Thiên Tống

Chương 296-3: Ba việc đại sự (3)


Âu Dương nói:

“Lần đầu tiên thi hành chính sách Giám Quốc, không tránh khỏi có những rắc rối. Điều không thể thiếu nhất khi ấy là uy tín của Hoàng Thượng. Phong thiện Thái Sơn, chiêu cáo thiên hạ. Vừa thể hiện uy danh của Hoàng Thượng, vừa góp phần củng cố chính sách Giám Quốc, giữ gìn thiên hạ muôn đời cho con cháu Triệu gia.”

“Câu hỏi thứ mười.”

Cửu Công Công hỏi:

“Nếu đi phong thiện Thái Sơn mà muốn đi qua Dương Bình thì…”

“Uhm, cái này hỏi rất hay.”

Âu Dương toát mồ hôi, nói:

“Không có cách nào để trả lời, tốt nhất là đừng đi qua Dương Bình.”

“Câu hỏi thứ mười một.”

Cửu Công Công nhìn thủ dụ ở trên tay, hoit:

“Người được trúng tuyển làm Giám Quốc đợt này là ai?”

“Lý Cương.”

Âu Dương nói:

“Xem như báo đáp, hắn khá xem trọng sự phát triển thương nghiệp, đồng thời cũng đồng ý tăng thêm ghế Đại Phu để luân phiên trong triều, hai Đại Phu sẽ được chọn ra từ trong những thương nhân xuất sắc nhất của Hàng Châu, Dương Bình. Còn có thêm sáu chức nghiệp là Nông, Công, Ngư, Nha Dịch, Sương Quân, Cấm Vệ Quân. Nhiệm kỳ bốn năm một lần., trong thời gian nhậm chức, triều đình sẽ có trợ cấp. Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại*. Cho dù họ không có cách nào nói ra, thậm chí là không biết bản thân nên nói cái gì, nhưng họ sẽ dùng thân phận của chính mình để liên tưởng, mỗi một chính sách của triều đình sẽ tạo ra hậu quả như thế nào với ngành nghề của họ, họ có thể tiếp nhận hay không, người nhà họ, người bên cạnh họ có thể tiếp nhận được hay không. Gần trăm năm qua, ở Tống liên tục diễn ra bạo dân, phá hoại nghiêm trọng nền móng Đại Tống, tiêu hao quốc lực Đại Tống. Cho nên chúng ta phải để cho họ được tham dự triều nghị, như Thái Thượng Hoàng vậy, ông ta biết Hoa Thạc Cương sẽ tạo nên mối nguy hại cho bách tính không? Ta thấy không phải Thái Thượng Hoàng tàn nhẫn, mà là vì ông ta không biết toàn diện mà thôi.”

*Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại: Tạm dịch: Biển có thể thu nạp trăm sông, dung chứa được nên mới thành ra to lớn

Cuộc giao dịch bên trong như vậy Âu Dương đúng là thuận tay tóm lấy, một chút cũng không cảm thấy có gì đáng xấu hổ cả. Cũng không phải Âu Dương không biết đạo lý quân tử vô tư, mà là sâu trong lòng hắn cũng nghĩ như vậy, phàm là những ngưởi tham gia tranh cử, đều sẽ có chút dối trá. ví dụ như để được chọn làm thư ký chi bộ, con tôm đã phải đút lót tới mười mấy bát canh suông mới nắm được chức vị ấy trong tay. Nhưng tên lớp trưởng chết tiệt kia lại chọn canh gà, con tôm không thể làm gì hơn…

Cửu Công Công cười khổ:

“Âu đại nhân, người giải đáp câu hỏi đều là giải đáp lần lượt. Người nói nhiều như thế, gia gia sao nhớ hết được đây.”

“Vậy thì ta viết.”

Âu Dương cưởi, hỏi:

“Sao, Hoàng Thượng đến đó dạo chơi nên tinh thần rất sảng khoái phải không?”

Cửu Công Công vừa viết vừa nói:

“Đúng là không tệ, gia gia cũng được mở rộng tầm mắt. Hoàng Thượng nói năm ngoái người thường xuyên đến Giang Nam du ngoạn, bây giờ đi lên phía Bắc xem sa mạc, thảo nguyên, thật sự có một tư vị khác hẳn. Hoàng Thượng nói, Hà Sơn rộng lớn, giờ người mới hiểu vì sao lại có nhiều Hoàng Đế thích thân chinh như thế. Câu hỏi tiếp theo:

“Ngươi và Lý Cương ngầm giao dịch gì với nhau?”

….

Sau khi ghi lại đáp án của các câu hỏi, Cửu Công Công nói:

“Chuyến đi Thái Sơn sẽ được khởi hành vào đầu xuân năm sau, chiêu cáo thiên hạ là một chuyện lớn, Âu đại nhân phải ra sức đôn đốc.”

Âu Dương vội nói:

“Cửu Công Công, ta chỉ là một phó tể tướng, kì nghỉ sang năm ta cũng đã xin xong xuôi cả rồi. Vả lại, chỉ có Hộ Bộ Thượng Thư là chức quan ta chỉ phái và ủy nhiệm. Chuyện của Lễ Bộ Công Công nên tìm Lễ Bộ thì tốt hơn.”

“Hớ, người lại xin nghỉ?”

Cửu Công Công lại cười khổ:

“Hoàng Thượng nói không sai, người không thể ở mãi một chỗ được.”

Âu Dương nói lời khách sáo:

“Triều đình tự có người tài giỏi. Vả lại không quản chính là quản. Mỗi năm ta đề xuất hai mươi ý kiến, mọi người đáp ứng một nửa là đã rất nể mặt ta rồi. Nếu một năm ta chỉ nói một ý kiến mà họ lại không đồng ý thì đó chính là không cho bản thân thể diện.”

“……”

Lối suy nghĩ này kể ra cũng không tệ. Cửu Công Công nói:

“Hoàng Thượng nói rồi, nếu Âu Dương không làm việc, thì sau cuộc vận động bầu cử phải đến phủ Hoàng Long đợi Hoàng Thượng, cùng Hoàng Thượng đến nơi người Nữ Chân trú ngụ.”

Âu Dương sửng sốt, hỏi:

“Sao ta lại phải đi?”

Cửu Công Công nói:

“Người khá tùy ý với Hoàng Thượng, người lại thông thuộc đất đai của người Nữ Chân, đương nhiên người phải đi rồi.”

Hóa ra là thế, Âu Dương cũng có thể hiểu được. Triệu Ngọc đi ra ngoài luôn mang theo một đám người, Triệu Ngọc không nói, họ cũng không dám nói. Triệu Ngọc hỏi một câu, họ sẽ trả lời một câu. Hỏi đi đến đâu thì tốt, họ chỉ trả lời nơi tốt nhất để đi là những nơi an toàn. Âu Dương thì khác, Âu Dương biết chơi và dám chơi. Hắn cùng Tống Huy Tông đã từng nhảy qua sông, luồn qua bụi tre chỉ để trộm một con gà.

Cửu Công Công còn hỏi rất nhiều chuyện, ví dụ như làm thế nào để bảo đảm Đại Lý Tự và Ngự Sử Đài chỉ một lòng một dạ với Hoàng Thượng mà không bị người khác mua chuộc, vv.

Cuộc đại tuyển chọn Giám Quốc lần thứ nhất của Đại Tống đã được khai mạc. Báo Hoàng Gia là đơn vị chịu trách nhiệm đưa tin về mọi mặt của cuộc tuyển cử. Mặc dù ba phái đã ngầm quyết định ai được chọn làm Giám Quốc, nhưng tổng nhân số của ba phái cộng lại còn chưa tới một nửa. Hơn nữa Lý Cương cũng rất vui vẻ lắng nghe các kiến giải chính trị của những người không thuộc bè phái nào, hắn nắm giữ mấy vị trí trong yếu của Bộ Môn Thượng Thư, có thể chọn người thích hợp đến đảm nhiệm từ những người trong đó.

Có điều, cuộc tuyển chọn lần thứ nhất không thể nói là hoàn mỹ, ít nhất là trong bộ phận những người không coi nó là hoàn mỹ. Vì Ngự Sử Đài đã buộc tội sáu quan viên, phần lớn là những quan viên giữ vai trò khá chính yêu của ba phái. Tội danh là ngầm cấu kết, móc nối với nhau. Cũng chính là lén lút tiếp xúc với một số người có tư cách bỏ phiếu, hơn nữa còn hứa hẹn hoặc cho họ một số lợi ích nhất định. Tất cả bọn họ đều bị bắt.

Đại Lý Tự Khanh còn tuyên bố:

“Phụng mệnh của Hoàng Thượng, bất kỳ quan viên nào sử dụng tiền tài, lợi ích để mua chuộc phiếu bầu thì sẽ tương đương với tội giả ngự bút, bị khép vào tội khi quân phạm thượng. Người dành lợi ích cho những người có tư cách bỏ phiếu sẽ bị xử tử, còn người có được lợi ích thì sẽ bị tịch thu toàn bộ tài sản, lưu vong ba vạn dặm.

Chiêu này của Triệu Ngọc khá độc, nếu là trước đây, nếu Triệu Ngọc muốn xử tử đại thần, nhất là các đại thần tứ phẩm trở lên, thì sẽ có cả một đám quan viên đến cầu xin, cho dù là kẻ thù chính trị, cũng không hi vọng mình một ngày nào đó mình cũng sẽ bị xử tử. Nhưng mà… Do Ngự Sử Đài và Đại Lý Tự là hai cơ quan đơn lập, đến Lý Cương cũng không thể truyền lệnh, những người chịu trách nhiệm như bọn họ căn bản không bao giờ nghe, cũng không dám nghe lời cầu tình của các quan đại thần. Chiếu theo quy định, cuộc tuyển cử sẽ được hoãn lại ba ngày, trong ba ngày này, nếu có quan viên nào vi phạm sẽ bị giết, bị lưu vong và xử lý một cách gọn gàng, sạch sẽ.

Nhưng cách làm tiền trảm hậu tấu của Triệu Ngọc khiến mọi người rất bất mãn, Lý Cương và mười mấy viên quan đại thần đều dâng sớ lên cho Triệu Ngọc, nói rõ Triệu Ngọc xử lý chuyện này như vậy là không thỏa đáng một cách đầy khôn khéo. Họ cho rằng quan viên phạm tội giết có thể cho qua được, nhưng trước khi sự việc xảy ra lại không chịu nói rõ cho mọi người biết mọi hành vi can dự vào cuộc tuyển cử thì sẽ bị xử phạt như thế nào là rất không công bằng.

Nhưng họ cũng chỉ dám nói thôi bỏ đi, chứ còn biết làm thế nào được nữa?. Vả lại, người nên giết cũng đã giết rồi. Có điều dân chúng lại rất ủng hộ chuyện này, họ không hi vọng cuộc tuyển cử chỉ là hoạt động của các quan viên lão làng. Theo cách nhìn của dân chúng thì họ không đồng ý cho Lý Cương trúng cử, vì chủ trương của Lý Cương không giúp ích được gì nhiều cho sự phát triển nông nghiệp và thương nghiệp, còn chủ trương của hai người kia lại có thể gia tăng tỷ xuất phát triển nông thương, mở rộng diện tích đất trồng trọt bình quân đầu người. Với những người ở tầng lớp thấp mà nói, Lý Cương đương nhiệm không phải là chuyện gì tốt. Đương nhiên, nông dân ở tầng lớp bình thường không ai có thời gian để mà suy nghĩ những vấn đề như thế, phần nhiều là công nhân ở các khu công nghiệp Đông Kinh. Họ hiểu chút về chính trị, cũng rất rõ ai lên nắm quyền thì sẽ có lợi cho họ nhất. Đáng tiếc, ít nhất là trong mấy mươi năm qua, Tống triều không có khả năng tiến hành bỏ phiếu toàn dân, quyền được nói vẫn nằm trong tay sĩ tộc, địa chủ và thương nhân, còn mặt trận chính trị thì tạm thời chỉ có thể là vũ đai của ba loại chức nghiệp mà thôi.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận