Đảo mắt, bố ruột của tôi – Thái Phúc lại mượn báo cáo ung thư giai đoạn cuối tới trường tôi gây sự.
Họ nói mình không nhận tôi sớm là vì sợ tôi biết bố mẹ ruột mình là ai sẽ không chịu nhận bố mẹ nuôi.
Còn nói ngày xưa không thể nuôi tôi vì chính sách không cho phép nhiều con, chứ ai mà nỡ từ bỏ máu mủ ruột rà của mình?
Dù hai mươi mấy năm không nuôi tôi, nhưng sự thật bọn họ cho tôi sinh mạng này vẫn không thay đổi.
Bây giờ Thái Phúc cần thay gan, muốn nhận lại tôi, mong tôi cắt chút gan cứu mình, nhưng tôi lại sống chết không chịu, thấy chết không cứu.
Nếu con cái đối xử tàn nhẫn với bố mẹ ruột như vậy, bậc phụ huynh như họ phải làm sao đây?
Người xưa có câu xẻ thịt trả mẹ, lóc xương trả bố, y học bây giờ phát triển vượt bậc, tôi chỉ cần cắt chút gan là cứu được bố mình, không hề nguy hiểm tới tính mạng, sao lại không chịu cho?
Bọn họ rõ ràng dùng tính mạng ép tôi phải đồng ý.
Lãnh đạo nhà trường gọi tôi lên gặp, bảo tôi xử lý chuyện này cho tốt rồi quay lại.
Vì Thái Phúc làm lớn chuyện, thân thích trong nhà ai cũng hỏi thăm, ngay cả anh chị cũng tới khuyên bố mẹ nuôi, nói suy cho cùng đây là cuộc sống của tôi, cùng lắm thì cho chút máu cắt chút gan, kẻo người ngoài mắng chửi tôi vô trách nhiệm.
Có điều bố mẹ nuôi của tôi biết Thái Phúc là ai, họ nói một khi đã dính dán vào thì rất khó thoát được, mấy lần giận đến ngất xỉu nhưng vẫn kiên định không cho tôi nhận lại bọn họ, còn bảo dù tôi hận hai người, người ngoài không hiểu, bố mẹ nuôi của tôi cũng không thể để tôi nhận họ.
Nhưng Thái Phúc bỗng đăng bài lên mạng, di động của bố mẹ nuôi đều bị kh ủng bố.
Bố mẹ nuôi cho tôi tình thương, cuộc sống lại bị ảnh hưởng vì Thái Phúc, cho nên trước áp lực dư luận, tôi đành đồng ý hiến gan cho ông ta.
Có điều bọn họ lại có yêu cầu nếu đã nhận bố mẹ ruột, tôi phải về sống với ông bà một thời gian, dù gì cũng phải đi kiểm tra đối chiếu, tốt nhất thì tranh thủ nhận tổ quy tông luôn.
Nhưng gia đình họ có gì tốt đẹp?
Vùng quê nơi tôi bị vứt bỏ khá nhỏ, nhà nào mất con, tại sao lại vứt bỏ nó, chỉ cần hỏi là biết.
Tôi tên Trần Liễu, ngay khi vừa chào đời, bọn họ đã ném tôi xuống sông, cố gắng dìm chết đứa con gái không như mong muốn này để tương lai sinh được con trai.
Mạng tôi lớn, trôi sông ngay cả khi chưa đứt dây rốn, may mà được bố nuôi phát hiện trong lúc gánh nước tưới rau.
Ông kể khi đó tôi không khóc, tay cứ nắm lấy dây rốn co giật, không biết là sống hay chết.
Ông cầm gáo nước chọc nhẹ tôi, tôi lúc này mới bật khóc như con mèo.
Lúc ấy cuộc sống mọi người đều khó khăn nhưng bố nuôi lại không muốn thấy chết mà không cứu, thế nên đã bế tôi đi dọc sông hỏi thăm hai cái thôn, cuối cùng tìm tới nhà Thái Phúc.
Bọn họ một mực không nhận, nói nhà họ không có đứa con này, khẳng định bản thân không táng tận lương tâm tới mức đi dìm chết con ruột của mình.
Cuối cùng, chính bố mẹ nuôi đã nhận tôi, cho tôi cái ăn cái mặc, chu cấp cho tôi học lên đại học.
Năm tôi học lớp hai, tôi đánh nhau với anh cả, anh mắng tôi là con nhà người khác, bảo tôi về đi.
Tôi bỏ chạy về nhà Thái Phúc.
Về đó, tôi gặp một cô bé nhỏ hơn tôi hai tuổi, thấy tôi, nó sợ tới mức kéo tôi chạy ra sau núi, bảo tôi đừng về.
Nó kể để sinh được con trai, nhà họ đã nuôi rắn bằng xương máu của con gái để đánh đổi.
Nó sợ tôi không tin, còn xốc tay áo lên cho tôi xem, trên cánh tay gầy guộc trơ xương đầy thương tích, không phải do bị đánh hay chém, tất cả đều là vết cắn.
Nếu tôi về, bọn họ sẽ ăn luôn thịt tôi.
Tôi hoảng hốt bỏ chạy về nhà bố mẹ nuôi, không lao lâu thì nghe tin cô bé ấy đã chết.
Nghe nói để sinh được con trai, bọn họ nuôi bào thai rắn bằng máu của đứa con gái đó, chắc chắn cô bé ấy đã bị tra tấn đến chết.
Tất nhiên đây chỉ là lời đồn trong thôn, không ai biết nó có thật hay không.
Mà vợ của Thái Phúc hình như bị băng huyết, sức khỏe không tốt, không sinh được con.
Từ đó, tôi không bao giờ nghĩ tới việc quay lại.
Tôi còn nghe kể sau khi bỏ rơi tôi, họ sinh ba đứa con gái liên tiếp, nhưng chúng đều được đưa đi tặng làm con nuôi, không ai bị họ có ý định dìm chết như tôi cả.
Thời điểm đứa con đầu tiên qua đời, họ nhận lại con gái út.
Lúc tôi lên đại học, tôi nghe bảo họ đã nhận đứa con còn lại, vì học hết cấp hai chúng đã ra ngoài xã hội đi làm nên phải đưa tiền hàng tháng cho họ.
Về phần tôi, vì lúc đầu họ có muốn trực tiếp dìm chết tôi nên khi bố tôi tới tìm, ở trước mặt làng xóm bọn họ thề thốt không chịu nhận, do vậy không đến tìm tôi xin tiền dưỡng lão.
Vốn dĩ khi biết chuyện nhà họ không biết xấu hổ nhận lại hai đứa con gái, bố mẹ nuôi còn cảm thấy may mắn năm đó họ không chịu nhận tôi nên chắc sẽ không tới tìm tôi.
Không ngờ da mặt Thái Phúc lại quá dày.
Khi tôi từ chối nhận lại tổ tiên, Thái Phúc bèn đi tìm các cơ quan chức năng ở dưới quê tới thuyết phục bố mẹ tôi.
Bố mẹ tôi sợ tôi gặp chuyện không may nếu trở về nên quyết liệt không để tôi đi ngay cả khi họ báo cảnh sát.
Cả thôn nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lùng.
Tôi nghĩ chuyện này dù gì cũng chỉ là hình thức, cứ về quê vài ngày cho mọi việc lắng xuống, tránh để Thái Phúc lại có cơ hội gây xáo trộn gia đình bố mẹ tôi.
Về quê, tôi mới biết đứa con gái út tên Thái Tiểu Hồng được nhận về bị học ép phải lấy một người vừa què vừa câm hơn mình mười tuổi để họ nhận sính lễ.
Thái Tiểu Hồng bỏ trốn, hai năm nay không có tin tức gì.
Số tiền chữa bệnh cho Thái Phúc là xin từ hai cô con gái còn lại.
Khi tôi về thôn, mấy cô mấy dì tụ tập trong cái quản nhỏ đều cười nhạo họ không thích con gái, hành hạ con gái để sinh con trai, đến lúc già rồi, người nuôi họ lại là những cô con gái hoặc đứa con đã gửi tặng người khác.
Thái Phúc còn táo tợn nói để người khác nuôi dạy con mình cũng là kỹ năng.
Mấy dì mấy cô nhìn tôi với ánh mắt thương cảm, trong đó có một bà cụ không còn răng, chống nạnh mắng Thái Phúc: “Sống chết có số, phú quý do trời. Nếu mày đã độc ác như vậy thì chết đi!”
Thái Phúc tức giận, khạc đờm, mắng lại người ta già rồi còn nói bậy, thảo nào mất hết răng.
Nhưng ngay khi vừa mắng chửi, một thanh niên khoảng hai mươi tuổi cầm một cuốn sổ bước ra liếc nhìn Thái Phúc, Thái Phúc lập tức sợ hãi co rúm lại.
Bà cụ muốn mắng tiếp lại bị thanh niên ấy ngăn cản, thấy vậy, bà cụ thì thầm vào tai anh ta, sau đó già trẻ lớn bé đều nhìn về phía tôi.
Tôi sợ hãi, vội rời đi cùng vợ chồng Thái Phúc.
Hoàn cảnh gia đình Thái Phúc vẫn tệ, căn nhà vẫn là kiểu dáng gạch đỏ ba ba gian kiểu cũ mà tôi từng đến.
Ông ta không sinh được con trai, vợ bị bệnh lại còn nuôi bào thai rắn, uống thuốc quanh năm.
Hai vợ chồng sống nhờ vào việc nắm thóp hai cô con gái còn lại và tiền trợ cấp.
Về đến nhà thì trời đã tối, tôi đặt ba lô xuống, chưa kịp uống ngụm nước, Thái Phúc đã bắt con gà trống trong chuồng, nói muốn đưa tôi lên núi cúng tổ tiên.
Làm gì có ai cúng tổ tiên vào ban đêm?
Tôi đang định phản bác, Thái Phúc đã ôm ngược con gà, nhìn tôi với khuôn mặt sưng húp và bóng loáng, nghiêm giọng: “Không muốn đi sớm về sớm à? Mày cúng bái tổ tiên sớm ngày nào thì sẽ được rời khỏi đấy sớm ngày đó!”
Ông ta cũng biết tôi không muốn ở lại đây sao?
Tôi đi khắp nhà tìm nước uống, mới phát hiện gần đây vì gây sự với tôi, hơn nửa tháng họ không về nhà, trong nhà không có nước uống, ngay cả bình đun siêu tốc cũng không có.
Tôi muốn tìm cái giếng để lấy nước, lại phát hiện nhà ông ta không có giếng.
Thay vào đó, tôi thấy vợ của Thái Phúc lấy một miếng thịt đông lạnh từ cái tủ lạnh cũ nát ra cho vào một cái nồi gỉ sét đựng ít nước vàng vàng. Sau đó bà ta chuẩn bị hương nhang, đi lấy một cái bình hình như đựng dưa muối ở dưới giường trúc rồi cho tất cả và con gà vào cái giỏ tre.
Tôi định ra quầy tạp hóa mua nước, nhưng họ không quan tâm, trực tiếp kéo tôi lên ngọn núi sau nhà.
Thái Phúc bị bệnh, đi lại không có sức, thỉnh thoảng bà vợ phải giúp ông ta.
Tính cả tôi bà ta đã sinh năm đứa con gái, nhưng vì để sinh con trai, bà ta đã thử không biết bao nhiêu cách, cơ thể sớm đã bị tàn phá nặng.
Con rắn trên bàn thờ sau lưng như có sinh mệnh, ngay cả sức lực nói chuyện bà ta cũng không có, chưa từng thấy bà ta nói chuyện bao giờ.
Bà ta ôm cái bình, còn đỡ Thái Phúc, đường mòn ban đêm khó đi, mấy lần bà ta suýt té ngã.
Dù ghét vợ chồng họ nhưng trái tim tôi vẫn thắt lại khi nhìn hai khuôn mặt già nua có nét giống mình.
Cuối cùng, coi như thương hại bọn họ bệnh tật, tôi vươn tay đỡ giỏ tre cho bà ta.
Lúc đầu Thái Phúc không hài lòng, không cho tôi giúp, nhưng trong lúc giằng co vợ ông ta ngã xuống, vì vậy chỉ đành để tôi bưng hộ, bảo tôi phải thật cẩn thận.
Giỏ tre được phủ một miếng vải, thịt để trong tủ lạnh không biết đã lâu chưa mà có mùi lạ.
Đó không hẳn là mùi thịt thối mà giống mùi bùn đặc quánh lại khi kéo ra khỏi ao.
Ngay khi chúng tôi chuẩn bị vào núi, vợ của Thái Phúc cầm chiếc khăn đã cũ để trong giỏ tre lên, chỉ vào đầu tôi.
“Trùm đầu mày lại.” Thái Phúc trừng mắt, “Nhỡ lại có sâu bọ chui vào tóc mày rồi không ra được.”
Tôi sởn tóc gáy, đưa tay định nhận tấm vải đó.
Nhưng vợ của Thái Phúc không chịu, lập tức quấn cho tôi.
Chuyện nhận người thân ầm ĩ bao nhiêu ngày, đến nay bà ta vẫn im lặng, chưa bao giờ gần gũi với tôi.
Tôi muốn kháng cự, nhưng nhìn gương mặt ấy tái nhợt vì bệnh tật và đôi mắt trũng sâu của bà, tôi nhất thời mềm lòng, đành để mặc bà ta.
Có điều tấm vải ấy rất kỳ lạ, mở ra có mùi khó hiểu khiến tôi nhớ lại khi nhỏ đi hái nấm trên núi, lúc thu hoạch được nhiều, chị tôi sẽ dùng vải dù để đựng.
Vợ của Thái Phúc quấn khăn quanh đầu tôi xong, hình như bà ta chạm vào thứ gì đó trong bình “đựng dưa cải”, thoa lên các khoảng trống trên khăn dọc mặt tôi.
Thứ đó có mùi dầu nồng nặc, tôi vừa định từ chối, Thái Phúc lại nói: “Thuốc chống côn trùng thôi!”
Vợ ông ta nhìn tôi chằm chằm.
Tôi chợt phát hiện sau khi con người bị bệnh trong một thời gian dài, ánh mắt người đó sẽ đáng thương khó diễn tả, luôn khiến đối phương không thể chối từ.
Hoặc có thể đây là sự ràng buộc của quan hệ huyết thống.
Tôi để bà ta bôi dầu lên mặt mình.
Cảm nhận những ngón tay kia trượt trên mặt mình, tôi đột nhiên cảm thấy rất có lỗi với bố mẹ nuôi.
Họ nuôi dạy tôi, họ biết vợ chồng Thái Phúc là người thế nào, một mực không cho tôi quay lại.
Nhưng tại thời điểm này, tôi đã mềm lòng với hai con người ấy!
Sau khi vào núi, vợ của Thái Phúc đố ba cây nhang lên, ba chúng tôi mỗi người cầm một cây.
Thái Phúc nói thứ này dùng để muỗi và rắn, bắt tôi phải cầm nó.
Nhưng đã bôi dầu rồi thì muỗi rắn ở đâu ra?
Cây nhang bốc cháy, toát ra mùi hôi thối kinh tởm.
Hơi nóng phả vào mặt, những chỗ bôi dầu trên mặt tôi bắt đầu ngứa.
Tôi muốn dập tắt cây nhang, nhưng Thái Phúc lại nói đi đêm trong núi gặp thú dữ rất nguy hiểm, chúng tôi có thể dùng khói lửa này để đuổi chúng.
Lúc nói chuyện, ông ta cười nhìn tôi với khuôn mặt vàng sưng tấy.
Rừng rậm âm u, bóng cây hung tợn, khói thuốc nồng nặc mang lại cảm giác lạ lùng không sao tả xiết.
Tôi chỉ muốn xong nhanh chuyện này rồi trở về.
Vượt hai ngọn núi, đi bộ gần hai tiếng, chúng tôi tới một con mương nằm sâu trong núi.
Tôi mệt tới mức miệng khô, lòng bàn chân đau nhức, cả người rã rời, chỉ biết ngồi bệt xuống đất như vợ chồng Thái Phúc.
Chỗ này rất lạ, lá rụng chất thành đống, mùi thối nồng nặc.
Ở đây khá ẩm thấp, nhưng dù là dưới đất hay trên vách đá đều không có cỏ dại hay rêu mọc, bầu không khí tang tóc khó miêu tả.
Tôi miên man suy nghĩ ai lại chôn cất tổ tiên của tôi ở đây.
Thình lình, Thái Phúc chỉ vào tảng đá ở khoảng hở giữa vách, đưa cho tôi con dao giết gà, nói đó là mộ của tổ tiên nhà họ Thái, bảo tôi cắt ngón tay lấy máu viết tên lên đó.
Màu sắc và chất liệu của tảng đá màu đen kia khác hẳn vách đá bên cạnh, cứ như cố tình nhét vào khe hở, sao có thể trở thành nơi chôn cất tổ tiên nhà họ Thái?
Chẳng lẽ ông tổ nhà họ Thái là thần núi?
Tôi chưa từng nghe ai kể phải dùng máu của mình viết tên lên bia mộ của tổ tiên cả!
Nhưng tôi căn bản không có cơ hội nói gì, Thái Phúc đã cầm con dao lên: “Mau, nếu không đường núi khó đi, không thể trở về. Mày có biết đường về nhà không?”
Vợ chồng Thái Phúc từng ném tôi xuống sông, tôi còn nghe đồn bọn họ dùng tính mạng của đứa con gái lớn để dựng bàn thờ huyết xà kỳ lạ trong rừng để đối lấy mụn con trai, không phải người lương thiện gì.
Tôi dám quay lại vì nghĩ họ đã già không nơi nương tựa, mà khi Thái Phúc tới tìm tôi cũng chỉ yêu cầu tôi hiến gan cứu mạng ông ta, ông ta chắc chắn sẽ không làm hại mình.
Nhưng nếu Thái Phúc độc ác hơn tôi tưởng tượng thì?
Bây giờ ở núi sâu rừng già, ông ta còn cầm dao!
Nhìn khuôn mặt vàng vọt sưng vù của Thái Phúc, tôi chỉ đành nhận lấy con dao, rạch nhẹ lên ngón tay, nặn máu ra viết tên mình lên tảng đá.
Nhưng vừa chạm tay vào tảng đá lại nghe ông ta nói: “Không cần viết Thái Liễu, viết Trần Liễu là được rồi.”
Làm vậy cũng nhận tổ quy tông được à? Không cần đổi họ sao?
Nhưng tôi thì đương nhiên rất vui vì không cần theo họ Thái!
Vì vậy, tôi viết nhanh tên mình lên tảng đá.
Nhưng tảng đá này cũng thật lạ, nó không cứng rắn lạnh băng mà hơi mềm, không quá lạnh.
Vừa viết, tôi vừa tò mò bấm vào.
“Thứ mày đang chạm vào là thạch y (*) nên mới mềm như vậy.” Thái Phúc vừa nói vừa treo con gà lên cây, chặt cổ, cánh gà đập loạn xà, hai chân đá lung tung, máu phun ra…
(*) thạch (石) nghĩa là đá, y (衣) nghĩa là quần áo.
Khắp người tôi, cả tảng đá đen kia đều là máu gà!
Mùi máu tanh nồng nặc tỏa ra, tôi cố nén sợ hãi tránh đường.
“Uống không?” Thái Phúc đưa cho tôi con gà đã bị chặt đầu, “Mệt mỏi đi cả quãng đường rồi, khát không? Uống một chút không?”
Sự việc càng ngày càng kỳ lạ, thời điểm mùi máu gà bắn vào mặt, mùi dầu thuốc và mùi nhang đuổi côn trùng bông trở nên ngọt ngào.
Nhưng nhìn con gà bê bết máu, tôi vội lắc đầu, né sang một bên.
Tôi vừa đi, vợ của Thái Phúc liền đi tới, kéo chân gà, cúi đầu trực tiếp ngậm lấy cổ gà vừa bị chặt, phun ra hai ngụm máu.
Vẫn nhìn tôi bằng hai đôi mắt trũng sâu vì bệnh tật, bà ta ra hiệu bảo tôi uống.
“Mày có uống đấy.” Thái Phúc thậm chí còn đưa con gà cho tôi.
Thấy tôi lại từ chối, ông ta giễu cợt: “Mày sống với nhà họ Trần ở trên thành phố nên coi thường bọn tao đúng không?”
Ông ta cầm con gà, uống ừng ực như vợ mình.
Tôi nhìn hai bóng người gầy gò dưới ánh lửa mờ mờ, uống máu gà như ma trơi, nỗi sợ hãi lan khắp người.
Sáng mai nhất định phải về thành phố!
Nếu họ đòi tiền, tôi có thể đưa cho họ. Nếu họ lại gây rối, tôi có thể phủ nhận mối quan hệ này, đánh cược mọi thứ, dù ai nói gì hay lại bị dân mạng công kích, tôi quyết sẽ kiện họ ra tòa.