Trẻ Và Vụng Về

Chương 65: Có những loại nỗi đau, nhất định phải trải qua mới hiểu được


Cảm thông cho người khác, cảm thông cho những mất mát của họ, tất cả những sự tử tế và tốt đẹp trên đời này đều bắt nguồn từ việc bạn thôi cho rằng, “mình biết tất cả mọi thứ trên đời” 

Không phải đau đớn nào cũng giống nhau. Những chuyện tưởng chừng như là đứt ruột đứt gạn với kẻ khác, có thể cũng chỉ là một cái share trên facebook, một cái tặc lưỡi, một câu chuyện phiếm của bạn hiền mà thôi.  

Thời buổi mạng xã hội đi trước cả vạn dặm như bây giờ cho phéo chúng ta bày tỏ sự cảm thông, an ủi và cả những quan điểm tích cực lẫm tiêu cực trước mất mát của người khác.  

Và chúng ta nghĩ rằng như vậy là đủ. Chúng ta nghĩ rằng moit vài cái hastag, một vài cái ảnh, một vài câu thở than là đủ. Là chúng ta đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của việc “cảm thông” với nỗi đau của người khác. Và lãng quên. Bởi vì thực tế mà nói, đó chẳng phải chuyện của bạn hiền. Bạn làm vậy, nhiều khi chỉ vì số đông làm vậy. Bạn không muốn trở thành kẻ duy nhất “trông có vẻ” vô tâm trong friendlist của mình.  

Nhưng nỗi đau không dừng lại đối với những người thật sự phải gánh chịu.  

Nếu chưa bao giờ đi qua chiến tranh, bạn hiền không hiểu tiếng bom đáng sợ như thế nào.  

Nếu chưa bao giờ mất một ai đó, bạn không hiểu cảm giác ngày giỗ hàng năm, vẫn luôn đáng sợ như lần đầu.  

Nếu bạn chưa bao giờ vượt cạn, đương nhiên bạn không sợ việc sinh nặng đẻ đau.  

Nếu bạn chưa bao giờ thất tình, cũng không biết sợ chuyện yêu lầm.  

Cứ như vậy, chúng ta nghĩ rằng mình hiểu nỗi đau của ngưòi khác. Và bởi vì chúng ta cho là mình hiểu, chúng ta không cần quan tâm nữa. “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” 

Nếu đã không hiểu, thì không thể đánh giá. Đừng bao giờ cho mình cái quyền đánh giá một nỗi đau của ai đó. Đừng dạy cách người ta trải qua nỗi đau của họ, đừng mang nó ra làm câu chuyện đùa.  

Bạn không hiểu đâu!


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận