơi thật sâu, ở trên ngựa vươn vai một cái.

Thật ra đoạn đường vừa rồi đối với hắn không hề dễ dàng. Một mặt do tâm lý về chuyện này, còn mặt khác thì đề phòng đám người Mã Ngọc.

Hiện giờ, mục tiêu đã ở trước mặt, nên có thể thư giãn một chút.

Cũng nhờ Lưu Biểu trị vì tốt cho nên đường từ Cức Dương tới đây, coi như bình an vô sự.

– Đi thôi!.

Đặng Tắc lên tiếng rồi thúc ngựa chuẩn bị lao xuống.

– Tỷ phu!

– Cái gì?

– Năm mới vui vẻ.

Đặng Tắc kinh ngạc quay đầu nhìn lại chỉ thấy Tào Bằng đang nở nụ cười.

Không biết tại sao, Đặng Tắc có cảm giác nụ cười của Tào Bằng rất tốt. Trong đó dường như ẩn chứa một thứ ma lực khiến cho y bình tĩnh lại.

– A phúc! Năm mới vui vẻ.

– Đầu Hổ ca! Năm mới vui vẻ.

– Ha ha! Năm mới vui vẻ…

Cả ba người đứng trên đỉnh đồi, chắp tay chúc nhau.

Trong chốc lát, tất cả những lo lắng, bất an đều biến mất.

– Đi! Chúng ta tới báo danh thôi.

Đặng Tắc đột nhiên giơ roi thúc ngựa, lao xuống núi.

Còn nụ cười trên mặt Tào Bằng khi Đặng Tắc và Vương Mãi xuống núi lập tức biến mất.

“Hoàng Xạ! Ta tới đây! Ta sẽ đứng trước mặt của ngươi, xem ngươi còn có chiêu gì nữa.”

Bàn tay của Tào Bằng vô tình nắm chặt cây đao. Hắn nhìn về phía xa, hai chân dập mạnh một cái đồng thời hét to:

– Giá!

Con ngựa cất tiếng hí dài rồi lao xuống đồi, nhằm thẳng phía đoàn xe mà lao đi.

Hoàng Xạ đang ngủ bị bị người đánh thức.

– Thiếu tướng quân! Tướng quân Trần Tựu cầu kiến.

– Giờ này là giờ nào? Có chuyện gì sao không để sáng mai nói?

Hoàng Xạ đang mơ mơ màng màng bị giật mình tỉnh giấc nên rất khó chịu.

Năm nay Hoàng Xạ mới có mười tám tuổi, đang tuổi ăn tuổi ngủ.

Y xuất thân từ gia tộc Hoàng thị ở Giang Hạ, lại là con cả của Hoàng Tổ. Từ nhỏ tới lớn đều được người nâng niu. Sau khi Lưu Biểu tới Kinh Châu, Hoàng Tổ là một trong những người đầu tiên quy phục, thậm chí được Lưu Biểu tin dùng. Ba năm đầu tiên, Viên Thuật lệnh cho Tôn Kiên chinh phạt Kinh Tương, sau đó bị Hoàng Tổ giết chết. Nghe nói lúc đó, giết được Tôn Kiên đối với Hoàng Tổ hoàn toàn là một chuyện không ngờ. Nhưng cho dù thế nào thì việc Tôn Kiên chết cũng đồng nghĩa với mối họa trong lòng Lưu Biểu đã mất. Vì vậy mà Hoàng Tổ được Lưu Biểu tin cậy, trở thành người phụ tá đắc lực.

Lần này Hoàng Xạ trấn giữ thành Cửu Nữ thực tế là để tích lũy kinh nghiệm.

Thành Cửu Nữ từ trước vốn không được để ý, nhưng hiện giờ Tào Tháo chuẩn bị tấn công Uyển thành khiến cho Lưu Biểu lo lắng, liền quyết định xây dựng đại doanh ở đây.

Địa doanh được xây dựng chiếm một phạm vi rộng lớn, có thể đồn trú mấy vạn binh mã.

Xây dựng lại thành Cửu Nữ còn có mục đích để cho Trương Tú tin tưởng.

Đồng thời đại doanh ở đây còn gánh vác trách nhiệm vận chuyển quân nhu, lương thảo tới Uyển thành. Cho nên binh mã đóng ở đây phần lớn là mộ binh tạm thời.

Hoàng Xạ ở đây cũng không có gì nguy hiểm.

Một khi Trương Tú thất bại, Đặng Tế ở Tân Dã sẽ theo Cức Dương, Niết Dương tới còn đại doanh của thành Cửu Nữ vẫn phụ trách cung ứng lương thảo quân nhu như cũ. Vì để cho Hoàng Xạ nhận được nhiệm vụ này, Hoảng Tổ mất rất nhiều công sức. Ngay từ đâu, Hoàng Xạ với dã tâm bừng bừng, hy vọng có thể nhân cơ hội này mà lập được công lao, làm rạng ngời cho gia tộc, đồng thời cũng kiếm quân công cho mình…

Không ngờ, khi y tới thành Cửu Nữ mới phát hiện không có việc gì.

Mà khi bá phụ Hoàng Thừa Ngạn tới Niết Dương, Hoàng Xạ không ngờ phát hiện ra con gái của Hoàng Thừa Ngạn là Hoàng Uyển Trinh, cũng là Hoàng Nguyệt Anh lại đi với một tên tiểu tử ở Đặng thôn. Hoàng thị ở Kinh châu là một gia tộc lớn, cũng là nhà tam công. Vì vậy mà Hoàng Nguyệt Anh nếu là đệ tử của Hoàng thị thì khi lập gia đình cũng cần phải chú ý tới môn đăng hộ đối. Trong khi đó Tào Bằng lại là con của một gã thợ rèn. Nếu hai người xảy ra c huyện gì đó thì Hoàng thị ở Giang Hạ sẽ trở thành trò cười trong miệng người của các gia tộc ở Kinh Tương.

Tất nhiên, Hoàng Xạ không thể để cho chuyện này xảy ra. Vì vậy mà quyết định phải xử lý Tào Bằng.

– Bẩm tướng quân! Tướng quân Trần Tựu có nói, người mà ngài ra lệnh để ý đã tới bên ngoài cổng. Trần tướng quân hỏi nên sắp xếp như thế nào?

Lúc này, Hoàng Xạ đã tỉnh táo hơn, nên chỉ hơi ngẩn người rồi hiểu ra.

– Lập tức cho mời Trần tướng quân vào đây.

– Vâng.

Trần tướng quân đó tên là Trần Tựu, tự là Tuấn Thạch, chính là ái tướng tâm phúc của Hoàng Tổ.

Mặc dù biết Hoàng Xạ tới thành Cửu Nữ không có gì nguy hiểm, nhưng lo lắng cho ái tử, Hoàng Tổ vẫn phái một tên tướng tín nhiệm nhất tới đây giúp y. Mặc dù Hoàng Xạ không hài lòng với chuyện đó nhưng không thể nào từ chối ý tốt của phụ thân.

Hơn nữa, việc lần này y cần đối phó với Đặng Tắc thật ra có điều khó nói.

Hoàng Xạ không thể nói rõ sự thật cho người khác, chỉ có thể âm thầm làm việc. Vì vậy mà Trần Tựu là người lựa chọn thích hợp nhất.

Trần Tựu là một người có sức mạnh, vẻ bề ngoài cũng rất tuấn tú.

Y ăn mặc áo giáp chỉnh tề, nhanh chóng đi tới lều lớn ở trung quân rồi cung kính vái chào Hoàng Xạ, sau đó mới nói:

– Thiếu tướng quân! Tá sử Đặng Tắc của huyện Cức Dương đã nhận lệnh tới đây, áp tải lương thảo và đồ quân nhu cùng với ba mươi bảy tên tù khổ sai. Mạt tướng không biết sắp xếp thế nào cho bọn họ nên mới mạo muội cầu kiến. Xin thiếu tướng quân hiểu cho.

– Tuấn Thạch huynh không cần phải khách sáo. Ngồi.

Ngôn ngữ của Hoàng Xạ đối với Trần Tựu vô cùng khách khí.

Nhưng như thế cũng không có nghĩa Trần Tựu có thể làm càn trước mặt Hoàng Xạ.

Người của thế gia chú ý tới vấn đề mặt mũi. Nếu không cẩn thận sẽ rước lấy họa sát thân.

Trần Tựu ở dưới trướng Hoảng Tổ nhiều năm đối với đệ tử thế gia cũng có chút hiểu biết. Vì vậy mà khi nghe Hoàng Xạ khách khí cho mình ngồi xuống, y vẫn cung kính đặt hai quyển danh sách trước mặt Hoàng Xạ rồi mới thối lui về chỗ, ngồi xuống. Bạn đang xem truyện được sao chép tại: truyencc.top chấm c.o.m

– Đây là…

– Bẩm thiếu tướng quân. Đây là danh sách đồ quân nhu và lương thảo mà huyện Cức Dương đưa tới, còn có danh sách của tù khổ sai.

Hoàng Xạ cầm lấy danh sách rồi mở ra nhìn lướt qua. Chỉ thấy trên đầu danh sách có ba cái tên. Một cái tên là Đặng Tắc, hai tên sau là hai tên tùy tùng. Xuống chút nữa mới là danh sách phạm nhân. Hoàng Xạ không để ý tới danh sách phạm nhân. Khi y nhìn thấy hai chữ Tào Bằng, ánh mắt liền hơi nhíu lại, khóe miệng nhếch lên.

– Tào Bằng này…

– Đây là mới tức thời tăng thêm. Theo quy định thì người được mộ binh có thể mang theo tùy tùng.

Đây có nghĩa là…

Thiên đường có cửa ngươi không đi. Địa ngục không lối ngươi tự mò tới.

Nụ cười lập tức xuất hiện trên gương mặt Hoàng Xạ. Sau khi khép danh sách lại, y mới cười cười hỏi:

– Đặng Tắc này là hạng người xảo quyệt. Ta cũng chỉ mới ngẫu nhiên nghe thấy người ta nói về y cho nên mới quyết định chiêu mộ y tới đây, để tiến hành xử phạt với y. Hiện giờ trong đại doanh, các vị trí đều đủ. Tuấn Thạch huynh! Huynh thấy cho y ở đâu là thích hợp nhất?

Trần Tựu thầm mắng trong lòng.

“Rõ ràng là Đặng Tắc làm gì chọc phải ngươi cho nên ngươi mới chiêu mộ hắn tới đây.”

“Việc ác gì? Bọn người như các ngươi từ khi nào để ý tới việc này?”

Mặc dù mắng thì mắng vậy nhưng y cũng không dám nói ra miệng.

Trần Tựu nghĩ một chút rồi nói:

– Nếu Đặng Tắc là loại người như vậy thì cứ để cho hắn chịu khổ rồi từ từ xử lý có được không?

– Ừm! Nhưng không biết nên sắp xếp thế nào cho thích hợp?

– Việc này xin thứ cho mạt tướng ngu dốt, nhất thời không nghĩ ra chỗ nào thích hợp.

Hoàng Xạ gõ gõ tay vào thành giường, trầm ngâm một lúc rồi hỏi:

– Ta có nhớ là năm ngày sau có một đám lương thảo cần chuyển tới Uyển thành, là do bộ phận nào phụ trách áp tải?

Trần Tựu lặng người đi một chút rồi vội vàng trả lời:

– Bẩm thiếu tướng quân! Do số lượng đồ quân nhu không nhiều lắm nên đã quyết định do binh lính Nghĩa Dương phụ trách áp tải.

– Binh lính Nghĩa Dương? – Hoàng Xạ suy nghĩ:

– Nghe nói thì hình như cũng là một đám quân nhanh nhẹn, dũng mãnh, có thể chiến dấu. Có điều ngươi vừa mới nói vốn định… Chẳng lẽ có gì thay đổi?

Trần Tựu cười khổ, nói:

– Thật ra có chút thay đổi. Đội trưởng của binh lính Nghĩa Dương là một người ngang ngạnh, ỷ có chút quân công, nên không coi ai vào đâu. Hai ngày trước, y dẫn bộ hạ xung đột với Khúc tướng Đặng Long của huyện Triêu Dương, chẳng những đã thương binh lính Triêu Dương mà ngay cả Đặng Long cũng bị thương… Theo quân pháp, mạt tướng đành phải xử phạt y, đánh hai mươi trượng bắt khổ sai ở trong doanh.

Vào thời kỳ Đông Hán, trong quân chia thành Bộ, Khúc, Truân, Đội, Thập, Ngũ – Sáu cấp.

Trong đó cứ năm người thì lập một Ngũ trưởng. Hai Ngũ thì có một Thập trưởng. Đội có năm Thập thì được gọi là Đô Bá. Truân có hai Đội, chừng khoảng trăm người được gọi là Truân tướng. Phía trên Truân là Khúc, quản lý năm Truân, chính là Khúc tướng. Bộ quản lý hai Khúc với chừng khoảng Ngàn người. Người quản lý gọi là Nha tướng. Trên Bộ là Doanh với khoảng năm ngàn người do Hiệu úy giám sát. Mà Hai doanh hợp lại thành một đội quân do Hiệu Úy chủ quản.

Hoàng Xạ nghe nói vậy thì vui vẻ.

– Nói như vậy thì tên đó đáng đánh.

Trần Tựu cười khổ, nói:

– Đâu chỉ đáng đánh mà tính tình có thể nói là không chấp nhận được. Chẳng nhưng y có tính táo bạo mà còn bài ngoại, như chỉ có binh lính Nghĩa Dương của y mới là tinh binh trong thiên hạ. Người bình thường mà nói vào một hai câu, người này đều có khả năng đánh lại ngay. Vốn với chiến công của hắn, cho dù không được làm Khúc trưởng thì làm Truân tướng cũng được… Chỉ là ta yêu tiếc vũ dũng của hắn cho nên không muốn phạt nặng. Nếu không theo quân pháp, thì người này có chặt mười đầu cũng không quá.

Nào biết, Hoàng Xạ nghe thấy vậy lại càng vui vẻ.

– Một tên tướng như vậy ở trong quân doanh không có việc gì làm nên như vậy cũng là thường. Theo ta thì chuyện này cũng không có gì lớn. Như thế có thể làm cho binh mạnh, tướng khỏe. So với việc để ở trong doanh gây chuyện, nên cho họ ra ngoài một chút. Thế này đi! Truyền lệnh ta, triệu tên đô bá đó về.

– Chuyện lương thảo năm ngày nữa để cho binh lính Nghĩa Dương đi. Có điều, đội nhân mã như vậy hình như hơi thiếu. Hay là chuyển đội thành Truân, thăng tên Đô bá đó lên làm Truân tướng. Ừm! Nếu binh lính Nghĩa Dương thành Truân Nghĩa Dương thì phải có một tên tiết tòng đi theo. Vừa hay, Đặng Tắc chẳng phải là Tá Sử của Cức Dương hay sao? Để cho làm Tiết tòng cũng không có gì quá. Cho hắn đi theo Truân Nghĩa Dương. Binh mã thiếu thì cho đám tù của Đặng Tắc đưa tới bổ sung vào.

Lời của Hoàng Xạ như đang tự nhắc nhở.

Trần Tựu cho dù có ngu tới mấy cũng có thể hiểu rõ ý của Hoàng Xạ.

“Thoáng nhìn, Đặng Tắc đắc tội với thiếu tướng quân. Nếu không thiếu tướng quân cũng phải trăm phương ngàn kế để xử lý hắn. Binh lính Nghĩa Dương… Có thể nói hầu như là một đám kiêu binh, tướng mạnh. Thiếu tướng quân cắt cử hắn làm Tiết tòng đi theo như vậy những người đó sao có thể đồng ý? Đến lúc đó, một bên là binh lính Nghĩa Dương, một bên là tù nhân của Cức Dương chắc chắn sẽ xung đột. Nhưng việc này có quan hệ gì với ta. Ai sống ai chết chẳng liên quan tới ta cả. Ta không biết Đặng Tắc là ai. Mà cái tên kia cũng không phải kẻ lương thiện, để lại trong quân doanh thì sớm hay muộn cũng trở thành mối tai họa.”

– Thiếu tướng quân đúng là người yêu tài. Nếu như vậy, mạt tướng sẽ đi sắp xếp, ra lệnh cho Đặng Tắc tới binh lính Nghĩa Dương…không! Là Tiết tòng của Truân Nghĩa Dương.

Hoàng Xạ gật đầu, xua tay bảo Trần Tựu đi ra.

Có điều, ngay khi Trần Tựu đi ra tới cửa, Hoàng Xạ đột nhiên gọi y lại:

– Đúng rồi! Tên Đô bá của binh lính Nghĩa Dương kia tên là gì?

Trần Tựu nghĩ một chút:

– Cái tên đô bá đó hình như tên là… Ngụy Diên.

– Xin hỏi vị đại ca là binh lính Nghĩa Dương đóng quân ở đâu?

Vương Mãi trừng mắt, nhếch miệng mà nở nụ cười xán lạn, để lộ hàm răng trắng như tuyết rồi hỏi với một thái độ nho nhã.

Người bị hắn chặn lại, mới đầu cũng đáp lễ lại nhưng khi nghe thấy mấy chữ binh lính Nghĩa Dương liền chạy mất. Tốc độ đó mà ở đời sau hoàn toàn có thể phá vỡ kỷ lục chạy nhanh của thế giới. Vương Mãi thấy vậy mà sững sờ.

– Tỷ phu! Dường như có gì đó không bình thường.

Khi Vương Mãi thất thểu quay lại, Tào Bằng không nhịn được mà nói với Đặng Tắc:

– Tại sao người này nghe thấy binh lính Nghĩa Dương lại giống như nghe thấy ma quỷ như vậy? Vừa mới nghe thấy tên họ đã quay đầu bỏ chạy. Đây là người thứ mấy? Cứ như vậy mà tìm thì đến bao giờ mới tới?

Đặng Tắc chỉ biết cười khổ, lắc đầu, nét mặt cũng ngơ ngác.

Nhắc tới cũng lạ, dù sao thì Đặng Tắc cũng là tá sử của huyện Cức Dương là viên lại có thể nói là đầy kinh nghiệm. Mỗi ngày y xử lý vô số công văn, nhưng chưa bao giờ tiếp xúc với công văn nào có cái tên binh lính Nghĩa Dương này. Nếu như không tới thành Cửu Nữ, thậm chí y còn không biết có một đội quân như vậy. Binh lính Nghĩa Dương? Với cái tên đó phải là hương dũng của huyện Nghĩa Dương nhưng tại sao lại khiến cho mọi người e ngại như vậy?

– Đại ca! Xin hỏi binh lính Nghĩa Dương đóng quân ở đâu?

Trong lúc Đặng Tắc đang cảm thấy khó hiểu thì Tào Bằng dắt ngựa, chặn một người lại.

– Các ngươi muốn tìm binh lính Nghĩa Dương?

Người nọ thân hình cao lớn, ước chừng một mét chín, lưng hùm vai gấu, mặt trắng, hàm râu ngắn, mắt phượng mày ngài. Có thể nói là tướng mạo oai hùng. Y mặc một chiếc áo màu đen, khoác một chiếc áo giáp màu hồng, tốc đô trầm ổn, có một sự uy nghiêm.

Tào Bằng đứng chắn trước mặt y chẳng khác nào một đứa bé, khi nói chuyện phải ngẩng cổ lên.

– Huynh có biết binh lính Nghĩa Dương ở đâu không?

– Ừ! Đương nhiên biết.

– Xin hỏi có thể dẫn chúng ta tới đó không? Chúng ta ở đây tìm kiếm đã lâu, nhưng khi hỏi người nào thì người đó cũng như gặp phải quỷ, quay đầu bỏ đi.

Tào Bằng nói xong còn thể hiện một sự ảo não của thiếu niên mười ba, mười bốn tuổi khiến cho người thanh niên không nhịn được cười.

Y tự tay xoa đầu Tào Bằng:

– Đang yên lành, tìm binh lính Nghĩa Dương làm gì? Đi thôi. Ta đưa các ngươi đi… Có điều nơi đó không phải là mảnh đất yên bình. Người bình thường cũng không muốn tới đó.

“Quả nhiên…”

Tào Bằng thầm nhủ: “Sớm đoán được Hoàng Xạ cũng chẳng tốt đẹp nên mới để cho tỷ phu làm Tiết tòng ở đó. Nghe thì như không có vấn đề gì nhưng hiện tại, chẳng lẽ y muốn mượn đao giết người? Ừm! Có lẽ là như vậy. Để xem tiếp theo y có thể làm thế nào?”

Nằm ngoài suy nghĩ của Tào Bằng đó là sau khi vào đại doanh trong thành Cửu Nữ, thậm chí Hoàng Xạ cũng không hề xuất hiện.

Có điều nghĩ lại cũng hết sức bình thường. Dầu gì thì y cũng là Binh Tào sử hưởng lộc ba trăm thạch, đồng thời cũng là chủ tướng của đại doanh thành Cửu Nữ. Đúng là không cần phải xuất hiện, tiếp kiến một tên tả sứ hưởng lộc tám hộc một tháng. Thân phận của hai người cách nhau quá xa, Hoàng Xạ không thể hạ mình tới đón. Huống chi, hắn cũng chẳng có tâm địa tốt, nếu biểu hiện đột ngột, thậm chí còn lòi đuôi chuột.

Nghĩ tới đây, Tào Bằng liền cảm thấy thoải mái.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận