Vào khoảng giờ Hợi, bông tuyết bay lả tả rơi xuống đất, trong nháy mắt đã bao phủ cả trời đất bởi một màu trắng.
Đây là trận tuyết đầu mùa của quận Nam Dương.
Chỉ thấy tuyết trắng ngàn dặm trong đem đen tạo ra một cảm giác nặng nề.
Tới nửa đêm, gió giảm bớt, tuyết rơi cũng yếu dần đi.
Một đoàn xe ngựa từ phía Đông từ từ đi tới. Trước và sau đoàn xe đều có kỵ binh bảo vệ. Càng lúc đoàn xe càng tới gần.
– Trọng Nghiệp! Đây là đâu?
Từ trong xe ngựa vang lên một cái âm thanh già nua.
Một tên kỵ binh thúc ngựa tới, rồi ngồi trên lưng ngựa, khẽ khom người:
– Tiên sinh Nguyên An! Qua con suối trước mặt chính là trấn Dương Sách. Gió tuyết lớn như thế này có lẽ cũng không tiện đi tiếp. Hay là tới trấn Dương Sách nghỉ ngơi một chút, đợi hừng đông rồi chúng ta khởi hành?
Trong xe im lặng một chút, tiếp theo đó chỉ nghe thấy có tiếng xì xào bàn luận.
Chừng một khắc sau, âm thanh già nua kia lại vang lên:
– Thôi đi! Không cần phải quấy rầy nếu không lại mang tới rắc rối. Ta còn nhớ ở bên ngoài trấn Dương Sách có một cái dịch trạm, bao năm qua đã bỏ hoang không dùng tới. Không bằng đêm nay chúng ta tới đó nghỉ chân, đợi tuyết ngừng rời rồi chúng ta khởi hành… Đức Tháo! Ngươi thấy thế nào? Đêm tuyết thế này chúng ta hâm rượu tâm tình…lần này quay lại Tương Dương lão phu quyết định trở về Lộc Môn sơn lánh đời. Vị huynh đệ kia của ta đã khuyên bảo ta rất nhiều lần, về sau gặp lại sợ rằng sẽ khó khăn.
– Ý tốt của tiên sinh Nguyên An, Đức Tháo sao dám không theo? Gió tuyết hâm rượu cũng là một chuyện hay. Ha ha..chỉ tiếc Tổ Văn tiên sinh không có ở đây, nếu không thì càng thêm khoái.
– Ngươi để lão xuống núi chỉ sợ không có duyên hay sao?
Trong xe vang lên tiếng cười to, sau đó âm thanh già nua lại vang lên:
– Trọng Nghiệp! Đêm nay chúng ta ở ngoài trấn Dương Sách nghỉ chân.
– Vâng.
Người kỵ sĩ ở bên ngoài xe cúi người tuân lệnh rồi sau đó phát ra những tiếng hô liên tiếp.
Hơn mười người cưỡi ngựa từ trong đội xe lao ra ngoài. Chỉ nghe thấy tiếng vó ngựa dội lại, thoáng cái đã biến mất. Viên kỵ sĩ ghìm ngựa tại chỗ nhìn xung quanh thấy đội xe không có gì hỗn loạn liền thúc ngựa đưa đoàn xe theo con đường lớn từ từ tiến lên.
Trấn Dương Sách thuộc về huyện Bỉ Dương.
Sau khi tới trấn Dương Sách cũng đồng nghĩa bước vào phạm vi thế lực của Lưu Biểu.
Năm Kiến An thứ nhất, sau khi Thiên tử rời khỏi Quan Trung, Tây Lương đại tướng quân Trương Tế thấy Quan Trung bị tàn phá liền dẫn dắt bộ hạ rời khỏi Quan trung đi tới Kinh Châu.
Sau đó, Trương Tế tranh đoạt rồi trúng tên mà chết.
Cháu Trương Tế nhân cơ hội tiếp quản binh quyền, trở thành chủ soái của quân Tây Lương. Năm đó, Tương Tú là một viên đại tướng dưới trướng Đổng Trác, lúc rời khỏi Quan Trung liền được phong làm Kiến Trung tướng quân. Còn bây giờ, Tào Tháo nghênh đón Thiên Tử, chiêm được danh chính ngôn thuận. Đặc biệt, sau khi Tào Tháo thừa lệnh Thiên Tử đã chuyển hướng phạm vi thế lực xuống Dự Châu, lần lượt đánh chiếm Dĩnh Xuyên, gây áp lực cho Lưu Biểu. xem tại truyencc.top
Uyển thành cách Hứa Đô rất gần.
Lưu Biểu đã theo lời đề nghị của Khoái Lương, phân quận Nam Dương ra làm hai, cắt mười bảy huyện cho Trương Tú cùng hắn nghỉ ngơi lấy lại sức.
Có điều, đừng nghĩ việc này xuất phát từ lòng hảo tâm của Lưu Biểu.
Y để cho Trương Tú đóng ở Uyển thành một mặt là muốn cho gã trở thành một cái lá chắn cho Kinh Châu, còn mặt khác thì hy vọng Trương Tú và Tào Tháo hai hổ tương tranh.
Để tỏ lòng thành, Lưu Biểu còn hạ lệnh cho binh mã rút khỏi Cức Dương, coi đó là nơi biên giới giữa hai bên.
Tất nhiên cái gọi rút binh mã cũng không phải lfa không có sự đề phòng. Đại tướng quân Đặng Tế của Lưu Biểu đóng quân ở Tân Dã, dưới trướng có hơn vạn tinh binh cũng là để phòng bị Trương Tú. Từ Tân Dã tới Cức Dương, nếu cưỡi ngựa thì sáng đi chiều đến. Hơn nữa, Cức Dương còn có họ Vọng vẫn luôn căm thù đối với Trương Tú. Còn Trương Tú mới đến quận Nam Dương, sống chưa yên ổn nên không dám đối địch với Lưu Biểu, cả hai liên quân với nhau.
Còn Lưu Biểu là dòng dõi nhà Hán cho nên cũng có uy vọng riêng của mình.
Cho dù là Tào Tháo và Viên Thuật cũng không dám dễ dàng khai chiến với Lưu Biểu.
Đó cũng là lý do khiến cho Lưu Biểu trị vì Kinh Châu từ từ khôi phục lại sự yên bình. Mặc dù không tới mức trên đường không nhặt của rơi, nhưng trên đường đi tới đây cũng có thể nói là an toàn.
Đoàn xe ngựa dọc theo đại lộ đi tới, từ xa đã thấy bóng dáng dịch trạm của trấn Dương Sách.
Kỵ sĩ ở trên ngựa phất tay, ý bảo tốc độ nhanh hơn. Nhưng đúng lúc này nghe thấy xa xa có tiếng binh khí va chạm, thoáng như có người đánh nhau. Một con khoái mã từ hướng dịch trạm nhanh chóng lao tới, dừng lại trước mặt kỹ sị rồi nói:
– Tướng quân! Dịch trạm đã bị người ta tới trước chiếm lấy. Ta có ý đồ đuổi đi nhưng không ngờ trong tay đối phương có binh khí, phản kháng lại, còn làm cho hai huynh đệ bị thương.
Viên kỵ sĩ che khăn nên không nhìn thấy rõ khuôn mặt.
Chỉ thấy đôi mắt của y sáng ngời. Nghe bộ hạ bẩm báo, y hơi nhíu mày lại, trong mắt có chút lạnh lùng.
– Theo ta tới xem.
Nói xong, y liền giục ngựa đi về phía trước. Khi đi ngang qua một chiếc xe ngựa, viên kỵ sĩ đột nhiên nắm lấy cây thương dựng thẳng bên xe.
Mấy chục viên kỵ sĩ lập tức đuổi kịp, trong chớp mắt đã tới cửa dịch trạm.
Cái dịch trạm này vốn thuộc trấn Dương Sách quản lý nhưng do rất nhiều nguyên nhân liền bị bỏ.
Ở đây có một cái tiểu viện độc lập, bên trong có một dãy phòng xá và một cái chuồng bỏ hoang. Mấy tên kỵ sĩ đang đứng trước cửa viện đối mặt với một đại hán ngăm đen. Kỹ dĩ che mặt ghìm cương ngựa, chỉ thấy đại hán kia cao chừng tám thước, thân hình rắn chắc. Y mặc một cái áo ngắn, bên ngoài khác một cái áo bào bằng vài bông. Trong tay y cầm hai cái cương xoa múa tới mức kín mít.
Còn đám kỵ sĩ mặc dù chiếm số đông nhưng lại không làm gì được đại hán kia.
Ngược lại, theo từng tiếng gầm của đại hán, cương xoa lóe lên những tia sáng lạnh làm cho đám kỵ sĩ liên tục lui lại, từ từ không còn chống đỡ được nữa.
Dưới mái hiên còn có bốn người đang đứng.
Trong đó có một người thân cao thừa tám thước, da mặt ngăm đen.
Trong tay y cũng cầm một cây chùy sắt to, hình như dùng để rèn… Thoáng nhìn qua thì thấy ít nhất nó cũng nặng tới sáu mươi cân.
Kỵ sĩ nhíu mày, thầm nghĩ ở đâu lại ra hai tên hảo hán thế này?
Ánh mắt y liếc qua bả vai của đại hán cầm chùy thì thấy một phu nhân đang nửa ngồi dưới mái hiên, tay ôm một đứa bé, tay kia thì nắm lấy cánh tay của một đứa bé khác.
Hình như bọn họ là người một nhà?
Trong lòng kỵ sĩ có chút thắc mắc thì chợt nghe trước cửa viện có tiếng rống to.
Đại hán cầm cương xiên đột nhiên xoay người đánh ra tám hướng đẩy lùi ba gã kỵ sĩ.
– Hảo hán tử đừng có vội càn rỡ. Hãy nếm một thương của ta trước. Các huynh đệ! Lui ra.
Kỵ sĩ lập tức nhảy xuống, quơ lấy trường thương rồi vọt người vào trong sân. Mấy người kia vội vàng lui lại, chỉ thấy cây thương trong tay hắn run lên rồi đâm ra với tốc độ cực nhanh mang theo tiếng gió rít tới trước mặt đại hán.
Đại hán hơi nhíu mày, lui lại một bước, cương xiên vung lên trước ngực rồi đẩy mạnh.
Chỉ nghe một tiếng vang lên, cây thương của kỵ sĩ bị đánh văng ra ngoài, nhưng tráng hán cũng phải lui lại mấy bước.
Không để cho gã đứng vững, kỵ sĩ cười to một tiếng rồi lướt đi.
Bàn tay y trượt theo cán thương nắm lấy giữa cây thương rồi ấn mạnh xuống dưới.
Cây thương chuyển động đập mạnh xuống khiến cho đại hán nhíu máy, cắn răng giơ cương xoa đỡ lấy thân thương. Mặc dù chặn được thân thương nhưng lực từ cây thương truyền xuống khiến cho đại hán run người, hai chân mềm nhũn.
Kỵ sĩ cười ha hả:
– Hán tử! Ngươi bị lừa.
Trường thương trong tay y đột nhiên chuyển động khiến cho sắt thép va chạm phát ra những âm thanh chói tai.
Kỵ sĩ xoay người theo thân thương rồi hất mạnh…
Cương xiên giống như bị trường thương dính chặt khiến cho đại hán không thể giữ được liền bị rời khỏi tay bay ra ngoài.
Không để cho đại hán kịp phản ứng, kỵ sĩ kia bước nhanh tới, dẫm mạnh chân lên ngực đại hán khiến cho y ngã ngồi xuống tuyết. Kỵ sĩ đổi tay đâm thẳng cây thương về phía trước… Đại hán và phụ nhân đang xem thấy vậy kêu lên thất thanh.
Đại hán cũng đành nhắm mắt lại, thầm nghĩ xong rồi.
Nhưng đợi nửa ngày trời vẫn không thấy động tĩnh gì.
Đại hán mở to mắt nhìn chỉ thấy mũi thương sáng chói đang rung rung trước mặt.
– Đại trượng phu có thể chết chứ không chịu nhục. Ta đánh không lại ngươi thì cứ giết, cần gì phải làm nhục ta?
Kỵ sĩ cười ha hả, gỡ cái khăn trên mặt để lộ một khuôn mặt tuấn tú. Hắn lắc đầu đột nhiên thu cây thương lại.
– Hán tử thân thủ cũng không tệ lắm.
Tráng hán từ từ đứng dậy nhìn kỵ sĩ chằm chằm.
– Chuyện đã tới nước này ta cũng không giết ngươi…chỉ cần ngươi rời khỏi dịch trạm, ta coi như chưa có chuyện gì xảy ra có được không?
– Ngươi…
Tráng hán do dự một lúc rồi gật đầu.
– Hiền đệ! Chúng ta đi.
Đại hán đứng dưới mái hiên lên tiếng rồi cất cây chùy, sau đó đón lấy đứa bé trong tay phụ nhân mà ôm vào ngực, đồng thời cầm lấy bọc hành lý, chuẩn bị rời đi. Tráng hán kia thì tới một bên nhặt lấy cương xoa rồi vẫy đứa nhỏ còn lại.
– Khoan đã.
Theo đó một âm thanh trong trẻo vang lên rồi từ bên ngoài dịch trạm có ba người đi vào.
Một lão già, một thanh niên và một thiếu niên. Người thanh niên liếc nhìn đoàn người của tráng hán rồi nói:
– Trọng Nghiệp tướng quân. Gió tuyết to quá, người ta tới đây trước, chúng ta tại sao lại phải làm kẻ ác? Hán tử! Các ngươi cứ ở lại đi. Chờ khi tuyết ngừng, chúng ta sẽ đi.
Dứt lời, người thanh niên liếc mắt nhìn lão già thấy lão đang cười không hề có một chút phản đối.
Tráng hán do dự một chút rồi chắp tay:
– Tạ ơn tiên sinh.
Nói xong, hai người bọn họ đưa phu nhân kia và đứa nhỏ vào trong phòng rồi dọn tới một bên.
Kỵ sĩ nhỏ giọng nói:
– Tiên sinh Nguyên An…
– Ôi chao! Tất cả đều là người đi đường, có thể gặp nhau ở đây cũng coi như là kẻ có duyên. Ngươi nhìn họ tha cả gia đình đi như vậy cũng không thể là bọn gian tế…để họ ở thì để đi, tại sao chúng ta phải đi gây sự làm gì?
– Nếu vậy thì cứ theo lời tiên sinh nói.
– Đức Tháo! Chúng ta đi vào nói chuyện.
– Tiên sinh Nguyên An! Mời.
– Đức Tháo! Mời.
Lão già một tay kéo thiếu niên, vừa cất bước vào trong dịch trạm.
Do lâu năm không được tu sửa nên mấy căn phòng ở đây bị hư hỏng nhiều. Mấy cái cửa sổ đã biến mất, gió lạnh lùa qua cửa sổ vào trong phòng.
Có điều trong phòng cũng khá sạch sẽ.
Lão già hơi liếc nhìn cả nhà bên kia rúc vào một góc rồi mỉm cười, chắp tay.
Hiển nhiên là căn phòng này đã được gia đình kia quét tước trước, nếu không thì cũng không sạch tới mức như vậy.
Mấy tên kỵ sĩ mang hai cái sập vào trong rồi đặt ở giữa phòng. Sau đó, có người mang một thùng than củi bỏ vào trong cái lò sưởi rồi nhanh chóng nhóm lên. Sau khi lửa than bốc cháy, trong gian phòng ấm hơn rất nhiều. Lão già và người thanh niên kia ngồi đối diện với nhau, còn thiếu niên thì ngồi xuống bên cạnh lão già nhìn vào đống than trong lò mà nở nụ cười.
– Trọng Nghiệp! Ngươi cũng ngồi đi.
Viên kỵ sĩ tươi cười, không hề khách khí ngồi xuống bên cạnh lò sưởi.
Những người còn lại thì đứng ở ngoài phòng cảnh giới hoặc là nấu nướng…
– Tiên sinh Nguyên An! Lần này ngài từ Hứa Đô trở về có nhìn thấy bệ hạ hay không?
Lão già gật đầu:
– Có được yết kiến một lúc.
– Vậy kết quả thế nào?
Lão già do dự một chút rồi thấp giọng nói:
– Sợ là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Ta thấy Tào Tháo cũng không phải là thần tử phụ quốc. Lần này, bệ hạ dời đô tới Hứa Xương chính là ứng với lời tiên đoán nhà Hán mất thiên hạ. Sớm muộn gì thiên hạ cũng đại loạn.
Nhà Hán tới Hứa Xương sẽ mất thiên hạ. Đó là một lời tiên tri từ xưa. Còn nó xuất phát từ đâu thì không thể nào điều tra được.
Gã thiếu niên nghe được nét mặt có chút mất mát. Còn tên kỵ sĩ thì im lặng không nói chỉ nhìn lò sưởi, nét mặt có chút thất thần.
– Đức Tháo! Lần này ngươi du lịch trở về có thu hoạch được gì không?
Người thanh niên cười chua xót:
– Lần này ta du lịch Giang Đông, lại tới Từ Châu bái phỏng bằng hữu, đi rất nhiều nhưng cũng không được gì nhiều… Có điều lần này ta ở Từ Châu gặp được một vị hào kiệt. Nếu sau này thiên hạ đại loạn, có thể kế tục được vận mệnh giang sơn của nhà Hán thì chính là người này.
– A?
Lão già nghe thấy vậy liền nhướng mày.
– Từ Châu…nơi đó chẳng phải do Lữ Bố chiếm cứ. Đức Tháo nói vậy không phải là người đó chứ?
– Lữ Bố chí dũng, thiên hạ vô song. Tuy nhiên lại háo sắc thất đức, tham lam, sao có thể trở thành minh chủ? Người ta nói có tên là Lưu Bị, tự là Huyền Đức. Nghe nói người này vừa có dũng lại có nghĩa, khoan dung độ lượng… Trước đây Đào Khiêm từng dâng biểu lên triều đình xin cho y làm Dự Châu mục. Sau khi Đào Khiêm chết, y ở lại Từ Châu… Có điều sau này thu nhận Lã Bố nên mới để mất Từ Châu, tạm cư ở Tiểu Bái. Thời điểm trước đó, y phản bội Lã Bố, thảm bại mà đi, hiện giờ đầu phục cho Tào Tháo được phong làm Trấn Đông tướng quân, Nghi Thành đình hầu.
– Thì ra là người này.
Lão già vuốt cằm cười nói:
– Thực ra ta có nghe qua tên của y.
Trong góc phòng sáng sủa, thiếu niên đang dựa trong lòng ngực chợt ngẩng đầu lên.
Hắn nghiêng tai nghe lão già và người thanh niên nói chuyện với nhau, trong lòng liền nảy ra một ý nghĩ.
“Người thanh niên đó có tên là Đức Tháo?”
“Y có phải là Thủy Kính tiên sinh, Tư Mã Huy không?”
Thiếu niên đó chính là Tào Bằng.
Mà lúc trước, tráng hán đấu với kỵ sĩ chính là Vương Mãnh…
Trước khi trời tối, năm người họ đã tới dịch trạm. Sau khi quét dọn sạch sẽ, liền đặt chân nghỉ tạm. Họ không ngờ được tới đêm trời đột nhiên đổ tuyết dầy, rồi lại có khách không mời mà tới. Vương Mãnh tự nhiên không chịu ra khỏi dịch trạm dễ dàng vì vậy mà mới có sự va chạm.
Đối với cái kết quả này, Tào Bằng đã sớm đoán ra.
Nhưng hắn thật không ngờ, Vương Mãnh dũng mãnh như vậy, không ngờ lại không chịu nổi ba chiêu trong tay kỵ sĩ kia.
Kiếp trước, khi đọc Tam quốc, hắn cảm thấy tác giả có chút nói quá vũ dũng của người thời Tam quốc, nhưng hiện tại thì đúng là không như người thường.
Lão già lại gọi kỵ sĩ đó là Trọng Nghiệp…
“Hay…kỵ sĩ này chính là kiêu tướng của Kinh Châu, Văn Sính?”
Chẳng qua, thân phận của Tư Mã Huy có thể đoán được, thân phận của Văn Sính cũng có thể đoán nhưng còn lão già đó là ai? Còn thiếu niên bên cạnh y…
Tào Bằng đột nhiên thoát khỏi lòng ngực của Trương thị rồi cất bước đi tới.
Hành động bất thình lình của Tào Bằng khiến cho Trương thị, Vương Mãnh và Tào Cấp giật mình.
– Bằng nhi! Quay lại.
Tiếng kêu của Trương thị làm kinh động mấy người đang ngồi bên lò sưởi.
Tư Mã Huy ngẩng đầu thấy Tào Bằng đi tới thì trong ánh mắt có chút nghi hoặc.
Còn Văn Sính theo bản năng cầm lấy bảo kiếm, đôi mắt hổ sáng quắc nhìn Tào Bằng chằm chằm.
– Mấy vị tiên sinh, học sinh có điều muốn nói.
Trống ngực Tào Bằng đập thình thịch, nhưng nét mặt có vẻ tự nhiên.
Thiếu niên bên cạnh lão già tò mò đánh giá Tào Bằng, còn lão già thì xoay người, nở nụ cười hiền lành.
– Tiểu hữu có gì chỉ bảo?
Thanh âm của lão có một thứ gì đó trang trọng. Mặc dù trên mặt tươi cười nhưng lại khiến cho người khác sinh lòng kính trọng. Đồng thời cũng khiến cho trống ngực của Tào Bằng đập nhanh hơn.
– Xin hỏi cao tính đại danh của tiên sinh.
– A! Lão phu là Bàng Quý.
Bàng Quý?
Một cái tên thật xa lạ. Nguyên An chắc là tự của lão. Có điều, Tào Bằng không hề có lấy một chút ấn tượng.
Trống ngực Tào Bằng đập thình thịch.
Hắn biết mình đứng ra như thế này có chút mạo muội. Nhưng hắn cũng biết đó là một cơ hội. Nếu làm tốt sẽ khiến cho tương lai của mình thuận lợi hơn một chút.
Vì vậy mà Tào Bằng hít sâu một hơi sau đó quay sang vái chào người thanh niên:
– Nghe thấy tiên sinh Nguyên An vừa mới gọi tự của tiên sinh, không biết có phải Tư Mã Đức Tháo tiên sinh hay không?
Lúc này, không biết Tư Mã Đức Tháo đã dựng Thủy Kính sơn trang hay chưa. Nếu chưa thì chưa thể nói tới cái tên Thủy Kính tiên sinh được.
Tư Mã Huy ngẩn người, cười cười, gật đầu nói:
– Tại hạ đúng là Tư Mã Đức Tháo. Xin hỏi tiểu hữu…
– Học sinh họ Tào tên Bằng, tự là Hữu Học.
Tào Bằng cố thể hiện một phong thái tự nhiên, nói ra tên của mình.
Đối với cái tên cổ nhân này, hắn cũng không rõ lắm. Nhưng hắn biết, một chữ độc nhất là tên, còn hai chữ là tự. Tào Bằng là tên hiện tại của hắn, còn Hữu Học thì đại diện cho kiếp trước của hắn.
Vương Mãnh ngạc nhiên hỏi:
– Hiền đệ! A Phúc có tự từ khi nào?
Tào Cấp cũng ngơ ngác, lắc đầu:
– Ta nào biết. Có thể lúc trước phương sĩ dậy cho hắn biết chữ đã cho tự.
Cách giải thích như vậy có phần thông suốt.
Chỉ có Trương thị là có chút kinh hãi:
– Những người đó mới thấy không phải là người thường. Bằng nhi đi tới đó định nói với họ cái gì?
– Chuyện này…
Tào Cấp và Vương Mãnh nhìn nhau.
Còn trong mắt Vương Mãi thì hiện lên một chút cuồng nhiệt.
Từ sau khi Tào Bằng hôn mê tỉnh lại, không còn giống với trước đây.
Nhưng chỉ với việc hắn dám đi giết người cũng đủ để Vương Mãi khâm phục. Còn nay, thấy Tào Bằng có thể đối mặt với kỵ sĩ đánh bại cha mình mà không có chút rụt rè, càng làm cho Vương Mãi âm thầm khen ngợi.
– Đồng môn là bằng, cùng lý tưởng là hữu.
Tư Mã Huy và Bàng Quý nhìn nhau, gật đầu nói:
– Cái tên này của tiểu hữu thực ra có phần chí khí.
Ở đời sau, Tào Hữu Học là một cái tên rất bình thường nhưng ở thời cổ đại, hai chữ Hữu Học lại có ý nghĩa rất to lớn.
Ở thời cổ, Hữu Học là tên của một quan chức. “Hữu” và “văn học” hợp thành chính là một chức quan phụ tá…
Có thể thấy Tào Bằng khởi sự bằng một cái tự như vậy chứng tỏ lão sư của hắn là một người phi thường.
Bàng Quý hỏi:
– Tiểu hữu! Ngươi có chuyện gì?
Tào Bằng cố gắng làm cho bản thân bình tĩnh rồi trầm giọng nói:
– Vừa rồi học sinh vô ý nghe được vài lời của hai vị tiên sinh, trong lòng có chút suy nghĩ nên tới đây lãnh giáo.