Trọng Sinh Chờ Em Lớn Lên

Chương 24: 24: Có Một Số Việc Không Thể Thay Đổi1



Ông Hứa – Hứa Kiến Lương – thuộc nhóm người đầu tiên bắt đầu lập nghiệp trong giai đoạn đầu của cải cách mở cửa.

Ông bắt đầu làm nhà máy của riêng mình cùng với bạn bè ở tuổi mười tám, mặc dù đó chỉ là một nhà máy gạch ngói nhỏ, nhưng có một giai đoạn nhà máy làm ăn khấm khá, hầu hết mọi người trong làng đều làm công ở đó.

Nếu nhà máy tiếp tục hoạt động, nó sẽ sớm nghênh đón một làn sóng xây dựng nhà ở, và có lẽ bố anh cũng sẽ có một hướng đi hoàn toàn khác.

Nhưng lúc ấy, bố anh mắc bệnh, nhà máy được những người bạn của ông góp vốn kinh doanh, nhưng họ rất hay đánh bạc nên bị người ta tính kế, mất hết cả nhà máy.

Ông Hứa vì vậy mà nản lòng thoái chí, hơn nữa lại không có tiền vốn, về nhà làm nông, cho tới khi ngoài ý muốn qua đời, cả đời ông đều sống trong day dứt khắt khoải.

“Nhà máy không còn, bố về làm nông ngót nghét cũng được mười năm, quá khứ đã không thể thay đổi, nhưng mình có thể thay đổi vận mệnh, không cho vận rủi đến nữa, không để bố xảy ra chuyện nữa..

Tốt nhất là để bố được thỏa mong ước, tinh thần lại hăng hái như xưa.”


“Vậy thì..

Mình sẽ được làm con nhà giàu rồi!

Buổi chiều, sau khi tan học, Hứa Đình Sinh đi về nhà theo đường số 11.

Lúc đầu anh còn tưởng rằng mình đã nhớ nhầm hình dáng của chiếc xe đạp, tìm trong nhà xe cả buổi mới nhớ ra khi đi Nham Châu vào cuối tuần trước, anh không đem xe đạp tới gửi lại ở trường học.

Bảo sao bố anh lại hỏi buổi trưa cần chờ anh cùng về nhà không.

Khi Hứa Đình Sinh về đến nhà, mẹ của anh đã làm cơm tối xong, đang đánh trứng gà và hâm nóng rượu nếp, còn bố thì đang ngồi uống trà nói chuyện phiếm với khách ở bàn ăn.

Thật ra người đến cũng không hẳn là khách, đó là cậu nhóc Vương Tiến Phương, con của hàng xóm.

Cái tên Vương Tiến Phương này là do thầy Ngô – giáo viên duy nhất của trường tiểu học ở thôn Đại La – đặt cho, theo tiếng địa phương, chữ “Phương” có ý nghĩa là một “vạn”, thời điểm đó một vạn vẫn là một con số rất lớn.

Theo quan niệm trọng nam khinh nữ, em gái của Vương Tiến Phương thì được đặt tên là Vương Gia Thiên.

Lúc đó hai cái tên này được rất nhiều người dân trong thôn khen ngợi, nhưng thầy Ngô – người đặt tên cho hơn một nửa trẻ con trong thôn – lại cảm thấy không hài lòng lắm, ông nói hai cái tên này có ngụ ý tốt, nhưng ý nghĩa bên trong lại không đủ.

Thầy Ngô hài lòng nhất là tên của hai anh em nhà họ Lý trong trôn, người anh tên là Lý Tòng Gia, đó là cái tên mà vua Nam Đường Hậu Chủ [1] đã từng sử dụng, người em thì tên là Lý Tòng Lương.

[1] Vị vua được biết đến rộng rãi là một nhà thơ, từ, họa sĩ và nhà thư pháp lỗi lạc nổi tiếng của Trung Quốc trong thế kỷ 10.

Lúc ấy không ai trong thôn biết hai chữ “Tòng Lương” (hoàn lương) này có ý nghĩa gì, sau này thì có một cô gái trở về từ Quảng Đông, nói ra việc mình từng làm gái làng chơi mấy năm, cô ta nói với Lý Hoàn Lương: “Hai ta giống nhau!”


Hứa Đình Sinh cảm thấy rất may mắn vì bố anh không đi tìm thầy Ngô để đặt tên cho anh, mặc dù tên của anh nghe qua cũng có cảm giác chỉ đặt cho có, không có ý nghĩa gì hay.

“Bố mẹ ơi, con về rồi.”

“Tiến Phương cũng ở đây à? Lát nữa ở lại ăn cơm đấy nhé.”

“Dịch Thu đâu rồi mẹ?”

Hứa Đình Sinh cố gắng chào hỏi mọi người một cách bình thường và tự nhiên nhất.

Bà Hứa nói: “Em gái con chắc đang làm bài tập, con đi gọi nó đi.”

Hứa Đình Sinh đi đến gõ cửa phòng Hứa Dịch Thu nhưng không thấy ai trả lời.

“Làm bài tập cơ à…!chắn chắn lại ngủ quên rồi.”

Hứa Đình Sinh vừa than thầm vừa mở cửa ra nhìn, quả nhiên thấy cô bé đang gục xuống bàn ngủ ngon lành, trong mơ còn cười, lộ ra hai má lúm đồng tiền.


Cô em gái này của anh là một người rất thần kỳ, từ nhỏ chỉ biết ăn rồi lại ngủ, thế nhưng dáng người lại rất đẹp, thành tích học tập cũng rất tốt, kiếp trước nếu trong nhà không xảy ra chuyện ngoài ý muốn, có lẽ Dịch Thu sẽ luôn là một cô nhóc vui vẻ, không buồn không lo.

Do gia đình gặp khó khăn, cô em gái tuổi còn nhỏ không thể không học cách hiểu chuyện, cần cù, tiết kiệm, độc lập và kiên cường.

Khi ta rất yêu thương một người, sẽ hy vọng người đó có một cuộc sống vui vẻ thoải mái, nhưng với điều kiện là ta có khả năng che chở và bảo vệ người đó.

Hứa Đình Sinh nhẹ giọng nói: “Dịch Thu, kiếp này anh sẽ cố gắng hết sức để em mãi mãi không cần phải hiểu chuyện, cả đời làm một cô nhóc đáng yêu, vui vẻ.”

“Ừm…!anh hai, anh nói gì?” Dịch Thu mơ mơ màng màng tỉnh lại, vừa ngáp vừa hỏi.

“À…!Không có gì, mẹ bảo anh vào gọi em ăn cơm, xuống nhanh chút, nếu không sẽ bị ăn đòn đó.”

Hứa Đình Sinh giật mình, khẩn trương đi ra ngoài, đến ngồi nói chuyện với ông Hứa và Vương Tiến Phương.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận