Tướng Minh

Chương 83: Rượi li biệt, thư li biệt


Trong lịch sử, Trượng Kim Xứng chết dưới tay Dương Thiện Hội, nhưng đó là chuyện của năm Đại Nghiệp thứ mười hai, cũng có nghĩa là nếu đi theo quỹ đạo lịch sử, thì Trương Kim Xưng còn năm năm thọ mệnh nữa. Cho nên, Lý Nhàn không chắc rằng lần này mình có thể giúp được Hạ Nhược Trọng Sơn không. Hắn cũng không biết, lỡ như hắn giúp Hạ Nhược Trọng Sơn giết chết Trương Kim Xưng, lịch sử có khi nào sẽ vì sự xuất hiện của hắn mà thay đổi không. Nếu như nói khi Lý Nhàn tới đây, có được ưu thế trời sinh là có hiểu biết đại khái về lịch sử thời này, vậy thì, có khi nào ưu thế đó sẽ hoàn toàn biến mất khi Trương Kim Xưng chết?

Hắn không biết mình có trở thành con bướm, chỉ cần vổ vỗ cánh là có thể ảnh hưởng cả thế giới hay không?

Nhưng, hắn nhất định không bỏ cuộc giữa chừng.
Tuy hắn không phải quân tử gì, nhưng chỉ cần đã hứa với bạn bè, thì nhất định sẽ làm, còn làm được hay không thì lại là chuyện khác.

Hà Ngược Trọng Sơn cứu sống mạng của hai mươi người cuối cùng trong đội của họ dưới chân núi Yến Sơn. Phần ân tình này, Lý Nhàn không thể không trả. Thế giới này cái khó trả nhất chính là ân tình, nếu nợ nhiều quá có lẽ đè bẹp con người mất.

Vì thế, những chuyện nhỏ như thay đổi cục diện thế giới, Lý Nhàn thật sự không quan tâm, chuyện hắn quan tâm là những chuyện lớn như trả nợ ân tình. Nếu hắn phải lựa chọn một trong hai chữ “tình” và “lý”, thì chữ “lý” nhất định sẽ bị hắn ngược đãi thảm thiết vô cùng, xé nát đập bể rồi dùng nước tiểu vừa vàng vừa khai xối đi thật xa. Lâu nay, từ đầu đến giờ, hắn, vẫn luôn là một người không nói lý lẽ, cũng đừng mong hắn tuân thủ qui tắc gì hết.
Nếu quỹ đạo vốn có của lịch sử chính là qui tắc, và nếu hắn không cẩn thận phá vỡ nó, thì có thể hắn sẽ nói một câu đầy áy náy: Lần sau cẩn thận.

Lịch sử có lần sau không?

Có trời mới biết.

Đây đã là buổi sáng của ngày thứ hai từ khi rời khỏi cái tiểu thôn đó. Cả đội tìm một cái nhà vườn trống an định, sắp xếp tuần tra cảnh giới rồi, vốn định ăn chút lương khô rồi nghỉ ngơi. Kết quả là đến khi trời còn chưa chập tối, những thôn dân sau khi thoát nạn đều tự giác đưa đến đồ ăn nóng hổi. Người của Huyết Kỵ và Thiết Phù Đồ đều xem như là mã tặc, nhưng hơi ấm giản dị như thế thì không phải lần đầu tận hưởng. Thật ra cơm và đồ ăn không hề phong phú, lúc người dân đem đến còn mặt đầy nỗi sợ và kinh hãi. Nhưng bọn Lý Nhàn đều biết, đồ ăn có đơn giản đến đâu, cũng là một tấm chân tình của họ.

Hỏi rõ vị trí của thôn Mâu Sơn, cả đội nghỉ ngơi một đêm rồi xuất phát từ sáng tinh mơ. Trước lúc ra đi, Lý Nhàn nói với bá tánh, nếu có sau này có một ngày không thể sống tiếp được nữa, thì hãy suy nghĩ xem hôm nay là thế nào mà sống sót được.

Thật ra, hắn biết lời của mình không thể thay đổi vận mệnh của họ. Có lẽ có một ngày những người này cũng sẽ cầm cuốc cầm lưỡi hái gia nhập toán nghĩa quân phản kháng lại sự thống trị của Đại Tùy nào đó. Đương nhiên, trong quá trình phản kháng, người mà họ làm tổn thương lại chính là những lão bá tánh thông thường như chính họ vậy.

Lý Nhàn chỉ muốn nói cho họ biết, đến những lúc không thể không lựa chọn, thì hãy suy ngẫm về quá khứ.
Cả đội xuất phát trong ánh nắng bình minh. Đã vào tháng mười, gió trời lúc bình minh mang cảm giác mát lạnh sảng khoái, cảm giác thổi vào người rất dễ chịu. Sau khi có sự gia nhập của ba chủ tớ La Sĩ Tín, đội ngũ đã mở rộng thành hai mươi mốt người. Và có thêm một La Sĩ Tín, tuyệt đối không phải đơn giản là chỉ có thêm một người nữa.

Thôn Mậu Sơn cách đây không còn xa, khoảng năm mươi mấy dặm lộ trình. Với tốc độ của bọn Lý Nhàn, nửa ngày cũng không cần là có thể tới nơi.

Đầm Cự Lộc, Lý Nhàn cảm thấy cái tên này hơn xa lạ. Thật ra nếu hắn đủ hiểu nhiều về địa lý, thì có thể biết về sau tên tuổi của nơi này sẽ nổi tiếng như thế nào vì một cuốn danh tác. Thủy bạc Lương Sơn, một nơi thần bí khiến bao người mơ tưởng bao nhiêu năm. Đầm Cự Lộc, thật ra chính là một trong chín cái đầm có tiếng, Đầm Cự Dã, chỉ là cách gọi không được thống nhất thôi.
Đầm Cự Dã, vào thời Tùy Đường, nơi đây là cái hồ lớn, nam bắc hơn ba trăm dặm, đông tây hơn một trăm dặm. Chỉ sau năm đời, do Hoàng Hà nhiều lần vỡ đê, xối nước bùn trầm tích đi nơi khác, đầm Cự Dã từ nam tới bắc dần khô cạn biến thành bình nguyên, còn phía bắc, chính là Lương Sơn Bạc (tên hồ) nổi tiếng lẫy lừng.

Nơi này dễ thủ khó công, Trương Kim Xưng chọn nơi đây chính là vì sự hiểm yếu của nơi này. Nếu triều đình sai binh tới đánh, y chỉ cần đem người trốn vào trong đầm Cự Dã. Cho dù triều đình phái mấy vạn hùng binh tới cũng không có cách. Y chọn nơi này là căn cứ địa, cướp bóc châu huyện bốn phía lân cận, lần hiếu trương nhất chính là đem hơn vạn loạn phỉ diễu binh bên ngoài thành Vận Thành, quận trị của Quận Đông Bình.

Tề Quận mà La Sĩ Tín muốn tới nằm ở phía đông bắc của Quận Đông Bình. Y đi theo Lý Nhàn đến Quận Đông Bình, thật ra là đã đi vòng hết nửa vòng đường, đi nhiều thêm mấy mươi dặm nữa. Y vốn đã cách Tề Quận không bao xa nữa, chỉ cần đi thêm hai ngày nữa là có thể tới Lịch Thành, quận trị của Tề Quận.

Sau khi đi qua Quận Tề Bắc, rồi tới Túc Thành, có nghĩa là đã vào trong cảnh nội của Quận Đông Bình. Thôn Mậu Sơn mà Hạ Nhược Trọng Sơn nói chính là một cái tiểu thôn của Túc Thành. Nơi đây cách đầm Cự Dã không tới trăm dặm, phi ngựa tăng tốc chỉ cần một ngày là tới.

– An Chi.

Sau khi vào Túc Thành, La Sĩ Tín đột nhiên hỏi Lý Nhàn: – Vị huynh trưởng đó của huynh tên gì?

– Tên Hà Ngược Trọng Sơn.
Lý Nhàn nhìn La Sĩ Tín nói: – Y vốn là con của Tống Quốc Công, Hạ Nhược Bật.

La Sĩ Tín ngẩn người, rồi sau đó thở dài một tiếng: – Hóa ra là con trai của Hạ Nhược lão tướng quân từng dâng sớ “Mười sách lược bình Nam Trần”.

Y do dự một hồi, rồi nói: – An Chi, trên đường đi ta nghĩ tới một chuyện.

– Cái gí?

– Huynh nói ân nhân cứu mạng của Hạ Nhược Trọng Sơn bị Trương Kim Xưng giết, không lẽ là Tôn An Tổ?
Lý Nhàn uhm một tiếng: – Vốn dĩ nên nói trước cho huynh biết.

La Sĩ Tín thờ dài: – Hạ Nhược Trọng Sơn vốn là con cháu tướng môn, còn Tôn An Tổ nghe nói cũng từng lập chiến công lúc Đại Tùy bình Nam Trần, tại sao, tại sao lại thành hết phản tặc thế này?

Lý Nhàn biết tính tình của La Sĩ Tín. Từ lúc đầu hắn không nói thật tình cho La Sĩ Tín biết, thật ra là lo lắng La Sĩ Tín mà biết Hạ Nhược Trọng Sơn và Tộn An Tổ là phản tặc sẽ không vui. Lần này hắn đến Quận Bình Đông giúp Hạ Nhược Trọng Sơn báo thù, tình cờ gặp la Sĩ Tín, vốn định dũ thêm một mãnh tướng lừng danh đến giúp. Nhưng tuy tính tình La Sĩ Tín bộc trực, nhưng không phải là đồ ngốc. Trên đường đi, y nghĩ đi nghĩ lại, cứ thấy trong lòng thấp thỏm không yên nên mới quyết định hỏi ra.

Lý Nhàn thấy La Sĩ Tín đã đoán ra rồi, chẳng thà đem đầu đuôi câu chuyện của Hạ Nhược Trọng Sơn nói một lượt.

Sau khi nghe xong, La Sĩ Tín trầm mặc một hồi lâu không nói gì.

Cả hai đều cứ ngồi im lặng như thế trong phòng trọ của khách điếm. Cũng không biết trôi qua bao lâu, Lý Nhàn đột nhiên cười cười, lấy túi rượi từ nơi thất lưng xuống đưa cho La Sĩ Tín: – Sĩ Tín, ta biết chí hướng của huynh. Lần này là ta sai rồi, ta xin lỗi huynh. Huynh vốn định tòng quân giết giặc, kiến công lập nghiệp, nhưng bây giờ lại bị ta dụ đến đây giúp giặc báo thù.
La Sĩ Tín nhận lấy túi rượu uống một ngụm, chậm rãi lắc đầu nói: – Thật ra ta cũng không mấy để ý, điều ta để ý là

Lý Nhàn nói: – Ta cũng là mã tặc, cha ta tên Trương Trọng Kiên, thiết nghĩ chắc huynh cũng từng nghe qua cái tên này.

La Sĩ Tín trừng to mắt, nhìn Lý Nhàn bằng con mắt không dám tin.

– Rượu uống rồi?

Lý Nhàn cười cười đột nhiên nói một câu không ăn nhập vào đâu.

– A? Uống rồi!
La Sĩ Tín bất giác trả lời.

Lý Nhàn đứng dậy, kéo cửa phòng ra: – Vậy chúng ta bái biệt tại đây, ngụm rượu vừa nãy xem như là rượu biệt ly. Huynh đệ hai ta vốn ý khí tương đồng, nhưng ta lại gạt huynh, là ta sai rồi, nên lần này đi đầm Cự Dã, huynh đừng đi theo thì tốt hơn. Từ đây đi theo hướng đông bắc, không cần ba ngày là tới Lịch Thành, hi vọng sau này còn ngày tái ngộ.

La Sĩ Tín nhất thời ngẩn người, lúng túng nhìn Lý Nhàn.

Lý Nhàn đi tới vỗ vỗ vai của La Sĩ Tín: – Chí hướng của huynh là đầu quân triều đình, làm một đại tướng quân tung hoành sa trường. Còn chí hướng của ta nói không chừng sau này sẽ đứng ở phía đối lập với triều đình, Vì thế, con đường chúng ta đi thật ra không giống nhau, nếu sau này còn có cơ hội gặp lại, hi vọng huynh và ta không trở thành kẻ địch của nhau.

La Sĩ Tín há miệng, nhưng cuối cùng cũng hóa thành tiếng thở dài, ôm quyền, rồi đi ra khỏi phòng.

Lý Nhàn từ đầu chí cuối vẫn mỉm cười, còn La Sĩ Tín từ đầu chí cuối cũng không quay đầu lại nhìn một cái. Khi bóng lưng của y biến mất khỏi tầm mắt của Lý Nhàn, ai đó mới thở dài một cách đầy tiếc nuối, lầm bầm câu: – Đầu tư thất bại rồi

– An Chi, sao Sĩ Tín bỏ đi thế?

Bọn Lạc Phó đi vào phòng của Lý Nhàn hỏi.
Lý Nhàn cười nói: – Chí hướng của y to lớn, đệ không nỡ gạt y.

Lạc Phó cười khổ nói: – Chẳng thà đệ nói ra từ lúc giữa đường, bây giờ tới Túc Thành rồi, nếu y đến quan phủ nói ra nơi ẩn thân của chúng ta, chỉ sợ chúng ta không ai thoát được!

Lý Nhàn lắc lắc đầu nói: – Đệ có giới hạn của mình, La Sĩ Tín tuy ngay thẳng, nhưng cũng là người có giới hạn của mình.
Ra khỏi huyện thành Túc Thành, Tiểu Bính hỏi La Sĩ Tín với vẻ mặt khó hiểu: – Chủ nhân, không phải nói là đi báo thù chung với Lý Nhàn sao? Tại sao chúng ta lại rời khỏi?

Tiểu Đinh cũng hiếu kỳ hỏi: – Đúng đó, chủ nhân, sao chúng ta không đi nữa?

La Sĩ Tín lạnh giọng quát: – Im miệng!

Không muốn giải thích thêm gì nữa, y ra sức quật roi ngựa vào mông của Tảo Hồng Mã. Con ngựa hí vài tiếng, phi nhanh về phía trước.

Tặc
Tại sao huynh là tặc?

Trong khi ngựa phi như điên, vẻ mặt La Sĩ Tín đầy vẻ bi ai.

Bọn Lý Nhàn bàn nạc một hồi, để cho ổn thỏa, cả bọn quyết định nhân lúc trời tối rời khỏi huyện thành, rồi lại tìm một nơi hẻo lánh nào đó nghỉ ngơi. Lý Nhàn cũng không muốn họ lo lắng, nên cả bọn lập tức ra khỏi thành tìm một khu rừng nào đó nghỉ chân. Họ vốn đã quaen với việc trời chăn chiếu đất, cũng chẳng để ý ngủ qua đêm trong rừng.

Sáng hôm sau, Lý Nhàn chia ra phần lớn người đợi ở trong rừng, bốn người gồm hắn, Lạc Phó, Phục Hổ Nô, Triều Cầu Ca đi tìm thôn Mậu Sơn.

Đợi khi họ tới thôn Mậu Sơn, vừa hay gặp một thuộc hạ của Hạ Nhược Trọng Sơn ngay cổng thôn.

– Thiếu Đương gia! Cuối cùng người cũng tới!

Người đó đi đến bên Lý Nhàn, nói một cách gấp gáp: – Hạ Nhược đại ca không đợi nữa, nên đã đem theo huynh đệ đến đầm Cự Dã báo thù trước rồi! Y sai tôi ở đây đợi Thiếu Đương gia. Y nói y nói, nếu phen này có thể sống sót trở về, nhất định sẽ kết bái huynh đệ với Thiếu Tướng quân.

Nói rồi, người đó lấy một cuốn sách từ trong người ra đưa cho Lý Nhàn: – Đây là thứ Hạ Nhược đại ca kêu tôi đưa cho người.

Lý Nhàn bất giác nhận lấy quyển sách, mở ra xem, trang đầu tiên là bốn chữa lớn: Lâm Binh Chiến Kế.
Ánh mắt của hắn đột nhiên thay đổi, xem qua mấy trang mới biết, đây chính là sự tổng kết cả đời của trụ cột Đại Tùy Tống Quốc Công, Hạ Nhược Bật về binh pháp.

Lý Nhàn xoay ngược quyển sách, phía sách quyển sách có viết mấy hàng chữ nhỏ.

– An Chi hiền đệ, cũng không biết khi nào thì đệ nhìn thấy mấy hàng chữa này của huynh. Sách này là tâm huyết cả đời của gia phụ, huynh giữ lại cũng không có đất dụng võ, tặng cho đệ, có lẽ sau này đệ sẽ dùng tới nó. Nếu lần này huynh đi giết ác tặc mà may mắn sống sót trở về, huynh nguyện kết bái huynh đệ với đệ, kiếp này, vinh nhục cùng hưởng.

Hạ Nhược Trọng Sơn.
———-oOo———-


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận