Quả nhiên thấy bốn hán tử đang đi nhanh tới, một gã đang ôm một hài tử chân tay bị trói chặt, chính là cô bé áo lam xinh xắn.
Triệu Quan mừng lắm, nhủ thầm: “Cẩu tặc quả nhiên mang người tới đây.” Từ trong đám cỏ lau nhìn ra thấy kẻ đi đầu là Lục lão lục, cả tên thủ hạ mặc áo thô cũng có mặt trong bọn.
Lục lão lục nói: “Lão bát ở lại đây trông giữ, Tiểu Bạch và Cẩu Tử ra đằng trước canh chừng, thấy có người đến thì lên tiếng báo cho lão bát mang oa nhi đi. Nếu quá cấp bách thì bóp cổ oa nhi rồi quẳng xuống hồ. Ta quay về xem xét tình hình.” Một hán tử vâng dạ, hai hán tử khác quay lại canh chừng.
Triệu Quan tự nhủ: “Ta định cứu tiểu oa nhi, lại e không đánh lại ba tên chó chết này, chi bằng cứ đợi cơ hội đã.” Một lúc sau, bốn bên đều êm ả, hán tử ở lại lò gạch tựa vào bờ tường, thảnh thơi rít thuốc.
Triệu Quan thình lình nghe thấy có tiếng cỏ khe khẽ lay động, kinh hoàng ngoái lại thấy một thiếu niên áo quần lem luốc đang từ trong bụi cỏ chui ra, tấu xảo làm sao lại chính là chú ăn mày nhỏ đó. Cậu lấy làm kinh ngạc bằng cách nào mà chú ta lại có mặt ở đây, song tiểu cái đã mỉm cười, thì thầm: “Oa nhi bị bọn chúng giam tại lò gạch này, huynh định thế nào?”
Triệu Quan thầm run, trực giác mách bảo có thể tin tưởng được tiểu cái này bèn đáp: “Ta đang tính cách cứu cô bé.”
Tiểu cái cười bảo: “Hay lắm, đệ cũng đang muốn cứu cô bé. Thế này đi, đệ xông ra dẫn dụ bọn chúng, huynh vào trong cứu người.”
Triệu Quan gật đầu. Tiểu cái bèn nhảy ra khỏi bụi cỏ, mồm lẩm nhẩm ca hát, tay khua khua cái âu mẻ, đến gần lò gạch nói với tên canh gác: “Đại gia, xin bố thí cho tiểu nhân một đồng?”
Hắn thấy chú ăn mày dơ dáy, bẩn thỉu bèn xua tay: “Thằng ăn mày bẩn thỉu, đi chỗ khác mau!”
Tiểu cái vẫn tiến tới, giơ cái âu ra nài: “Lão gia xin hãy nhón tay! Bố thí cho tiểu nhân một đồng ăn cơm, ông trời sẽ phù hộ cho ngài sống lâu trăm tuổi, sánh ngang với Nam Sơn, đến cuối đời không bệnh tật gì vẫn không được chết yên lành.”
Tên canh gác nghe đến hai câu cuối cùng, vung tay ra đánh, mồm mắng sa sả: “Cái gì mà đến cuối đời không bệnh tật gì vẫn không được chết yên lành?”
Tiểu cái tránh đi, kêu la: “Ngươi đã không cho tiền còn đánh người. Loại ác nhân như ngươi nhất định bị ông trời trừng phạt, bị ác cẩu cắn chết, ong đất đốt chết, nước lũ dìm chết, mái nhà sập đè chết, mắc quái bệnh mà chết, bị đại đao chém rồi đời…”
Tên canh gác vốn không phải người tử tế gì, nghe thấy bị ám một tràng phù chú như thế lửa giận trong lòng bốc lên ngùn ngụt, rút ra một cây côn xông đến vạng tới tấp. Tiểu cái men theo bờ hồ bỏ chạy, mồm không ngừng rủa: “… Ngươi sẽ bị lửa đỏ thiêu chết, đá lở đè chết, cường đạo chém chết, độc xà cắn chết, chết đói chết khát, chết vì lao tù oan uổng, bị loạn bổng đánh chết, cả đời không bệnh tật vẫn không được chết yên ổn.”
Gã hán tử gầm lên: “Tiểu tử hỗn láo, ta sẽ cho ngươi nếm mùi chết không yên lành.”
Hai hán tử canh gác còn lại nghe thấy, cùng xông đến góp vui, tiểu cái lại vừa cười vừa chửi: “Ba tên khốn kiếp, đội lốt người mà toàn làm việc ác, không bằng phường cặn bã!”
Cả hai tên đều bị lửa giận bốc lên não, mắng chửi: “Tên nhãi hỗn láo này mọc ở đâu ra, không giáo huấn nó không được rồi.”
Tiểu cái lại cao giọng mắng: “Ha ha, ba con cún kia lại dám cắn lại cả chủ!” Thân thủ cậu chàng trơn như chạch, ôm đầu bỏ chạy, ba hán tử vừa lớn tiếng mắng chửi vừa đuổi theo, thoáng sau đã rời khỏi.
Triệu Quan thấy cả bọn đi xa, vội xông vào trong lò gạch, thấy cô bé Chân nhi ngồi dưới đất, chân tay bị trói gô lại bằng dây thừng. Cậu rút tiểu đao ra cắt đứt dây trói, thấp giọng: “Im nào, huynh đến cứu muội.” Đoạn ôm cô bé men theo bờ hồ chạy trốn. Được mấy chục bước thì nghe sau lưng có tiếng hô hoán, cho rằng bọn người đó đã về đến lò gạch, phát hiện cô bé đã bị mang đi đuổi theo.
Cậu biết đám buôn người này tâm ngoan thủ lạt, nếu bị đuổi kịp, cả mình và Chân nhi không bị giết chết diệt khẩu thì cũng phải nếm khổ đầu, liền ôm cô bé chạy thục mạng. Được độ ba bốn dặm, trong lòng nảy ra một ý, rẽ sang hướng đông luồn đường tắt trong bãi cỏ hoang, một chốc sau đã đến trước một tòa cổ miếu.
Ngôi miếu đó gọi là Từ Bi tự, đã trải qua trăm năm lịch sử, thờ phụng Quan âm Đại sĩ. Vì nơi tọa lạc xa xôi hẻo lánh, hương hỏa bữa đực bữa cái nên chỉ có một lão hòa thượng điếc dở phụ trách việc đánh chuông buổi sáng. Triệu Quan từng cùng lũ tiểu tử trong thành đến chơi ở bờ hồ, đã ghé qua ngôi miếu, bây giờ không có chỗ nào ẩn lánh mới chạy đến đây. Nhưng thấy trong miếu yên tĩnh, không có bóng người, lão hoà thượng chắc đang ngủ trưa. Cậu lượn quanh một vòng rồi kéo Chân nhi trốn vào lầu chuông phía đông.
Vào đến lầu chuông, cậu ngần ngừ một thoáng rồi mới lấy từ trong ngực áo ra một cái bao nhỏ, thả con độc thanh xà nuôi được mấy tháng lên bậu cửa rồi nhẹ nhàng khép cửa lại. Bình thường, lầu chuông này là kho chứa đồ, bên trong chật ních những mõ gỗ, khánh, lò hương ám bụi, bên mé hữu còn có cầu thang gỗ dẫn lên tầng trêи.
Triệu Quan ôm Chân nhi bò theo cầu thang lên tầng hai, ván sàn chồng chất những thùng đựng dây cuộn, bụi bặm bốc lên mù mịt, cậu vội đưa tay bịt miệng Chân nhi lại, bản thân cũng nín thở. Một lúc sau bụi lắng xuống, cậu bế Chân nhi ẩn vào trong góc, thì thầm: “Mong là bọn chúng không tìm đến đây càng hay.”
Vừa dứt lời, tiếng người loáng thoáng vang bên ngoài miếu, “kẹt” một tiếng, một người đã đá bật cánh cửa, tiếng bước chân quèn quẹt, tổng cộng có đến sáu bảy người đang tới, hò la ầm ĩ rồi chia nhau ra lục lọi, nghe như thủ hạ của Lục lão lục.
Triệu Quan chột dạ, âm thầm bò xuống cầu thang xóa sạch mọi dấu chân, thò tay vào ngực áo móc ra một con độc thanh xà khác thả vào cầu thang. Cậu quay lại lầu hai, thấy Chân nhi tỏ vẻ hoảng sợ bèn mỉm cười rồi thấp giọng dỗ dành: “Đừng sợ, huynh sẽ bảo vệ muội.”
Chân nhi gật đầu, trong bóng tối một đôi mắt đen lấp lánh nhìn Triệu Quan chằm chằm, ánh mắt đầy vẻ cảm kϊƈɦ, dựa dẫm. Triệu Quan ấm lòng, tự nhủ xuất thủ cứu người phen này được trả công bằng lòng kính trọng của cô bé cũng không uổng mất công lao vất vả.
Cậu lại nhìn Chân nhi, tự nhủ: “Tiểu oa nhi này xinh thật. Mấy cô nương mà Yên Thủy tiểu lộng chiêu nạp năm nay, không cô nào sánh được, lọt vào cặp mắt cú diều của lão Lục cũng chẳng có gì là lạ.”
Đúng lúc đó, một hán tử đến bên lầu chuông, toan đẩy cửa xông vào đột ngột hoảng hốt kêu váng lên: “Mẹ ơi, bình sinh thứ lão tử sợ nhất là rắn.” Tiếp đó tất cả lại yên ắng, chỉ nghe thấy hắn lầm rầm chửi rủa, rồi một tiếng “bộp” vang lên, hình như đã quẳng con rắn xuống đất. Hắn đẩy cửa tiến vào, thấy trong lầu không có người, đưa mắt nhìn lên cầu thang, lại chửi: “Xui quá, ra khỏi cửa đã gặp liền hai con rắn! Miếu miếc gì quỷ quái thế nhỉ?”
Triệu Quan bụng bảo dạ: “Tên khốn này sợ rắn hơn hết thì cứ xông ra. Con mẹ nó, võ công của ta mà khá một chút chắc đã sớm cho bọn chúng liểng xiểng rồi. Nhược bằng có thể dùng độc cũng không phải sợ gì lũ khốn đó.” Cậu được mẫu thân căn dặn không thể khinh xuất dụng độc.
Hán tử dưới lầu ngần ngừ một hồi, ngẩng đầu nhìn lên trêи lầu, Triệu Quan và Chân nhi ẩn trong góc nên hắn không thấy, lẩm bẩm: “Rắn ở đây nhiều thế, con ranh mà có vào chắc sẽ bị đớp chết.” Rồi đi mất.
Một lúc sau có tiếng Lục lão lục hỏi: “Tìm cả trong lầu chuông rồi chứ?”
Hán tử mới đi ra đáp: “Tìm rồi, không có ai.”
Lục lão lục lại hỏi: “Tìm cả trêи lầu chưa?”
Hán tử đáp: “Cũng tìm rồi, đến cả nửa bóng quỷ cũng không có.”
Lục lão lục lầm bầm: “Con ranh ma lanh!” Đoạn dẫn thủ hạ hùng hổ đi ra.
Triệu Quan nghe thấy mấy tên ác ôn rời miếu mới trút được gánh nặng trong lòng, nói với Chân nhi: “Bé à, chúng ta cứ đợi ở đây, khi nào bọn người xấu đó đi xa huynh sẽ đưa muội vào trong thành tìm cha mẹ, được chứ?”
Chân nhi rất tinh ranh, hé cười gật đầu, tựa vào mình Triệu Quan. Cậu chợt nảy lòng thương cảm, nhẹ nhàng vòng tay ôm cô bé, tự nhủ: “Cô nhóc này thật khiến cho người ta yêu mến.”
Hai người trốn trong miếu một lúc, Chân nhi còn bé, lại qua một phen kinh sợ liền gục vào lòng Triệu Quan ngủ ngon lành.
Thoáng sau, cậu nghe thấy lờ mờ có tiếng người ở phía xa. Cậu sợ bọn Lục lão lục quay lại, vội nhìn qua cửa sổ lầu chuông. Cách đó không xa lắm có hai người đang áp tải một người về phía lò gạch bên bờ hồ.
Người đi trước chính thị Lục lão lục, mắt tả của hắn tím bầm, má hữu sưng vù một cục, khóe miệng rỉ máu, bộ dạng thiểu não vô cùng. Hắn nhăn nhó nói: “Đại gia, lời tiểu nhân nói là thật mà, xin tha mạng cho tiểu nhân! Lệnh ái tự đào tẩu rồi, bọn tiểu nhân đã tìm quanh bờ hồ nửa ngày trời cũng không thấy. Tiểu nhân nào dám dối gạt hai vị.”
Triệu Quan nghiêng đầu nhìn xuống: người áp giải Lục lão lục là cha mẹ Chân nhi.
Cha cô bé giận dữ: “Nó mới có sáu tuổi đầu, làm thế nào đào tẩu khỏi tay quân lang sói các ngươi?”
Lục lão lục vội đáp: “Vâng, vâng. Chúng tiểu nhân là quân lang sói. Lệnh ái có thể… đã được… người ta cứu đi.”
Cha Chân nhi nói: “Được ai cứu đi?”
Lục lão lục đáp: “Chúng tôi không thấy ai nhưng có người đã dùng dao cắt đứt dây trói…”
Mẹ cô bé giận dữ: “Ngươi dám dùng thừng trói nó sao?” rồi cho Lục lão lục một cước. Lục lão lục đau lắm, lăn chiêng xuống đất, hừ hừ thở phì phò, không đứng dậy nổi.
Triệu Quan thầm nhủ: “Cha mẹ Chân nhi lợi hại thật, nháy mắt đã tìm ra Lục lão lục. Một cước vừa rồi lực đạo mạnh thật, e là xương cốt Lục lão lục gãy nát rồi? Cha mẹ cô bé đã đến đây, ta nên để cô bé ra gặp.” Bèn khẽ khàng lay Chân nhi tỉnh lại rồi bảo: “Cha mẹ muội đến rồi, muội ra gặp đi.”
Chân nhi hé mắt tỉnh dậy, thò đầu ra song cửa nhìn, vui sướиɠ thốt lên: “Cha mẹ đến rồi!”
Triệu Quan ôm cô bé bò xuống dưới cầu thang, men theo con đường mòn. Đến gần lò gạch, cậu nghe thấy cha mẹ cô bé ở phía trước, dừng bước lại nói: “Muội mau ra với cha mẹ đi!”
Chân nhi cười với cậu đoạn quay mình chạy tới, gọi: “Mẹ ơi! Cha ơi!”
Mẹ cô bé nghe tiếng, sung sướиɠ đến phát cuồng, ngoái lại gọi: “Chân nhi!” Thấy cô bé đang từ con đường mòn chạy ra liền lao bổ đến ôm chặt vào lòng.
Triệu Quan đứng từ xa nhìn lại, vành mắt ầng ậng bất giác cụp xuống. Đã nhiều lần cậu theo mẫu thân, sư tỉ giải nạn cho người, lần này tự ra tay cứu người, trải nghiệm sâu hơn hẳn một tầng. Cậu sợ rằng sử dụng độc xà sẽ tiết lộ bí mật của Bách Hoa môn, nếu mẫu thân nghe được nhất định sẽ trách phạt, nên không muốn gặp cha mẹ Chân nhi mà quay lại trong miếu.
Lúc này lão hoà thượng đã tỉnh giấc trưa, mở tung hết các cánh cửa, thấy bàn ghế lổng chổng, không hiểu chuyện gì xảy ra, đành ngơ ngác mà dọn dẹp.
Triệu Quan về lầu chuông thu hồi hai con thanh xà, ra đến tiền điện, ngẩng đầu nhìn thấy tượng Quan Âm trêи bàn thờ đang rũ mày mỉm cười, vẻ mặt từ bi, tựa hồ tán thưởng việc cậu vừa làm.
Ngắm nghía Quan Âm một lúc, Triệu Quan thình lình nghe có tiếng bước chân vang vọng, đoán là cha mẹ Chân nhi tới liền thò đầu nhìn qua song cửa, quả nhiên thấy cha mẹ cô bé đi hai bên, dắt cô bé ở giữa, đang đi về phía ngôi miếu. Cậu tự nhủ: “Ta không muốn gặp bọn họ, cứ tiếp tục trốn né là hơn.” Liền nhảy lên bàn thờ, núp sau lưng bức tượng Quan âm.
Cha mẹ Chân nhi vào đến trong miếu, công phu hai người bọn họ cực cao, khẽ liếc mắt đã nhận thấy có một bóng người ẩn sau bức tượng Quan Âm, nghe rõ cả tiếng tiếng hô hấp. Hai người đưa mắt nhìn nhau, cha cô bé bước lên một bước, quỳ xuống lễ bái Quan Âm bồ tát: “Vị anh hùng phương nào đã xuất thủ giải cứu tiểu nữ, tại hạ vô cùng cảm kϊƈɦ.”
Ông ta đợi một lúc vẫn không thấy ai hiện thân, thò tay vào trong ngực móc ra một đĩnh bạc độ bảy tám lượng quẳng xuống, nén bạc găm sâu vào mặt đất.
Chân nhi nắm tay mẫu thân, giương đôi mắt to nhìn quanh rồi phụng phịu: “Cha, vị tiểu ca ca lúc nãy vẫn ở trong miếu.” Vẻ mặt người mẹ hiện lên tình cảm yêu thương khôn tả, giơ tay vuốt tóc cô bé, dỗ: “Chân nhi ngoan, vị anh hùng hôm nay đã không muốn hiện thân, chúng ta đành ghi nhớ ân đức, sau này có cơ hội sẽ gặp lại.”
Chân nhi gật đầu nhưng vẫn chăm chăm nhìn vào trong miếu.
Mẹ cô bé lại lên tiếng: “Cận Vân, không biết Tiểu Tam nhi đã đi đâu, chúng ta mau đi tìm nó.”
Cha cô bé thở dài thườn thượt: “Thằng lỏi này tinh linh cổ quái, ngay cả cha mẹ nó cũng chịu bó tay, không biết trong thiên hạ còn có ai quản được nó không nhỉ?”
Mẹ Chân nhi cười: “Huynh cũng là con thứ ba, cũng khiến cha phải nhức đầu nhức óc, xem ra đứa con thứ ba nào trong thiên hạ cũng vậy cả.”
Cha cô bé cười: “Chúng ta phải học điều hay, sinh hai đứa là đủ rồi, quyết không sinh đứa thứ ba.”
Mẹ cô bé bật cười nói: “Sinh hay không còn do muội, liên quan gì đến huynh?” Hai vợ chồng cười nói, đưa Chân nhi rời khỏi ngôi miếu.
Triệu Quan thò đầu ra xem, thấy chân tả của cha cô bé hơi khập khiễng, lấy làm kỳ quái: “Võ công ông ta không tệ, làm sao lại để bị chặt thọt chân được nhỉ? Hay là sinh ra đã thế? Sao lại cưới một người vợ như vậy?”
— Xem tiếp hồi 15 —-