Trí Tuệ Đại Tống

Quyển 15 - Chương 60: Thông minh không phải tốt


Bàng Tịch trở về nhà, thay triều phục, mặc áo vải sắn ngồi trên bồ đoàn nhàn nhã uống trà.

Hoàng đế vẫn hiếu học, làm hoàng đế rồi vẫn khiếm tốn, không hề kiêu căng, đó là do liệt tổ liệt tông Đại Tống phù hộ, chỉ cần cho mình dăm ba năm nữa, dạy dỗ ra thanh thiên tử không khó.

Nay Vân Tranh thế chư nhẻ tre, Liêu hoàng ở Tang Cang Hà đã loạn thế trận, Địch Thanh đang phát động tiến công mãnh liệt, một khi Vân Tranh tới Trác Lộc, Liêu hoàng sẽ không có nhiều thời gian nữa.

Bàng Tịch không cho rằng Liêu hoàng sẽ vì Yến Vân mà lấy quốc vận ra đán cược.

Lấy được Yến Vân, công tích của mình tới đỉnh cao, mình có thể từ chức tể tướng rồi, chuyên tâm làm thái phó, hoặc phụ tá cho hoàng đế, sử gia hà khắc nhất cũng chỉ có khen ngợi.

Nghĩ tới những kẻ không ngừng khuyên can mình tiếp tục làm tể tướng, Bàng Tịch có cảm giác ưu việt về trí tuệ.

Yến Vân thu về, chính cục mới là lúc phiền toái nhất, Vân Tranh đi ở không xác định, nếu quân cờ trong tay hoàng thái hậu tung ra, Vân Tranh tất nhiên là thân bại danh liệt, trời biết trong cơn cuồng nộ y sẽ làm gì.

Tiên đế trước khi chết đã phân rã quyền lực của văn thần, tuy chỉ là quyền tư pháp, nhưng bọn họ không dễ dàng buông tay.

Văn Ngạn Bác, Phú Bật viết thư mật dùng ngữ khí vô cùng hà khắc chất vấn vì sao mình không ngăn cản?

– Ngăn cản?

Bàng Tịch muốn cười lớn, từng ngụm từng ngụm uống hết cốc trà, nhìn bóng cây la đà bên ngoài, lẩm bẩm: – Lão phu có công tòng long, bắc phạt, phò tá, thiên cổ danh thần sắp vào tay, vì sao cần nghịch thiên chứ?

– Ông lẩm bẩm cái gì thế, về nhà rồi còn lo công việc à? Lão thê đi tới, đuổi lui nha hoàn, tự mình pha trà cho trượng phu:

– Không tới hai năm nữa, Bàng gia sẽ có cơ nghiệp phú quý ba đời. Bàng Tịch vỗ vỗ tay lão thê, nụ cười càng thêm vui vẻ:

Lão thê thở dài: – Đều tại thiếp không biết dạy con, nếu chúng đủ tài cán, lão gia không phải khó nhóc như vậy.

Bàng Tịch xua tay: – Bà không hiểu, không hiểu rồi, bình thường một chút mới tốt, nhi tử bình thường, tôn tử giỏi giang mới là phúc của Bàng gia.

Lão thê không vui: – Ai cũng mong nhi tử thông tuệ, sao lão gia lại nói ngược?

– Người ta nuôi con mong thông minh, ta bị thông minh làm lỡ cả đời, mong con ta đần độn chính trực, vô tai vô nạn được công danh.

– Những lời tức giận của Tô Tử Chiêm mà lão gia cũng coi là thật.

Bàng Tịch khoan khoái uống một ngụm trà: – Thật chứ, bà nhìn xem Tô Thức, Vân Việt đều là tài tử hàng đều đương thế, bây giờ kết cục thế nào?

Tô Thức vào tết Đoan Ngọ ngâm sai thơ từ, kết quả bị một đạo ý chỉ của hoàng thái hậu đầy đi Lĩnh Nam. Vân Việt bây giờ lênh đênh trên biển làm hải tặc, thảm hơn đi đầy.

Lão thê lần nữa thở dài: – Thời buổi giờ làm một bài thơ cũng có tội là sao?

Bàng Tịch nhắm mắt lại, niềm vui trên mặt không còn chút nào nữa, gõ bàn nói: – Chính sự, bà là phụ nhân đừng xen vào.

Lão thê thêm trà vào cốc: – Chuyện này nếu chẳng phải Vân phu nhân hỏi tới, e Tô Thức khó giữ mạng.

– Đã bảo đừng hỏi, bà cũng xem chừng, quyền thế hoàng thái hậu rất lớn, giờ không còn như xưa, đừng coi chuyện hoàng thái hậu là chuyện hậu viện. Bàng Tịch hừ một tiếng, ông ta biết Tô Thức là người không hợp với sĩ đồ, tư tưởng dị loại, chưa kể quá thân với Vân gia, năm xưa Vân Tranh đánh gãy răng tả đô ngự sử, thù hận này thực sự là cả đời không quên.

Từ khi tiểu hoàng đế đăng cơ, tuy nói bệ hạ chủ trì, nhưng quyền lực vẫn nằm ở trong tay hoàng thái hậu, Tư Mã Quang không hiểu vì sao, hoàng thái hậu bảo seo nghe vậy, khả năng do tiên đế an bài.

Ông ta từng cho người đi tra, Tô Thức làm quan thanh liêm, chỉ có hai lần ghi lỗi, một là khi làm thông phán Phượng Tường, vì bất hòa với quan trên mà không tham gia điển lễ mùa thu, phạt bổng lộc. Lần khác là khi nhậm chức ở Hàng Châu, vì tiểu lại tham ô của công, hắn không trình báo, bị phạt lần nữa. Ngoài ra không có ghi chép xấu.

Hoàng thái hậu dùng tiểu nhân, giở thủ đoạn với Vân Tranh không được, nhưng đối phó với người như Tô Thức thì lần nào trúng lần đó, may mà còn biết sợ Vân Tranh, nếu không Tô Thức khó thoát chết.

Lão thê nhắm chừng trượng phu không quá giận, vờ vịt thăm dò: – Hoàng thái hậu quyền thế lớn, sao Tô Thức bị đi đầy vẫn ở Vân gia.

Bàng Tịch mỉm cười: – Đây là điều thú vị, Vân gia không tuân thủ luật pháp nữa, tín hiệu rất rõ ràng.

Nói xong đứng dậy ra sân vỗ cây hòe cảm khái, tiên đế, văn võ toàn triều đều đánh cược, cược Vân Tranh sẵn sàng rời Đại Tống, Vân gia bất chấp pháp luật rồi, khả năng ra biển rất cao, nhưng một ngày y còn chưa đi, biến số vẫn còn đó…

– Cha cháu nhất định dẫn mọi người ra biển bất cá, cát lớn! Vân Thiên Thiên khẳng định với Tô Thức:

– Sao cháu biết, thúc đây đang muốn cha cháu dẫn binh trở về chất vấn lão yêu bà, bây giờ cả thi ca cũng không được làm nữa sao? Ánh mắt Tô Thức có chút né tránh:

– Cháu biết chứ, khi ở nhà cha không cho theo tỷ tỷ xuống ao bắt cá, nói cháu lớn hơn một chút nữa, sẽ dẫn ra biển bắt cá to, thật to!

– Cha cháu nói có lệ thôi.

– Cha thúc mới làm thế, cha cháu lúc nào cũng giữ lời. Thiên Thiên trừng mắt với Tô Thức một cái rồi chạy đi, không thèm nói chuyện với người nói xấu cha mình.

Triệu Nghênh Xuân ngồi thêu thùa ngẩng đầu lên: – Ngay cả với chất nữ mà cũng dùng thủ đoạn là sao, năm xưa Vân hầu có nói chàng không hợp làm quan, theo thiếp thấy, chàng theo Vân hầu ra biển còn hơn, đừng để người ta đầy tới Nhai Châu, lúc đó gọi trời chẳng thấu, gọi đất không thưa.

– Khanh khanh nói đúng lắm, ta cũng nhớ Vân Việt.

*** khanh khanh là cách gọi âu yếm phu thê.

Triệu Nghênh Xuân rùng mình: – Dù ra biển chàng cũng đừng hòng vứt bỏ ba mẹ còn thiếp, muốn làm hải tặc thì cả nhà làm, lúc chàng cướp của, thiếp canh phòng cho.

Tô Thức cười méo xẹo: – Lại đi nghe đồn đại linh tinh, ai nói Vân đại ca ra biển làm hải tặc.

Triệu Nghênh Xuân vẫn tự nói một mình: – Luận làm cường đạo, thiếp còn làm sớm hơn chàng, năm xưa ở Ôn Tuyền quan thiếp đã trộm quân lương, bản lĩnh này chàng không có.

– Nói vớ vẩn, phu quân nàng năm xưa ở Nhạn Môn Quan từng trải rừng đao mưa tên.

– Rồi trúng tên vào mông cũng tính à?

Tô Thức xấu mặt đành trống lảng: – Ái, mấy năm qua thuận nước thuận buồm, làm ta quên lời dạy năm xưa của đại ca, mới có cái họa hôm nay.

Triệu Nghênh Xuân cũng biết tới là dừng, không đả kích trượng phu thái quá, cắn đứt chỉ, cầm áo ướm thử lên người Tô Thức, mỉm cười: – Vừa vặn.

– Cũng tại ta chơi nhầm bạn xấu. Tô Thức vẫn chưa hết khó chịu, hắn nhìn ra sát khí trong mắt hoàng thái hậu, làm bài thơ thăm dò, ai ngờ xảy ra cơ sự, có thể thấy hoàng thái hậu bị Vân đại ca gây áp lực lớn, lúc nào cũng có thể bùng phát. Vốn nghĩ tối đa bị mắng vài câu, không ngờ bị hai tên bằng hữu từ trong lời thơ chỉ ra hắn bất mãn với triều đình: – Ta muốn đánh gãy chân hai tên khốn đó, nàng thấy sao?

– Người kính ta một thước, ta kính người một trượng, đám Lý Định cho rằng chàng là hồng mềm, thiếp sao bỏ qua cho chúng được, đánh gãy chân là quá nhẹ hoặc không làm tới cùng, đánh rắn không chết khiến mình bị hại.

Tô Thức thất kinh nhảy ra sau: – Ta chỉ muốn giáo huấn một chút thôi, không muốn giết người.

– Muộn rồi, Lý Định, Thư Hoành không thể sống quá ba ngày.

– Không được! Nàng không được dùng đám người nàng nuôi dưỡng, ta thà giống Vân đại ca đánh gãy răng chúng quang minh chính đại, chứ không cho nàng mang tử sĩ vào Đông Kinh. Ta thích tòa thành này, không muốn nó nhuốm mùi âm mưu.

Triệu Nghênh Xuân phì cười vỗ ngực Tô Thức một cái: – Thiếp đùa thôi, nhà ta lấy đâu ra tử sĩ.

– Ta thấy có, một lần nửa đêm thức dậy, nhìn thấy nàng ngồi bên bàn trang điểm chải tóc, bộ dạng âm u khủng bố, nụ cười càng khiến ta gặp ác mộng hai ngày Tô Thức chưa nói hết đã bị Triệu Nghênh Xuân ấn xuống bàn, rối rít đầu hàng: -… Á á, ta sai, ta sai, là ta nhìn nhầm.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận