Uế Sinh

Chương 14: C14: Chương 14


Sau một ngày sóng yên biển lặng, Trương Dẫn Tố quyết định vào cung gặp Ngự hoàng.

Tạ tội cũng được, báo cáo cũng được… Tự mình thẳng thắn vẫn hơn là chờ đợi cơn giận không biết sẽ ập đến lúc nào.

Đợi ngoài điện một lúc, Lý Dung vẫn không gọi y vào. Cung nữ cũng không nói rõ chủ thượng có việc gì… Từ khi về cung, Lý Dung vẫn nhốt mình trong điện.

Trương Dẫn Tố nhíu mày. Chuyện này rất khác thường, nếu Ngự hoàng gặp nguy hiểm gì sẽ chẳng có ai bên cạnh!

Đằng nào cũng đến để tạ tội, thêm tội nữa cũng chẳng sao.

Y đẩy cửa vào điện, bên trong không người đáp lại. Lý Dung không ở phòng ngoài, có lẽ là ở bên trong.

Trương Dẫn Tố: Bệ hạ, thần xin phép vào.

Phòng trong cũng yên tĩnh, không thấy bóng dáng Ngự hoàng đâu. Trương Dẫn Tố thấp thỏm, bèn cất cao giọng: Bệ hạ? Bệ hạ?!

Không ai đáp lời.

Không đúng! Có thể Lý Dung gặp nguy hiểm rồi!

Y tìm kiếm bóng dáng chủ thượng sau những bình phong và rèm màn rườm rà, tìm mãi, chợt phát hiện một bóng người phía sau tấm bình phong trong góc.

Trương Dẫn Tố hỏi thử là ai, người kia co mình, kéo chặt áo khoác.

Là Lý Dung. Hắn ngồi trong góc phòng khóc thảm thiết, mắt đỏ bừng.

Sau sự gượng gạo ngắn ngủi, Trương Dẫn Tố ho khan, lui ra ngoài.

Lý Dung gọi y lại: Khanh không cần ở Liễu phủ nữa.

Trương Dẫn Tố: Vâng.

Lý Dung: Tháng sau là tiệc Trung thu, Tấn Vương Lý Hàn sẽ trở về từ biên thành, khanh sẽ là sứ giả của trẫm, tiếp đón hắn cùng lễ quan.

Trương Dẫn Tố: Vâng.

Lý Dung: Quốc sư cũng sẽ tới. Hai người một tối một sáng, ở bên cạnh đề phòng hắn có hành động khác lạ.


Lý Dung từng phái Xuân Y điều tra Tấn Vương Lý Hàn. Lý Hàn là huynh đệ cùng mẹ với Lý Miên, vẫn luôn bất mãn với cảnh ngộ của Lý Miên.

Người kia không từ thủ đoạn điều tra được chút manh mối về quân lương, cũng coi như một tội danh của Lý Hàn tạm nằm trong tay Ngự hoàng. Nhưng điều hắn thật sự quan tâm là nội gián của Đào thị.

Có người bán thông tin quan trọng về biên quan cho bộ tộc Đào thị khiến biên quan liên tục thất thủ, Lý Hàn bại trận nhiều lần. Liễu Thừa tướng đứng đầu danh sách hiềm nghi, kế đến vị trí thứ hai chính là Lý Hàn.

Nếu như Lý Hàn trấn thủ biên cương nội ứng ngoại hợp với Đào thị thì sao?

Tuy qua lại thân thiết với Lý Miên, song Trương Dẫn Tố chưa từng gặp Lý Hàn. Quân Bắc Sóc của Lý Hàn đóng quân tại sa mạc quanh năm, rất ít khi về.

Nghe nói đó là một người trầm tĩnh, tài giỏi. Trước sóng gió do nội gián của Đào thị, một mình Lý Hàn bảo vệ kiên cố hai mươi tư quan sa mạc. Cũng chính vì vậy là tuy Lý Dung giam lỏng Lý Miên nhưng không dám giết ông… Nếu Lý Miên chết, không ai bảo đảm được Lý Hàn không làm phản.

Để chuẩn bị yến tiệc Trung thu, khắp chốn kinh thành cùng bận rộn. Liễu Thừa tướng cáo bệnh xin nghỉ, sự vụ trong triều thì được đưa về phủ Thừa tướng hằng ngày cho ông giải quyết.

Biết tin Trương Dẫn Tố phải đi, ông lão cũng không bất ngờ. Ông đã nhận ra Trương Dẫn Tố là tai mắt của Ngự hoàng từ lâu.

Liễu Thừa tướng: Tiếc là không rõ Chí Nhi ở đâu. Không thể ra từ biệt tiên sinh.

Sau khi Liễu Chí mất tích, người của Liễu phủ cũng không thấy công tử nhà mình đâu nữa. Nhưng dè chừng sóng gió những ngày qua, Liễu phủ không gióng trống khua chiêng đi tìm mà chỉ âm thầm hỏi thăm.

Nuôi dạy được người con gái như Liễu Ô, có thể thấy Liễu Thừa tướng là người tính toán mưu mô nhường nào.

Liễu Thừa tướng nói, đợi khi tìm được Liễu Chí sẽ báo lại cho Trương Dẫn Tố. Nếu sau này y muốn quay lại Liễu phủ làm tiên sinh dạy học thì cũng có thể về.

Trương Dẫn Tố tạm biệt ông lão, rời khỏi Liễu phủ. Xe ngựa trong cung đợi bên ngoài cửa, không còn là xe ngựa tầm thường cho tiên sinh dạy học như trước.

Không lâu nữa Lý Hàn sẽ vào cung. Trong nửa tháng tiệc Trung thu diễn ra, hắn ta sẽ ở lại trong cung… Lý Dung chọn điện Thanh Thủy ở cung phía Nam xa lãnh cung nhất cho hắn ta.

Quốc sư Xuân Y cũng ở cung Nam, tiện bề giám sát. Thân phận của Trương Dẫn Tố lần này là sứ giả ngự tiền, phụ trách tiếp đón, trao đổi qua lại giữa Lý Hàn và Lý Dung.

Xuân Y đến sớm trước Tấn Vương một bước, đã dọn vào ở trong điện, khi Trương Dẫn Tố đến tìm hắn còn gặp được A Phiếm.

Giọng Trương Dẫn Tố run rẩy: Huynh dẫn… dẫn y vào cung?!

Dứt lời, y mới thấy không ổn, bèn ngó nghiêng trái phải, xác nhận không có người nghe lén.


Xuân Y hờ hững nói: Ta thường xuyên dẫn A Phiếm vào cung ngắm nghía, có phải lần đầu nữa đâu.

Xuân Y cảm thấy y thần hồn nát thần tính quá: Bệ hạ và Lý Miên xé mặt thì cũng là xé của Lý Miên. A Phiếm là cái gì của lão? Người đó bị lật đổ bao lâu rồi, ai lại tính sổ với đứa người hầu ngày xưa của lão nữa?

Trương Dẫn Tố: Lỡ như thì sao? Cẩn thận vẫn hơn.

Xuân Y bật cười: Lỡ? Sư đệ là, nếu thật sự đến lúc phải tiêu diệt A Phiếm thì đệ tin ta, khi đó, hai chúng ta làm gì cũng vô dụng.

A Phiếm ngồi bên cạnh ôm cây đàn bát giác gảy thử, nghe họ nói chuyện, ánh mắt y tối đi, che giấu mọi cảm xúc.

Nói đến việc Liễu Chí mất tích, Xuân Y cũng bất ngờ.

Hắn không định ra tay diệt trừ thứ ô uế đó lần nữa, cũng không biết ai làm. Thật ra còn một trường hợp nữa, phong thủy thay đổi, ô uế tự tan.

Nói trắng ra là đến khi Liễu Chí nên biết mất thì sẽ tự biến mất.

Trương Dẫn Tố: Sao mà vậy được? Từ khi đưa tang Liễu Ô đến khi ta trở về chỉ mới không quá ba khắc, không có dấu hiệu nào báo trước mà biến mất?

Xuân Y cười nhìn y: Sao thế? Sư đệ không nỡ à?

Trương Dẫn Tố im lặng, mãi sau vẫn không lên tiếng.

Liễu Chí biến mất hẳn là tin tốt bằng trời mới phải. Y không nên truy hỏi.

Y cố gắng không nghĩ tới Liễu Chí nữa, đi sắp xếp việc chỗ ở cho Tấn Vương. Cung điện tràn ngập dương khí, là nơi ô uế phải né tránh, thế nhưng y ở đây lâu cũng thấy khó thở.

Vì y bị ô uế đồng hóa rồi.

Ở cùng nó quá lâu, quá gần, thậm chí từng nuốt nó vào người… Y rất rõ, thể chất của mình đã thay đổi.

Trương Dẫn Tố đi dưới bóng râm của hiên nhà, tránh nắng mặt trời. A Phiếm pha trà mới, nhưng y không muốn uống.

Y muốn uống thứ gì mát lạnh hơn, tựa như nước giếng lạnh lẽo.


Y đợi bên miệng giếng trong cung hồi lâu, đợi cung nữ lấy nước xong đi hết rồi mới tự lên lấy nước. Nước giếng lạnh như băng, nhưng khi trôi qua họng lại khiến Trương Dẫn Tố thở phào, như thể vừa sống lại.

Y đang nằm bò trên miệng giếng, chợt tiếng cung nữ ậm ừ vang lên phía sau… Cung nữ phụ trách truyền lời ở cung Nam đang kinh ngạc nhìn y uống nước giếng, không biết có nên làm phiền không.

Trương Dẫn Tố lau khô nước, hỏi cô có việc gì. Cung nữ thưa, nghi giá của Tấn Vương đã tới, một canh giờ nữa sẽ vào cung.

Cửa cung dần mở ra. Đội nghi trượng của thân vương đi vào. Như sấm chớp giáng xuống, là nghi giá đi qua.

Trương Dẫn Tố tiếp đón ngoài cung Nam, khom người hành lễ với xa giá của Lý Hàn. Có điều, người kia không hề hạ lệnh dừng xe gặp y… Xa giá lướt qua y vào trong cung Nam, bỏ lại sứ giả của Ngự hoàng tại chỗ.

Lý Hàn ghét y là chuyện đương nhiên.

Tấn Vương Lý Hàn ghét tất cả những kẻ thấy Lý Miên chết mà không cứu, nhất là những kẻ từng chịu ơn Lý Miên lại trở mặt xa lánh ông, ví dụ như Trương phủ.

Trương Dẫn Tố rất bình tĩnh, đi theo đội nghi trượng vào cung Nam. Y làm theo trình tự – tiếp đón, tẩy trần, gặp mặt… đến khi xong hết mọi chuyện đã là giữa khuya.

Y nghỉ ngơi trong phòng gác của mình, A Phiếm mang dược trà và điểm tâm tới, bảo y ăn xong rồi nghỉ sớm.

Trương Dẫn Tố giữ A Phiếm lại trò chuyện. Y vẫn nhớ đêm mưa nọ, Liễu Thừa tướng tuyệt vọng nghĩ Liễu Ô đã chết, bèn phái hai toán thích khách đi ám sát y và Xuân Y.

Trương Dẫn Tố: Hai người không gặp nguy hiểm chứ?

A Phiếm lắc đầu: Có lẽ chúng đã bị thị vệ cản lại trước khi tới nơi rồi.

Trương Dẫn Tố: … A Phiếm, ta đã nghĩ về những gì Xuân Y nói. Hắn nói không sai, Lý Miên bị lật đổ đã lâu, ngươi đã an toàn rồi, không cần hắn che chở nữa…

Trương Dẫn Tố: Có lẽ ta sẽ tách khỏi Trương gia, tự lập môn hộ sớm thôi. Đến lúc đó ta sẽ đón ngươi về. Nói sao thì Xuân Y vẫn là cây cao đón gió lớn, ta lo cho an nguy của ngươi.

A Phiếm: Công tử không cần lo cho ta, ta không sao đâu.

A Phiếm: Điểm tâm và dược trà sắp nguội rồi, ăn đi.

Trương Dẫn Tố thở dài, ăn mấy thìa cháo ngọt. Có lẽ vì đã mệt cả ngày, y mau chóng thiếp đi. Ngươi chẳng bao giờ ngủ sâu giấc như y chưa từng ngủ say đến vậy.

Không biết bao lâu sau, y tỉnh lại.

Trương Dẫn Tố cảm thấy có gì đó trong tay mình… rất nặng, rất lạnh. Y gắng gượng trông thấy một cái bóng vàng trong tầm mắt mơ hồ của mình…

…Là kiếm Hoàng Kim của mình. Nhưng, tại sao y lại cầm thanh kiếm đã lìa vỏ?

…Là mộng du sao? Hay là y vẫn còn trong mộng?


Sau đó, một mùi máu tanh xộc vào mũi.

Y dần tỉnh táo lại, mùi máu tanh ngày càng nồng hơn… Trương Dẫn Tố nhận ra vấn đề, muốn đứng dậy, song đầu đau như búa bổ.

Y không còn ở trong phòng ngủ của mình nữa mà ở phòng trong của một cung điện xa hoa. Máu tươi chảy dọc trên thân kiếm Hoàng Kim, nhỏ giọt xuống đất…

Trước mặt y là một chiếc giường gấm, một người dính máu khắp người tựa lên giường, bụng có vết thương…

…Là Lý Hàn.

Trương Dẫn Tố đứng trong cơn ác mộng hoang đường, ngẩn ngơ nhìn tất cả. Đúng lúc này, thị vệ húc tung cửa điện, ánh lửa sáng rực xung quanh, tất cả chạy về phía này.

Họ nhìn thấy Lý Hàn bị thương, Trương Dẫn Tố cầm kiếm. Lý Hàn nhọc nhằn giơ tay chỉ vào y.

Lý Hàn nói, Trương Dẫn Tố, tại sao ngươi làm vậy…

Mưu sát thân vương là tội giết không tha.

Thị vệ hạ lệnh giết, có người chạy vào xem vết thương cho Lý Hàn, còn đâu thì bao vây Trương Dẫn Tố. Ngay khi sắp bị tiêu diệt tại chỗ, cuối cùng y cũng tỉnh táo lại, đưa ra quyết định duy nhất mình làm được lúc này…

Trương Dẫn Tố tung người nhảy khỏi cửa sổ, muốn chạy thoát.

Không có thời gian giải thích, không có bằng chứng để giải thích… Chỉ có chạy giữ mạng trước mới có thể chứng minh mình trong sạch!

Bốn phương tám hướng trong cung toàn là truy binh, tiếng hô giết vang lên không ngừng. Y dốc sức chạy trốn, nơi trốn được càng lúc càng ít. Ngay khi sắp cùng đường, đột nhiên, một bóng người nhảy ra kéo y…

Nhưng người này không bắt y mà đẩy y xuống cái giếng bên cạnh.

Truy binh chạy qua. Họ nhìn thấy một thanh niên áo đen đứng cạnh giếng, trông có vẻ là quan văn hay người hầu gì đó. Nhưng vì vội đuổi theo Trương Dẫn Tố ám sát Tấn Vương, không ai để ý đến người thanh niên này cùng cái giếng phía sau hắn.

Đợi mọi người đi hết, xung quanh vắng lặng, người kia mới nhìn xuống giếng: Họ Trương này, không chết đuối đấy chứ?

Trương Dẫn Tố tựa lên thành giếng, ngẩng đầu nhìn, đây là một kẻ xa lạ, song lại có giọng nói vô cùng quen thuộc…

Giọng của Liễu Chí.

Thanh niên cười khúc khích, tiếng người quái dị, giống hệt thứ ô uế kia.

Liễu Chí: Sa sút quá đấy Trương tiên sinh, ta mới đi có mấy ngày mà Trương tiên sinh đã ra nông nỗi này rồi?

Liễu Chí đã mất tích nhiều ngày không chỉ xuất hiện trong hoàng cung, nơi hắn không thể xuất hiện, mà còn có cơ thể.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận