Cáp Tề giết chết còn lấy làm căm hận.
Cho nên khi thấy Bố Chiêm Thái bị bại vì bọn Kiến Châu thì Lộc đồng bệnh tương lân, thu nạp luôn Thái.
Lộc và Thái ngày đêm bàn tính kế hoạch báo thù.
Hai người sực nhớ tới Cáp Đạt bộ chủ là Mông Cách Bố Lộc, trước đây đã có lần giúp Nỗ Nhĩ Cáp Tề khinh rẻ Diệp Hách bộ bèn cùng cho rằng trong công cuộc phục thù này, trước hết phải đánh Mông Cách.
Tháng năm năm thứ 27 niên hiệu Vạn Lịch nhà Minh, Nạp Lâm Bố Lộc điều động đại đội nhân mã tiến đánh thành Cáp Đạt.
Cáp Đạt bộ chủ hoảng hốt lo sợ.
Ông nghĩ rằng trước đây ông có công giúp người Kiến Châu thì ngày hôm nay, Nỗ Nhĩ Cáp Tề hẳn sẵn lòng giúp lại ông.
Bởi vậy ông đem theo ba người con trai tới Kiến Châu, nguyện ý dùng họ làm con tin, chỉ yêu cầu Nỗ Nhĩ mau phát binh cứu nước ông.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề lưu cả bốn cha con Mông Cách Bố Lộc lại Hưng Kinh, rồi sai Phi Anh Đông đem ba ngàn tinh binh đi cứu Cáp Đạt.
Nỗ Nhĩ ngày ngày cùng Bố Lộc uống rượu, đàm đạo vui vẻ trong phủ.
Còn mấy người con của Bố Lộc thì Phú Sát thị đều đưa vào trong nuôi dưỡng cẩn thận.
Chúng đứa nào cũng khôi ngô tuấn tú, tính tình lại thông minh hiền hậu.
Mỗi khi Phú Sát thị đến thăm, chúng đều kêu bà bằng má.
Phú Sát thị vốn tính ưa trẻ con, thường bế chúng cho ngồi trên gối hỏi chuyện, lúc ấy thì bà mới biết là mẹ chúng đã chết.
Cảm thấy nỗi đau xót của lu trẻ, bà bất giác sa lệ.
Một hôm, nhân lúc ngồi ăn cơm, vợ chồng Nỗ Nhĩ đề cập tới chuyện vợ con của Mông Cách Bố Lộc.
Phú Sát thị ngỏ ý đem con gái của bà gả cho Bố Lộc.
Theo ý bà, con gái mà lấy được vị bộ chủ chính là một vinh hạnh, hai nữa, Bố Lộc một khi đã là con rể rồi ắt phải đem hết lòng trung mà phò tá nhạc gia.
Tuy lời bà Phú Sát thị tỏ rõ là cao kiến nhưng Nỗ Nhĩ Cáp Tề lặng thinh chẳng nói một câu nào.
Phú Sát thị đôi ba lần năn nỉ, cuối cùng ông chỉ vỏn vẹn có một câu:
– Tuỳ ý bà! Muốn làm sao thì làm.
Ngày thường Nỗ Nhĩ Cáp Tề rất sủng ái Phú Sát thị.
Hơn nữa, bà thấy Bố Lộc quả là một nhân tài xuất chúng, nên thường thúc giục chồng nói cho Bố Lộc nghe việc này.
Nỗ Nhĩ nể vợ quá đành phải nói.
Mông Cách Bố Lộc trong lòng sung sướng đến phát điên, không thể ngờ mình há lại có cái diễm phúc hi hữu ấy.
Lộc xin vào yết kiến bà Phú Sát đế tạ ơn.
Bà Phú Sát cho triệu thầy cúng vào chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ ngay trong phủ.
Ngày vui của đôi trẻ đã gần tới.
Trong phu treo đèn kết hoa lộng lẫy.
Một hôm trước ngày cưới.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề cho bày tiệc mời Mông Cách Bố Lộc vào bàn.
Trong bữa tiệc Nỗ Nhĩ cực lực tán dương Bố Lộc.
Nỗ còn cho gọi một nàng hầu thiếp xinh đẹp ra, đứng ngay cạnh Lộc để vừa ca hát vừa rót rượu mời Lộc.
Bố Lộc, mắt thì mơ màng vì sắc đẹp của mỹ nhân tai thì say sưa vì tiếng hát du dương, nhắp hết chén này đến chén kia, chẳng mấy chốc đã say bí tỷ.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề liếc mắt ra hiệu cho đám thị nữ.
Tức thì một đứa xách đèn đi trước soi đường, trong khi nàng hầu kia đích thân đỡ Bố Lộc tới một căn phòng nhỏ…
Sáng hôm sau, Bố Lộc tỉnh dậy, mở mắt trông ra thì thấy mình cùng với người hầu thiếp, thân thể loã lồ bị trói vào nhau nằm trên giường.
Trước giường, một đám binh sĩ đứng vây quanh từ lúc nào.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề, mặt giận hầm hầm đang cũng đứng đó, chỉ trời vạch đất chủ bới om sòm, tố cáo Bố Lộc gian dâm nhạc mẫu của y.
Rồi chẳng cho Lộc nói điều gì, Nỗ Nhĩ vẫy tay một cái, tức thì bảy, tám tên quân tiến lên khiêng Lộc chạy đi Lộc kêu oan đến hết hơi khô cố mà chẳng ai thèm nghe.
Bọn quân sĩ đem Lộc tới một khu vườn hoang rồi trói chặt y vào một gốc cây cổ thụ.
Bỗng đứa con trai lớn của Lộc tên gọi Ngô Nhĩ Hốt Đáp hối hả chạy từ ngoài vào, miệng kêu lớn: “Xin dừng đao chớ chém”, rồi tiến tới trước mặt Nỗ Nhĩ Cáp Tề bò xuống đất, dập đầu lạy như tế sao xin tha cho cha.
Nỗ Nhĩ đẩy Ngô Nhĩ Hốt Đáp ra xa, quát to:
– Động thử!
Người ta chỉ nghe một tiếng soạt ngọt xót, đầu Mông Cách Bố Lộc đã rơi phịch xuống đất.
Đáp chồm lên trước, ôm lấy thây cha mà khóc lóc thảm thiết rồi gục luôn xuống đất, mê đi.
Khi tỉnh lại Đáp chỉ thấy chung quanh là một khu vườn hoang vắng âm u, không còn lấy một bóng người.
Đáp cúi đầu suy nghĩ, biết rằng mình không còn có thể ở lại phủ nữa, bèn vội đứng dậy, chạy ra khỏi vườn.
Lúc đó trời đã hoàng hôn.
không một bóng người.
Đáp vội vã trốn khỏi thành Hưng Kinh, với ý định quay về Cáp Đạt khởi binh báo thù.
Khi chạy tới núi Giám Phàm, Đáp gặp một tay thủ hạ của viên quan tổng binh nhà Minh vốn giữ chức quan tuần tra.
Viên quan này có biết Đáp cho nên khi thấy Đáp hối hả vội vã, liền cầm lấy tay hỏi.
Đáp bèn đem chuyện cha mình bị giết như thế nào kể ra một lượt rồi nói thêm cho viên quan tuần tra biết cái ý định quay về Cáp Đạt của mình.
– Ngốc ơi là ngốc? Mày về chuyến này đừng nói đến chuyện báo thù báo hận gì cho mệt ngay cả đến cái mạng của mày lồi đây cũng khó giữ đấy, ngốc ạ!
Đáp lấy làm lạ vội hỏi:
– Chuyện gì mà kỳ vậy?
Viên tuần tra nói tiếp:
– Mày quên Phi Anh Đông đã mang hai ngàn người ngựa tới đợi ở nhà mày rồi ư?
Đáp giật mình, lúc đó mới tỉnh ngộ, vội quỳ dập đầu xin viên tuần tra cứu giúp.
Tay này bèn nâng Đáp dậy, đưa về Phủ Thuận quan, Đáp gặp Lý Thành Lương, khóc lóc thảm thiết xin được che chở giúp đỡ.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề thấy Ngô Nhĩ Hốt Đáp trốn mất, giữa lúc đang sai người đi tìm kiếm, bỗng được tin thám tử cho biết Minh triều sai quan Tổng binh đích thân đem quân tới Hưng Kinh hỏi tội.
Nỗ Nhĩ tuy rằng hung hãn, nhưng khi nghe tin quân Minh tới thì cũng không khỏi hoảng sợ.
Bởi vậy, Nỗ một mặt sai ngay Thư Nhĩ Cáp Tề sửa soạn nghênh chiến, đồng thời cho người trả thi hài Mông Cách Bố Lộc về cho con trai y.
Lý Thành Lương đã thấy Nỗ có ý chịu phục nên rút quân trở về.
Không ngờ bà Phú Sát thấy chồng mưu sát mất anh chàng rể của mình trong lòng thật không khoái chút nào! Bà quý Đáp, cưng Đáp nhưng Đáp đã không còn ở cạnh bà, cho nên bà gây sự với chồng hoài.
Ngay cả nàng công chúa con gái Nỗ thấy cha giết ý trung nhân của mình cũng buồn khôn tả, khóc lóc ngày đêm, âm thầm than thở.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề thấy hai mẹ con bà Phú Sát kiếm chuyện hoài đành gọi Ngô Nhĩ Hốt Đáp trở về phủ Lý Thành Chương cũng đem người em Đáp về nuôi dưỡng, che chở.
Đôi vợ chồng ăn ở với nhau hết sức đằm thắm.
Bà Phú Sát thấy vậy cũng mười phần mừng vui.
Thế rồi bốn mươi ngày qua, hai vợ chồng Đáp trở về Cáp Đạt.
Từ đó về sau Nỗ Nhĩ Cáp Tề cũng như Phú Sát thị, người nào cũng có ý định của mình, không còn hoà thuận như xưa nữa.
Lúc đó, bà Đông thị vợ cả của Nỗ, đã chết.
Bà hạ sinh hai trai: lớn gọi Chữ Anh, nhỏ gọi Đại Thiện.
Chữ Anh tính rất quật cường, Nỗ Nhĩ Cáp Tề sai Anh đem quân đồn trú ở bên ngoài.
Phú Sát thị cũng sinh hai trai, lớn gọi Mãng Cồ Nhĩ Thái, nhỏ gọi Đức Cách Loại, cả hai đều không được cha yêu.
Đến khi bà Phú Sát bất hoà với Nỗ Nhĩ thì tình cha con càng ngày càng nhạt.
Lúc đó còn có cả người con trai của bà Đại Phi họ Diệp Hách Nạp Thích tên gọi Hoàng Thái Cực.
Cực rất được cha yêu, được cưng chiều quý như Đại Thiện.
Rồi đến người con trai bà Ngoại Trắc Phi họ Y Nhĩ Căn Giác La, tên gọi Ba Thái Hoà.
Cuối cùng là năm người con trai bà thứ phi, tên gọi A Bái, Thang Cổ Đại, Tháp Bái, Ba Bố Thái, Ba Bố Hải.
Năm người này cũng không được gặp mặt cha.
Hồi Ngô Nhĩ Hốt Đáp cưới cô công chúa lớn làm vợ cũng là hồi bà Đại phi họ diệp Hách Nạp Thích mất.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề vốn thương yêu bà này nên không khỏi bi thương buồn bã.
Do đó, ông lại càng cưng cậu con trai của bà là Hoàng Thái Cực.
Bản ý của Nỗ Nhĩ Cáp Tề là sau khi bà Diệp Hách chết, ông sẽ đưa bà Phú Sát lên hàm đại phúc tấn.
Nhưng bà Phú Sát bây giờ lại bất hoà với ông, ông bèn tính chọn một người khác.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề được tin đồn tù trưởng bộ lạc Diệp Hách là Bố Dương Cổ có người em gái sắc đẹp tuyệt trần.
Tại vùng quan ngoại ai cũng ca tụng nàng là một cô tiên trần thế.
Thế là Nỗ Nhĩ đêm ngày mơ ước lấy được nàng.
May thay, người em thứ hai của Nỗ Nhĩ Cáp Tề là Thư Nhĩ Cáp Tề lấy Ô Thích (em gái Bố Chiêm Thái bối lặc) làm vợ, thành thử Thái đích thân đem em gái tới Hưng Kinh.
Thái thấy Nỗ, hết sức mắc cỡ.
Nhưng Nỗ cho rằng đã là bà con thân thích với nhau rồi thì nên quên hết mọi hận thù thuở trước.
Do đó hai người đánh chén với nhau, vui cười hể hả, không còn hậu ý gì nữa Trong lúc ăn nhậu, trò chuyện, Thái mới biết Nỗ đã mất bà đại phúc tấn.
Thái liền nhắc tới em gái Bố Dương Cổ, tán dương sắc đẹp của nàng ta.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề bắt ngay lấy cơ hội, uỷ thác luôn cho Thái tới Diệp Hách bộ cầu hôn.
Qua năm thứ hai Diệp Hách, Cáp Đạt.
Ô Lạp Huy, tù trưởng bốn bộ lạc đều sai người tới nhận tội trước Nỗ Nhĩ Cáp Tề.
Bố Dương Cố lại đích thân đem cô em gái tới gả cho Nỗ làm đại phúc tấn.
Nỗ bèn đưa tới biếu Cổ một bộ yên cương bồn giáp hạng nhất để làm đồ sính lễ.
Ngay lúc đó, Nỗ sai giết một con ngựa bạch để tế trời lập thệ.
Hai người đồng thanh thề rằng:
“Sau khi minh thệ nếu có kẻ bỏ hôn nhân, phản bội lời thề thi kẻ đó se như đất này, như xương, như huyết này, tuyệt mạng muôn đời.
Trái lại nếu trước sau giữ vẹn lời thề, kẻ đó sẽ uống rượu này, ăn thịt này, phúc lộc đầy đủ”.
Thề xong, hai người mời bọn bối lắc bốn nước mở tiệc yến ẩm say sưa, một phen náo nhiệt vui vẻ.
Từ đó, Nỗ Nhĩ Cáp Tề càng đắc ý vênh vang.
Quyền lực ngày một lớn mạnh, anh em chú bác trong họ đều chịu lép dướì thế lực của Nỗ.
Rồi con gái, rồi phi tử, thê thiếp, nhiều kẻ bị thất sủng đều oán hận ông.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề biết rõ điều đó nên ông cho dời hết cả đám bà con chú bác ra ngoài thành.
Việc di tản nảy khiến họ hàng hoảng hốt lo sợ.
Đỗ Thế Thôi, Lưu Xiển, Sách Tràng A, Bảo Thực, tất cả bọn con cháu vội vàng họp bàn mật với nhau rồi anh nào cũng triệu tập gia tướng của mình, tính đợi đến khuya, trèo vào thành để giết chết Nỗ Nhi.
Một đêm trăng mờ gió giật.
Nỗ Nhĩ một mình ngủ trên giường, bỗng thấy lòng dạ nóng như lửa đốt, đầu mình run bần bật.
Ông thốt lên một tiếng: “Nguy rồi” và nhảy chồm dậy, tay cầm vội thanh bao kiếm, lẳng lặng mở cửa ra ngoài.
Hai cậu con trai ông, Đại Thiện và Hoàng Thái Cực, bước theo sau, đường phố lặng lẽ như tờ, lại thêm gió giật liên hồi.
Ba cha con Nỗ Nhĩ Cáp Tề lén bước dần tới chân thành cửa tây, vốn là chỗ hoang vắng nhất.
Ông tiến lên trước vịn vào bờ thành nhìn xuống dưới phía bên ngoài.
Quả nhiên, ông thấy đến mười mấy người đang bám thang dây mà leo lên.
Chờ cho họ leo lên gần mép thành, ông liền giơ cao cây bảo kiếm, quát lên một tiếng lớn.
Bọn người leo thành bên ngoài giật mình đánh thót một cái, té nhào cả xuống đất.
Tiếng quát đó đã đánh thức được bọn quân tướng giữ thành.
Họ vừa chồm dậy chưa rõ chuyện gì xảy ra thì đã thấy Nỗ Nhĩ Cáp Tề đứng sừng sững trên chòi canh.
Cả bọn giật mình hoảng sợ, vội cùng nhau quỳ mọp xuống đất xin đại bối lặc về phủ.
Theo ý Hoàng Thái Cực thì cần phải mở cửa thành ra để bắt bọn giặc nhưng Nỗ Nhĩ Cáp Tề không chịu, bảo quay về..