Tứ Đại Danh Bổ

Chương 6: Dòng thác chảy ngược




Đêm tối.

Thác nước trắng xoá.

Giữa những bong hoa nước bắn tung toé, còn có một lưỡi đao trắng.

Cẩu Khẩu nhìn chằm chằm vào địch nhân đang đứng trầm ổn như thiết thạch giữa dòng thác.

Không phải tự nhiên mà y buông đao.

Thanh đao trong tay, là hi vọng duy nhất của y.

Nếu sớm biết chất độc trong rượu và nến đều không làm gì được Thiết Thủ, đã không mạo hiểm phát động tấn công, để đến nỗi tự chui đầu vào lưới thế này.

Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến y gia nhập vào tổ chức sát thủ chính là để trốn tránh sự truy tìm của Tứ Đại Danh Bộ … bởi chỉ cần gia nhập tập đoàn Sát Thủ Hoà Thượng, tự nhiên sẽ có cách tìm được vỏ bọc, lẩn tránh bất kỳ sự truy tìm nào.

Việc gì còn phải đi chọc vào tổ ong vò vẽ này làm gì nữa ?

Mặc dù thủ hạ của y nhiều, lần này tổ chức cũng phải đi không ít cao thủ đến phối hợp tập kích !

Song y hối hận !

Đương nhiên không phải vì những chuyện đã làm trước đây mà hối hận ! Y hận mình tại sao lại nhận nhiệm vụ này ?

Y trợn trừng mắt nhìn địch nhân, nghiến răng nói:

– Làm sao ngươi biết trong nến có độc ? Ngay cả tên tiểu hoả ký cũng trúng độc ngã xuống, tại sao các người không sao cả ?

Tiếng thác nước ầm ầm như sấm động, song giọng nói trầm hoà của Thiết

Thủ vẫn vang lên hết sức rõ ràng:

– Ngươi không thấy rằng nến vừa đốt lên thì đám muỗi trên đầu chúng ta đều lần lượt rơi cả xưống ư ? Bọn chúng có mười phần chắc chín là do trúng dộc mà chết, chúng ta thấy vậy, lẽ nào lại không đề phòng ?

Chàng ngưng lại giây lát rồi nói tiếp:

– Huồng hồ, người mang đèn ra đây không phải là Ôn lão chưởng quầy, cũng chẳng phải gã hoả ký Tiểu Khiếm. Vừa nãy ta cũng đã hỏi rồi, ở quán Băng Đại Uyển này, không có con người đó.

Cẩu Khẩu không biết những giọt đọng trên cổ mình là mồ hôi hay nước bắn vào nữa, run rung giọng hỏi:

– Vậy làm sao các ngươi biết mấy người khách kia là người của chúng ta ? Thiết Thủ nhẹ nhàng đáp:

– Vào lúc này, hai mẫu nữ lại cùng nhau đi uống rượu, quả thật cũng hơi khiên cưỡng ! Thêm vào đó, chất độc trong nến làm chết bao nhiêu thiêu thân, nhưng bọn chúng thì vẫn bình an vô sự, hiển nhiên là người biết võ

công. Hơn nữa, khi chúng ta giả vờ trúng độc ngã xuống, trên mặt bọn chúng không nén được vẻ vui mừng, làm sao mà chúng ta không sinh nghi cho được

?

Rồi chàng đột nhiên tâng bốc thêm một câu:

– Huồng hồ, chi nhánh của các hạ có nhiều sát thủ đao thủ nhất trong tập đoàn

Sát Thủ Hoà Thượng, ta đương nhiên không thể không lưu tâm chú ý.

Cẩu Khẩu nhìn Thiết Thủ với ánh mắt căm hận, hai hàm răng sắc nhọn lộ ra ngoài:

– Rốt cục ngươi muốn gì ? Thiết Thủ chỉ hoà khí nói:

– Bắt ngươi về quy án.

Cẩu Khẩu rống lên một tiếng.

– Ta muốn mạng chó của ngươi.

Chỉ thấy y gầm lên dữ tợn, nước bọn bắn tung toé đến nỗi mặc dù đang ở trong thác nước trắng xoá nhưng vẫn có thể nhìn rõ mồn một.

Thiết Thủ cười nhạt nói:

– Đừng kích dộng ! Đáng tiếng là ngươi có mạng chó, còn ta thì không. Cẩu Khẩu hét lớn:

– Sát !

Y xuất đao.

Thế đao như thác.

Một đao này y đã dùng toàn lực bổ tới, toàn thân, toàn tâm, toàn ý dụng hết tinh thần khí lực, dốc tận vốn liếng vào đao chiêu, ý đồ định giết chết Thiết Thủ chỉ trong một đao duy nhất.

Thanh đao này của y có được cũng không phải dễ dàng gì. Y phải giết chết Bách Nhẫn Thiền Sư ở Pháp Nguyên Tự mới đoạt được. Đây vốn là thanh đao của Bách Nhẫn.

Thanh đao này còn có một tên gọi là Bách Nhẫn.


Đây là một thanh đao rất trắng. Một thanh đao rất sắc, rất sắc.

Còn y là một sát thủ rất độc, rất hung ác, rất tàn nhẫn.

Y gầm lên

“Sát” kỳ thực chính là để hạ lệnh cho bọn thuộc hạ, vì vậy hạ thủ xuất đao trước không phải là y, mà là hai mươi gã đao thủ đã vây lấy Thiết Thủ từ trước.

Hai mươi thanh đao từ những bộ vị khác nhau, do những sát thủ khác nhau, dụng những chiêu thức khác nhau, công tới Thiết Thủ từ những phương hướng khác nhau.

Bọn chúng đều là những sát thủ được huấn luyện kỹ càng … chia thành hai đợt tiền hậu giáp công, đương nhiên không làm yếu đi lực lượng tấn công, mà là tránh để quá nhiều người nhất tề xuất thủ, sẽ làm tiêu hao đi một phần sức mạnh của hợp công.

Tấn công theo đợt, khiến địch nhân phải liên tục đón đỡ, đến khi sức cùng lực kiệt, thì bọn chúng sẽ có thời cơ để mà lợi dụng.

Trong nháy mắt, đám sát thủ đã kết thành một đao trận. Định xong chiến pháp.

Địch nhân dù võ công cao đến đấu, cũng chỉ bất quá có hai cánh tay. Hai cánh tay có thể ứng phó được mười thanh đao không ?

Cho dù là có, phần thắng của bọn chúng vẫn không hề lung lay bởi: Vẫn còn mười thanh đao nữa.

Cho dù đối thủ có thể tay không ứng phó được hai mươi thanh đao, bọn chúng vẫn

không hề lo sợ.

Bởi vì hãy còn một thanh đao … Bách Nhẫn Chi Đao.

Đao của Cẩu Khẩu. Nhẫn để làm gì ?

Nhẫn là để có một ngày sau quật khởi trở lại. Bách Nhẫn thì sao ?

Bách Nhẫn chỉ vì để: không bay thì thôi, hễ bay phải lên tới tận trời, không kêu thì thôi, hễ kêu lên thì phải kinh thiên động địa, quỷ khốc thần sầu.

Nếu như nhẫn để mà nhẫn, chứ không phải vì sự phấn đấu ngày khác hay tương lai mà nhẫn những chuyện người khác không thể nhẫn, nhẫn những

việc thực tế không thể nhẫn vậy thì cái sự nhẫn đó, cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Cẩu Khẩu đương nhiên không phải loại người này. Y nhẫn, là để sát nhân.

Y nhẫn không xuất thủ trước, chính là vì muốn đợi thời cơ nhất kích tất sát. Hiện giờ thời cơ đó đã đến.

Y xuất đao trong dòng thác cuồn cuộn chảy.

Không ai phân biện được rõ ràng đó là hoa nước, hay là đao !

Ngay cả bản thân kẻ xuất đao cũng không phân biệt đựơc rõ ràng, vậy thì địch nhân có thể đón đỡ được, tránh né được một đao này chăng ?

Nhưng địch nhân của của y lần này là Thiết Thủ. Thiết Thủ thì sao chứ ?.

Song quyền của chàng có thể địch mười, không hai mươi, cũng không, hai mươi mốt thanh đao không ?

Trong giờ khắc sinh tử này, Thiết Thủ lại làm ra một chuyện mà không ai có thể ngờ tới.

Chàng không tiếp đao. Cũng không tiếp chiêu.

Một quyền đó đánh vào giữa dòng thác.

Một quyền đánh thẳng vào giữa dòng nước đang đổ xuống. Một quyền của chàng đánh vào dòng thác, khiến cho hoa nước bắn tung toé.

Hoa nước biến thành tiễn. Thành kiếm.

Mỗi một bông hoa nước trong sát na đó đều giống như ngưng tụ thành một mũi băng sắc nhọn.

Mười cây băng kiếm bắn thẳng vào mười tên sát thủ đang huy đao tấn công. Song quyền đích thực nan địch thập đao.

Nhưng Thiết Thủ lại có thêm mười thanh băng kiếm.

Mười tên sát thủ này đương nhiên không thể tưởng tượng Thiết Thủ lại có một chiêu như vậy, càng không ngờ rằng trên đời này có một loại “tiễn” như thế.

Mười thanh đao chưa kịp chém đến mục tiêu thì cả mười kẻ cầm đao đều trúng kiếm, trúng tiễn.

Bổ nhào, trượt ngã. Rơi xuống đầm nước sâu.

Cùng lúc đó, hai tay Thiết Thủ kẹp chặt, lại kẹp chặt thanh đao của Cẩu

Khẩu.

Cẩu Khẩu giằng mạnh. Đao bất động.

Y lại toàn lực rút mạnh.

Đao vẫn bất động.

Nước vẫn chảy, thác vẫn đổ xuống, y vẫn bỏ đao như những lần trước. Y chỉ có thể bỏ đao.

Đây là lần thứ ba y vứt bỏ thanh đao của mình. Cả ba lần đều chỉ một chiêu, đã phải vứt bỏ đao. Thiết Thủ đoạt đao, liếc mắt nhìn qua, đoạn thốt:

– Hay cho một thanh bạch đao trong hắc đạo !

Sau đó chàng quay sang nhìn mười tên sát thủ còn lại đang tiến thoái lưỡng nan quát:

– Còn không mau cứu các bằng hữu của các ngươi đi ? Đến giờ mười tên sát thủ mới như bừng tỉnh mộng. Nhưng chúng không cứu người.

Sát thủ cuối cùng vẫn là sát thủ. Sát thủ chỉ biết giết người, không biết cứu người.

Mười gã sát thủ lập tức thoái lui.

Không còn kẻ nào nghe theo lệnh của Cẩu Khẩu nữa. Tính mạng cuối cùng cũng quan trọng hơn nhiệm vụ.

Trong đời một sát thủ có thể làm rất nhiều nhiệm vụ, giết rất nhiều người, nhận rất nhiều mệnh lệnh, nhưng mạng của y thì chỉ có một.

Một người chỉ có một tính mạng.

Trên thực tế, Cẩu Khẩu cũng không còn tâm tình để mà phát lệnh nữa. Y là kẻ đào tẩu đầu tiên.

… nếu như y không phát hiện ra “kỳ sự” ! Chính là …

Thiết Thủ đột nhiên kích ra song quyền.

Vừa nãy chàng đối phó với mười thanh đao, mười sát thủ lão luyện cũng chỉ đánh ra có một quyền.

Vậy mà giờ lại vận khí hét lớn, song quyền tề xuất. Chàng không đánh vào ai.

Mà là đánh vào dòng thác. Sau đó “kỳ sự” liền xảy ra.

Dòng thác khổng lồ, chảy ầm ầm như vạn mã thiên quân, như hàng trăm con ngựa cùng lúc hí vang ấy, đột nhiên, ngừng lại, ngừng lại rồi sau đó … hoàn toàn … đổi hướng … chảy ngược lên trời.

Đây là thác gì vậy ?

Đây là thứ lực lượng gì vậy ?

Lưc lượng gì có thể khiến cho dòng thác đang cuộn chảy kia bắn ngược lên trời ?

– Nhất khí quán nhật nguyệt !

Cẩu Khẩu hoà thượng cơ hồ như kêu lên một tiếng thất thanh. Đây chính là chưởng lực hùng hậu nhất, bá đạo nhất mà giang hồ truyền ngôn.

– Bình địa khởi phong lôi, nhất khí quán nhật nguyệt.

Nhưng dòng thác kia chỉ là dòng thác, không phải địch nhân. Thiết Thủ dùng

“nhất khí quán nhật nguyệt” đánh vào nó có dụng ý gì ? Cẩu Khẩu lập tức hiẻu ra nguyên nhân.

Bởi y nghe thấy tiếng Thiết Thủ gọi lớn:

– Trần huynh, Ma tam ca, phiền hai vị xuống đầm cứu người !

Thì ra nguyên nhân chàng dụng chân khí hùng hậu của mình ngăn cản dòng nước chảy xuống là để. Cứu người.

Người được cứu không phải người bình thường. Mà là sát thủ.

Còn là những sát thủ vừa mới ám toán chàng. Đây không phải là “kỳ sự” thì là gì ?

Kỳ thực trên đời này có lẽ căn bản không có gì gọi là “kỳ nhân” hay “kỳ sự” cả, chỉ bất quá là, những người như vậy rất ít, rất ít gặp được, thế nhân liền gọi họ là “kỳ nhân”, những chuyện rất ít, rất hiếm hoi mới xảy ra, ngừơi ta liền coi đó là “kỳ sự.”

Trên thực tế, một ngừoi đi cứu người, chỉ là một người hết sức bình thường, cứu người chỉ bất quá là một chuyện nên làm mà thôi. Thế nhưng, bởi vì ít gặp, nên đại bộ phận đều cho rằng đó là “kỳ nhân kỳ sự”.

Cùng lý đó, một người kiếm đủ tiền, dùng một phần nhỏ, rất nhỏ, cực nhỏ trong gia tài của mình để quyên tiền xây học đường, mở phòng dược, quyên tặng tế phẩm, giúp đỡ tội nhân cũng trở thành đại thiện nhân oai danh một thời, người người kính ngưỡng. Còn người làm quan to, chỉ vì lão bách tính nói vài câu, bớt vơ vét một chút, gặp nơi tai nạn thì chịu khó ngồi kiệu đi đến thị sát một vòng, liền trở thành thanh thiên đại lão gia được nhân dân kính trọng như trời rồi.

Chẳng trách mà trong mắt kẻ giết người quen tay như Cẩu Khẩu hoà thượng vịêc Thiết Thủ dụng tuỵêt đại công lực của mình ngăn cản dòng thác cứu người lại là một chuyện kinh thiên động địa đến thế !

Đương nhiên, y lập tức đứng ngây người ra. Nhưng cũng lập tức ngộ ra một điểm.

Một điểm yếu hại vô cùng.

Thiết Thủ có thể không biết bơi.

Nếu không vậy, chàng bất tất đã phí nhiều khí lực như vậy để ngăn cản dòng thác để cứu người ? Tại sao không thể tự mình đi cứu người ?

Cẩu Khẩu hoà thượng thập phần phấn khích. Cuối cùng y cũng phát hiện ra.

Kẻ thù tưởng chừng như vô địch, tưởng chừng như không có khuyết điểm, tửơng chừng nhưng không gì đánh ngã nổi này, thì ra lại có nhược điểm yếu hại như vậy.


Thiết Thủ dụng nội lực đẩy ngược dòng thác, chuyện ngày e rằng còn tổn hao nội lực hơn cả kinh qua mười trận đại chiến.

Chàng hét lớn, hi vọng có người có thể cứu mười tên sát thủ đang dãy dụa trong đầm nước, thế nhưng sự việc lại diễn ra không theo ý chàng.

Trần Phong đang một mình lao ra chặn đường mười tên sát thủ đang tháo chạy.

Nếu không phải Đôn Hoàng Bài Ấn Chưởng xuất thủ như huy, dũng mãnh vô song, dùng sức một người chặn đứng được mười đao khách sát thủ đúng là chuyện khó bề tưởng tượng.

Y lấy một địch mười, có thể.

Hơn nữa còn chiếm thế thượng phong. Bởi y nắm được yếu quyết.

Bất kỳ ai, cho dù trận pháp, võ nghệ luyện thuần thục thế nào, phối hợp xảo diệu thế nào, huấn luyện nghiêm khắc thế nào, cũng vẫn là người.

Là ngừơi thì sẽ có tư tâm. Trí tụê cũng có lúc ngu đần.

Một khi đã phân tâm, hành động sẽ có nhanh có chậm, phản ứng cũng không đồng đều.

Mặc dù sự sai lệch này không rõ rệt lắm, chỉ là trong lúc hành động quan trọng, giờ khắc trọng yếu thì những sai lệch này trở nên trí mạng.

Trần Phong Trần đã tính toán chuẩn xác vô cùng, mười tên này có đồng tâm, hợp

lực hơn nữa thì xuất thủ cũng có kẻ trước người sau, tự nhiên cũng có kẻ sợ chết, có kẻ bảo lưu dư lực, cũng khó tránh khỏi có kẻ toàn lực xuất thủ, có kẻ giả thế xuất thủ, chỉ cần một chút tư tâm này, là đã đủ cho y rồi.

Y tấn công tên sát thủ lao tới đầu tiên, chỉ là trước chín tên còn lại một sát na ngắn ngủi, một cái nháy mắt, chỉ cần tên xuất thủ đầu tiên này trúng đòn

trước, ngã xuống trước, vậy thì những tên khác tự nhiên cũng sẽ sợ hãi, không dám mạo hiểm xuất thủ nữa.

Cũng có nghĩa là, y chỉ cần đánh ngã một tên đầu tiên đi trước, việc đối phó với những tên khác tự nhiên dễ hơn rất nhiều.

Đây là biện pháp của y.

Chỉ có điều, y lấy một địch mười, cho dù đối phó được đi chăng nữa cũng không phải chuyện dễ dàng.

Vì thế y không thể phân thân. Càng không thể phân tâm.

Thiết Thủ kêu gọi y xuống đầm cứu người, y có nghe thấy, nhưng không thể làm gì.

Chỉ đành thốt lên:

– Ma lão tam, ngươi mau đi ! Ma Tam Cân lập tức hồi đáp:

– Ngươi đi, ta không thể !

Ma Tam Cân cũng đang đối phó địch nhân. Hơn nữa còn là đại địch.

Y phải cản Cẩu Khẩu hoà thượng lại.

Thiết Thủ đang toàn lực ngăn cản thác nước, nếu y không đối phó với Cẩu

Khẩu

hoà thượng, chỉ e chàng khó mà ứng phó nổi.

Trần Phong không để ý điểm này, vừa dụng Bài Ấn Chưởng, Bài Vân Thủ, Bài Cốt

Quyền, Bài Hồng Kình đánh lui địch nhân, vừa hét lên với Ma Tam Cân:

– Cẩu Khẩu giao cho Long cô nương, ngươi đi giúp Thiết nhị ca cứu người trước đi !

Chẳng ngờ Ma Tam Cân lại gắt lên:

– Không đựơc, ta không được. Trần Phong tức giận quát:

– Ngươi thường ngày cái gì cũng nói được, tại sao trong lúc dầu sôi lửa bỏng này mới nói không đựơc ?

Ma Tam Cân vừa phải chống chọi với sát khí và áp lực từ đao pháp lăng lệ của Cẩu Khẩu Hoà Thượng, một mặt phải phân tâm để ý tới Thiết Thủ và Trần Phong, mệt mỏi thở hắt ra một hơi rồi rống lên:

– Ta không … không biết bơi !

Mọi người liền lập tức minh bạch.

Cao thủ ở trên đất liền. Khi xuống nước, vị tất đã là cao thủ.

Trên đất liền có thể chạy, có thể nhảy, xuống nước vị tất đã biết bơi. Ở dưới nước có thể vùng vẫy bơi lội, không có nghĩa là có thể bay lượn trên trời. Thiết Thủ nghiến răng nói:

– Được, để ta !

Chàng cũng không biết bơi.

Nhưng chàng định dùng tuỵêt thế nội lực của mình, vận chưởng kình đánh vào mặt nước, đẩy những kẻ sắp chìm xuống kia bay lên bờ.

Chàng không thể nhìn cảnh con người dần dần rơi vào cái chết, mặc dù đó là địch nhân là sát thủ.

Địch nhân cũng là người. Chàng chỉ có thể làm vậy.

Chàng thật sự làm vậy. Chợt nghe có tiếng nói thánh thót của một nữ tử vang lên:

– Chậm đã, để ta ! Tiếng nói vừa cất lên.

Thân hình nàng đã bắn vọt tới như một mũi tên nhỏ. Nàng nhảy vào đầm nước.

Không hề có hoa nước bắn lên. Nàng biết bơi.

Điểm này thì nàng còn “lão giang hồ” hơn cả Thiết Du Hạ, một người vùng vẫy giang hồ đã bao năm.

Tuy nhiên, nàng không hề cho rằng những kẻ đang chìm dần xuống nước kia có gì để cứu, có gì đáng để nàng cứu cả.

Những người hay xuất thủ cứu người, tương trợ đồng đạo trong lúc khó khăn, lại thường hay sợ rằng đến lúc mình cũng cần người khác tương cứu, không biết có ai kịp thở xuất thủ hay không ?

Đây chính là vấn đề mà Long Thiệt Lan luôn luôn hoài nghi.

Có điều, tuy nàng không đồng ý cứu những người nàng cho là không còn thuốc gì chữa nổi, Thiết Thủ lại muốn cứu họ, thì nàng cũng đành phải ra tay tương cứu.

Lời nói của chàng đương nhiên không phải thánh chỉ, thậm chí không hề liên quan gì tới thánh chỉ, nhưng chỉ cần Thiết Thủ nói, Long Thiệt Lan sẽ làm theo.

Nàng tín nhiệm chàng.

Nàng biết chàng lúc nào cũng đúng.

Cũng tốt.

Nàng không cần gì cả, chỉ mong Thiết Thủ nợ tình của nàng. Nhân tình.

Bởi vì nàng hiểu rõ Thiết Thủ, những người giống như chàng, không thể nợ tình của người khác được.

Vì thế, nàng phóng xuống đầm nước như một mũi tên.

Chính vào lúc này, Cẩu Khẩu liền bạt xuất ra Sát Thủ giản của y, bạt xuất Sát

Thủ giản bên dưới Sát Thủ Giản.

– Cửu Khẩu Phi Đao

Cửu Khẩu Phi Đao cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Cẩu

Khẩu có đựoc thanh danh như ngày nay. Đây là ám khí thành danh của y.

Cũng là binh khí.

Đó là chín ngọn khuyển nha phi đao. Cửu đao tề phi, trời sáng, thân đao lấp lánh làm loá mắt đối thủ, trời tối, đao chuyển thành màu đen tuyền hoà lẫn với bóng tối. Mỗi lần xuất đao đã phân làm chín đường, lực đạo đao kình hoàn toàn khác nhau, tốc độ cũng có nhanh có chậm, nhưng tất cả đều có chung một công năng và một mục tiêu.

Đưa kẻ địch vào chỗ chết. Chắc chắn phải chết !

Đây chính là Cửu Khẩu Phi Đao Vũ khí thành danh của Cẩu Khẩu Hoà

Thượng.

Cũng là Hắc Đao trong hắc đạo.

Đặc bịêt là trong buổi tối thế này, chín ngọn phi đao càng thêm thần xuất quỷ mạt, lăng lệ kinh người.

Chín ngọn đao không giống như có người phát ra, mà như tự bay lượn ra vậy. Giống như loài quỷ mị.

Cửu đao tề phát.

Bắn về phía Thiết Thủ.

Ám khí cũng như binh khí vậy, quan trọng nhất là khoái, chuẩn, độc.

Thế như nếu gặp phải một nhất lưu cao thủ, cách nói đó lại không còn chuẩn xác nữa.

Bởi vì ngươi nhanh, đối thủ cũng có thể nhanh như vậy. Hơn nữa còn có thể nhanh hơn.

Tuy rằng ngươi chuẩn, nhưng đối phương cũng có thể chuẩn như vậy. Thậm chí còn chuẩn hơn cả ngươi.

Dù cho ngươi độc, kẻ địch cũng có thể độc như vậy. Còn độc hơn của ngươi nữa.

Vì vậy, khoái, chuẩn, độc không phải là dùng để nói trong trường hợp võ công thực lực của bản thân cao hơn đối thủ.

Bởi thế, không phải ai cũng có thể nói mình khoái, chuẩn và độc được.


Một số kẻ tự cho rằng mình đã đạt đựơc khoái, chuẩn, độc, nhưng trong mắt những cao thủ, chỉ là những kẻ đã không khoái, lại không chuẩn, càng không đủ đã đạt đựơc khoái, chuẩn, độc, nhưng trong mắt những cao thủ, chỉ là những kẻ đã không khoái, lại không chuẩn, càng không đủ độc.

Có điều, khoái, chuẩn, độc vẫn là yếu quyết khi xuất thủ tập kích địch nhân. Phi đao thành danh của Cẩu Khẩu Hoà Thượng cũng vậy. Cực khoái. Cực chuẩn. Cực độc.

Nếu như không đủ nhanh, bất kỳ tuỵêt chiêu lăng lệ nào cũng trở nên vô dụng.

Không tin, thì hãy thử dùng tốc độ chậm nhất để sử ra một chiêu thức lợi hại nhất trên thế gian này xem, đảm bảo không giết được một con muỗi nhỏ.

Nếu như không có chuẩn xác, cho dù chiêu thức có nhanh tới đâu, có lăng lệ tới đâu cũng chỉ là vô dụng. Căn bản không đánh trúng mục tiêu vậy thì còn đánh để làm gì ?

Nếu như tâm không đủ độc, cho dù chiêu thức đủ nhanh, đủ chuẩn, đao đủ sắc, nhưng người xuất thủ lại không nỡ phát chiêu, vậy thì đâu còn gì để nói nữa ?

Đây chính là lý do tại sao xuất thủ phải khoái, phải chuẩn, phải độc.

Phi đao của Cẩu Khẩu Hoà Thượng tuỵêt đối có thể đạt được ba chữ khoái, chuẩn, độc này. Hơn nữa, còn không chỉ có khoái, chuẩn, độc.

Còn có nguỵ nữa.

Nguỵ là một loại biến hoá.

Những phi đao đen tuyền của y, sau khi thoát thủ bay đi, đột nhiên phập phù bất định, tốc độ cũng nhanh chậm vô thường, ngay cả mục tiêu công kích cũng hoàn toàn vô định, khiến người ta hoàn toàn không có cách nào đón bắt hay tránh né.

Thậm chí một hai ngọn phi đao còn hoàn toàn biến mất trong bóng tối, không thấy đâu nữa, sau đó đột nhiên xuất hiện vào lúc chí mạng nhất, đưa đối thủ vào chỗ chết.

Cửu Khẩu Phi Đao đi đựơc nửa đường thì có ngọn đột nhiên ẩn hình, có ngọn đột nhiên vô thanh vô tức, có ngọn thì chui tọt xuống đất, khi đến gần mục

tiêu mới bất ngờ phóng vọt lên, chuyên tấng công hạ bàn kẻ địch. Phi đao của y rất ngụy dị.

Ngụy dị tựa loài ác quỷ. Ngụy dị tựa loài dơi độc bên mình ác quỷ. Mỗi ngọn phi đao của y đều như một sinh vật sống.

Đáng sợ, điên cuồng, khúc khuỷu, hơn nữa còn quái dị, yêu dị như loài quỷ mị.

Chín ngọn phi đao như chín bóng u linh, bắn về phía Thiết Thủ.

Dường như chúng không chỉ muốn đoạt tính mạng của Thiết Thủ, mà còn muốn phát nát linh hồn chàng, khiến chàng vĩnh viễn ở dưới địa ngục, vĩnh viễn không được siêu sinh.

Với năng lực của Thiết Thủ, muốn ứng phó chín ngọn phi đao này, e rằng cũng tốn không ít sức lực.

Huống hồ, chàng đang phải dùng toàn bộ chân lực của mình để ngăn dòng thác chảy, còn khiến nó phải đổ ngựơc lên trời nữa, thời gian càng lâu, lượng nước tích tụ càng nhiều, áp lực càng lúc càng nặng nề.

Sức mạnh của đại tự nhiên không gì có thể cản nổi, ngay cả danh bộ Thiết

Thủ thành danh bởi nội công thâm hậu cũng vậy. Áp lực ép xuống nặng tựa Thái Sơn.

Phi đao cũng nguỵ dị tấn công, có ngọn ở ngoài sáng ( sáng nhưng cũng không thể đoán biết ), có ngọn ở trong tối ( trong tối căn bản không thấy tông tích đâu ).

Thiết Thủ làm sao có thể vừa cùng lúc hứng chịu áp lực nặng nề như thái sơn áp xuống của thác nước, vừa chống đỡ lại chín ngọn phi đao tựa loài quỷ mị đang áp tới ?

Nếu toàn lực đối phó với phi đao, vậy thì dòng thác khổng lồ kia sẽ đổ xuống, Long Thiệt Lan trong đầm nước làm sao chịu thấu ? Mười tên sát thủ trong đầm nước ấy e rằng cũng khó sống.

Nếu Thiết Thủ vẫn kiên trì chống đỡ dòng thác, chẳng phải là chàng sẽ bi chín ngọn phi đao xuyên mười tám lỗ trên người, thảm tử bên dưới Sát Thủ Giản này hay sao ?

Thiết Thủ lúc này đang phải quyết chiến với đại tự nhiên và sát thủ cùng nhau liên hợp lại.

Thiết Thủ trước giờ vốn vẫn rất trầm ổn bình tĩnh như Thái Sơn, giờ đây đột nhiên hét lên một tiếng làm hết thảy chúng nhân đều kinh tâm động phách. Chàng vận toàn bộ nội lực, phát động Nhất Khí Quán Nhật Nguyện đến tận đỉnh điểm, song thủ vung lên, dưới ánh sáng mờ ảo của tinh nguyệt, từ đôi

tay chàng tựa như bắn ra muôn vạn đạo cầu vồng.

Cột nước lớn bị chàng dùng vô hình chân khí ngưng tụ lại đột nhiên biến thành một xoáy nước khổng lồ, bên trong muôn ngàn tia nước bắn ra như mưa, tạo thành một bức tường nước chắn giữa chàng và Cẩu Khẩu Hoà Thượng,

Cột nước khổng lồ tựa như một con vật ngoan ngoãn nghe theo sự chỉ huy của Thiết Thủ, chàng bảo ngồi là phải ngồi, bảo đứng là phải đứng.

Bức tường nước vừa được lập lên, lực lựong vĩ đại của tự nhiên và chân lực nhiều năm tu tập của Thiết Thủ liền kết thành một thể, chín ngọn phi đao kia (bất kể là vô hình hay hữu hình ), đều bị tường nước chặn đứng lại, nếu không phải tiêu tán không thấy đâu thì là bị ép vỡ thành muôn vạn mảnh, hoặc bắn ngập vào tảng đá bên cạnh đó,hoặc rơi thẳng xuống đất.

Còn một ngọn nữa, bị Thiết Thủ thuận tay bắt lấy. Lúc này, chàng đã thừa cơ dẫn cho dòng thác chảy ra ngoài, dòng thác giờ đây tựa như bị một vật gì đó vô hình treo lên ở giữa vậy. Chỉ cần thác nước không chảy trực tiếp vào đầm nước, vậy thì Long Thiệt Lan có thể dễ dàng cứu người được rồi.

Cùng lúc, chàng đã phá huỷ Sát Thủ Giản của Cẩu Khẩu Hoà Thượng, và chống đỡ dòng thác để Long Thiệt Lan cứu người.

Chỉ nghe chàng hét lên một tiếng vang động, cổ tay uốn nhẹ, ngọn phi đao liền bắn vọt ra !

Cẩu Khẩu Hoà Thượng bên này mắt thấy dòng thác khổng lồ bị Thiết Thủ chỉ huy bày bồ như một con vật ngoan ngoãn, sợ hãi đến cứng đờ người ra.

Tuỵêt kỹ của y đương nhiên cũng bị dòng thác ấy chặn đứng.

Khi y sực tỉnh lại thì Thiết Thủ đã ném ngọn phi đao cuối cùng ra. Ngọn phi đao vốn là của y.

Hắc Đao.

Nhưng ngọn hắc đao được Thiết Thủ dùng thủ pháp quang minh chính đại, lực đạo quang minh chính đại ném ra, người sử đao quang minh chính đại, vì thế nên hắc đao cũng được bao phủ một lớp ánh sáng lấp lánh, tựa hồ như được lột xác vậy.

Đó là ám khí được người có nội lực hùng hậu nhất trong Tứ Đại Danh Bộ phát ra.

Bởi vì chàng là người quang minh lỗi lạc, nên ám khí của chàng trong phút chốc cúng biến thành minh khí.

Một ngọn hắc đao đen đúa, quỷ mỉ, giờ đây không ngờ đã biến thành bạch đao.

Nhân chính cảnh giới thanh. Tâm tịnh tự nhiên lương. Cạch !

Ngọn đao ấy bay lướt qua cái đầu trọc của Cẩu Khẩu hoà thượng, cắm phập vào vách đá đến lút cán, thân đao vẫn không ngừng rung động.

Nếu như Thiết Thủ muốn lấy mạng Cẩu Khẩu Hoà Thượng, e rằng y sớm đã mất mạng rồi.

Cẩu Khẩu không dám động đậy nữa. Toàn thân y ướt đẫm.

Bởi vì nước đã bắn đến chố y đứng. Đũng quần y cũng ướt sũng.

Vì y đã sợ đến vãi cả ra quần.

Chỉ nghe Thiết Thủ trầm giọng quát:

– Cẩu Khẩu, nếu ngươi còn ngoan cố, vậy thì đứng trách ta ra tay độc ác. Tội ác của người đã ngập đầu, ngập cổ, dù ta có giết ngươi ngay tại đây cũng không hề gì.

Cẩu Khẩu nào dám vọng động nữa ?

Lúc này, có thể nói Thiết Thủ đã hoàn toàn khống chế đại cục. Chính vào lúc này, chợt nghe một tiếng hét.

Đó là thanh âm của Long Thiệt Lan. Tiếng hét vang lên từ trong đầm nước. Thiết Thủ vội quay đầu lại.

Chỉ thấy gương mặt thanh lệ của Long Thiệt Lan nhú lên khỏi đầm nước, mặc dù đầm nước tối đen, song Thiết Thủ vẫn có thể nhận ra đựơc tình thế nguy cấp của nàng.

Cổ của nàng rất sáng.

Bởi vì chỗ đó đang có một thanh đao.

Đó là một thanh đao rất sắc bén, rất sáng, hàn quang chiếu lên mặt Long

Thiệt Lan, lên mắt Thiết Thủ. Long Thiệt Lan đã bị khống chế.

Người đứng đằng sau đang kẹp chặt tay nàng. Người đó đương nhiên phải là một cao thủ. Một cao thủ dụng đao.

Đồng thời cũng là một cao thủ ám toán.

Bởi vì người đó sớm đã ẩn nấp dưới đáy đầm, đợi lúc Long Thiệt Lan nhảy xuống cứu người, y mới lợi dụng bóng tối, xông ra tập kích.

Chế trụ Long Thiệt Lan. Đêm đen. Gió lớn.

Lưỡi đao lạnh.

Đầm nước cũng lạnh.

Đao quang còn lạnh hơn nước trong đầm.

Ánh mắt của Thiết Thủ cũng trở nên lạnh lùng. Trái tim chàng cũng trầm xuống.



Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận