Cả ba người cùng bắt một chuyến xe rời khỏi Hà Nội.
Những ray nắng đậu trên mái đầu trẻ dại của họ.
Thuỵ Nhiên đưa bàn tay mình lên ngắm nghía, cô biết rõ nó không phải là của cô.
Nếu như cô muốn ở lại trong này thì sao? Nếu như đến một lúc nào đó phải đi, liệu cô có thể chọn lựa ra đi hay không?
Xe bắt đầu đi vào đường cao tốc, những chiếc xe lớn hơn vượt qua họ.
Hai bên đường thưa thớt nhà dân, thi thoảng lại gặp một trạm dừng nghỉ.
Lái xe không bật nhạc, cửa kính mở hé để gió lùa vào bên trong.
Thuỵ nhiên, có rất nhiều sự lo lắng ở trong lòng, vì cô chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đến trại giam.
Cô hồi hộp khi nghĩ đến việc gặp Q.
kẻ bị cho là đã giết cô.
Nếu như lời Nam Anh nói là thật, rằng anh ta không có ở trong trại giam thì sao? Thì chính anh ta là người tạo ra tất cả những chuyện này ư?
Thuỵ Nhiên nhớ lần đầu tiên gặp Q.
đó là một cảm giác rất lạ lẫm.
Rằng có vẻ như anh ta là một kẻ kì dị, khác biệt.
Chỉ có điều lúc ấy cô đã nghĩ mọi thứ luôn vận hành như vậy.
Chính cô cũng không phải một kẻ bình thường thì cũng không thể trách thế giới có nhiều kẻ không bình thường như cô.
Nam Anh, Thuỵ Nhiên và Trâm đứng trước cổng rào bằng sắt của trại tạm giam.
Họ như người ngoài hành tinh lạc đến một xứ sở lạ.
Thuỵ Nhiên ngẩng đầu nhìn đến hàng cây xanh bên cạnh đường lát đá.
Ánh nắng chiếu rọi lên đám cây và tạo ra những bóng râm êm dịu giữa buổi sớm chiều.
Có một khóm cúc vàng ở bên đường, lá và hoa đã bụi hết cả.
Nó như một chấm điểm mềm mại cho những tĩnh lặng, cứng đanh của khu tạm giam.
Một cơn gió thổi qua khiến cây cối cỏ hoa rung lên nhè nhẹ.
Thuỵ Nhiên nhắm mắt lại tận hưởng.
Có gì quá lố lăng không nếu như cô bắt đầu hiểu ra vẻ đẹp cuộc sống vào lúc này?
Cổng tạm giam cao và mạnh mẽ, nhưng vẫn giữ được sự thanh lịch và tinh tế.
Những chi tiết hoa văn trang trí cổng, tạo ra một bức tranh đẹp mắt và tinh tế trước mắt tôi.
Từ cổng, Thuỵ Nhiên có thể nhìn thấy những người đàn ông mặc quân phục nghiêm nghị, đang tuần tra xung quanh trại tạm giam.
Dù là một nơi khắc nghiệt, nhưng sự mềm mại của thiên nhiên và sự tinh tế của cổng tạm giam, khiến Thuỵ Nhiên cảm thấy như đang đứng trước một cung điện hoàng gia đầy sự quyền lực và uy nghiêm.
Một cảm giác thân thuộc nào đó, như thể cô đang trở về ngôi biệt thự nằm trong khu nhà giàu tĩnh lặng của mình.
Mọi chuyện không dễ dàng ba người vẫn nghĩ.
Họ không có thẩm quyền để được thăm tù một tội phạm giết người đang trong thời gian tạm giam.
“Mà kể cả nếu như toà án đã xét xử xong, thì các cháu cũng không được phép bén mảng đến gần, hiểu chứ?” Một người đàn ông mặc quân phục làm nhiệm vụ gác cổng nhìn ba đứa nhóc mặc đồng phục học sinh.
Thuỵ Nhiên bước lên.
Cô nghĩ mình cần có trách nhiệm phải lên tiếng trong chuyện này: “Phải làm thế nào mới có thể gặp Q.
ạ?”
“Không thế nào cả.
Các cháu trốn học đấy à?”
“Dạ đâu có.” Trâm sợ hãi lắc đầu.
Nếu mẹ cô mà biết cô trốn học là sẽ no đòn.
Thuỵ Nhiên không nao núng, cô ngó nghiêng nhìn xung quanh: “Chẳng lẽ có bí mật gì lớn với phạm nhân hay sao mà không có cháu vào thăm anh ta? Chúng cháu từng là bạn.
Cháu là nhân viên cũ của anh ấy.”
“Mau đi về đi, đừng làm loạn ở đây.” Người đàn ông quát lớn.
“Đây là chuyện quan trọng, nó có liên quan đến cuộc đời cháu.”
“Chuyện gì?”
“Cháu chính là người có mặt ở hiện trường hôm đó, cháu là người đã ngất đi bên cạnh nạn nhân.” Thuỵ Nhiên cố làm vẻ mặt xúc động.
Trâm giật lấy vạt áo của bạn, ra hiệu cho bạn rút lui nhưng Thuỵ Nhiên ngay lập tức gạt tay cô ta ra.
Người đàn ông hướng mắt xuống nhìn khuôn mặt đáng thương của cô bé.
Nhiều năm canh gác trại giam đã khiến ông không mấy quan tâm đến những giọt nước mắt, sự cầu xin.
Vì ở nơi này, khoan nhượng chính là một tội ác.
Phải có một cái đầu lạnh, một lòng kiên trung mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được.
“Tôi không đùa với anh chị đâu.
Đừng để tôi phải bắt giữ lại vì tội gây rối đấy.”
“Cháu bị ám ảnh hằng đêm, cháu chỉ mong một sự giải thoát thôi.” Thuỵ Nhiên quỳ xuống trước ánh mắt kinh ngạc của Trâm và Nam Anh.
Cô luôn là người không ngại làm mọi thứ để đạt được mục đích mà.
Đã đến nơi đây rồi sao có thể ra về tay không được.
“Làm cái gì làm cái gì thế hả?” Một người bảo vệ khác chạy lại, ánh mắt dữ dằn như mãnh hổ.
Anh ta kéo Thuỵ Nhiên lên như xách một con mèo nhỏ.
“Định ăn vạ ở đây à? Đi ngay.”
Ba người không được phép đứng cách cổng trại giam ít hơn năm mét.
Đó là quy định mà những người bảo vệ dội lên niềm hy vọng của họ.
Thuỵ Nhiên cảm thấy vào trong thăm Q.
là một vấn đề bất khả thi.
Nhưng nếu như mọi chuyện bắt đầu từ anh ta, thì cô cần một lời giải thích hợp lý.
“Em nghĩ anh ta không còn ở trong đó đâu.” Nam Anh nói.
“Đừng có coi thường họ.” Thuỵ Nhiên hất mặt.
“Họ cũng rắn đấy.
Chúng ta nên tìm hướng khác.”
“Hướng khác là hướng nào?”
Thuỵ Nhiên nhìn thẳng vào mắt của Nam Anh một lúc, trong đầu cô đang sắp xếp lại các dữ kiện.
“Chị muốn nghe toàn bộ câu chuyện hoán hồn giữa bố em và ông nhà văn kia.”
…
Đặt chồng tài liệu sang bên cạnh, ông Việt Quang ngửa đầu ra sau ghế với một vẻ mệt mỏi.
Ngay lập tức, một bàn tay đặt ly espresso xuống cạnh chồng tài liệu.
Im lặng.
Việt Quang cũng không nghển cổ lên xem đó là ai, ông ta chỉ chạm tay vào cái cốc giấy ấm nóng và toả ra một mùi hương đặc trưng của cà phê Arabica.
Ông không thích cà phê Robusta, loại cà phê mà người Việt ưa chuộng vì sự mạnh mẽ và cái mùi khét lẹt của nó.
Nhưng một số tay chơi cà phê lại luôn cho rằng đó mới là cà phê thứ thiệt, thể hiện bản tính phái mạnh.
Điều ấy chẳng khiến ông phải suy nghĩ lại hay bớt yêu thích cà phê Arabica hơn.
Ông không phải người theo đuổi sự nam tính của đàn ông.
Dù ông được sinh ra với đầy đủ chức năng của phái mạnh.
Nhưng sự nam tính của đàn ông thu hút ông.
Rất nhiều năm về trước, khi bố của Việt Quang nói ông phải là một người đàn ông mạnh mẽ mới có thể cáng đáng được cơ ngơi mà bố đã xây dựng.
Có một sự chống đối nổi lên trong ông.
Rằng tại sao phải là một người đàn ông mạnh mẽ mà không phải một người đàn ông yếu mềm?
Tất cả sự mạnh mẽ của đàn ông phần lớn chỉ nằm ở sức lực bề ngoài, chứ xuất phát từ tâm hồn thì được mấy người?
Nghĩ đến đây, Việt Quang không kìm được liền ngẩng đầu nhìn Thìn.
Đó là người đàn ông mà Việt Quang cho là mạnh mẽ nhất.
Ông đã yêu Thìn từ cái nhìn đầu tiên.
“Hôm nay ta sẽ qua chỗ Bích chứ?” Thìn vừa nhìn bảng tablet trên tay vừa hỏi.
Việt Quang vẫn giữ nguyên cái nhìn si mê của mình, đáp: “Phải qua chứ.
Bà ấy muốn việc đó mà.”
Thìn không nói gì, lặng lẽ tích một dấu đỏ vào lịch trình trên tay.
“Thìn này, chúng ta đã ở bên nhau được bao lâu rồi?”
Thìn ngẩng đầu, cố đoán ánh mắt của Việt Quang.
Khi phát hiện đó là một ánh nhìn an toàn ông mới đáp: “Tôi không nhớ.”
“Chúng ta có làm hại đến ai vì thứ tình cảm này không?”
“Tôi không biết, thưa ông.”
“Cậu vẫn là tên trịch thượng như thưở ban đầu.” Việt Quang cười hắt.
“Chính thứ trịch thượng ấy đã giết chết tôi.”
Nếu đứng trước người khác, Việt Quang là một người đàn ông lạnh lùng, tàn nhẫn.
Ông ta tàn nhẫn với cả con gái và vợ cũ của mình.
Nhưng đứng trước Thìn, ông lại như một người đàn bà mang thân xác đàn ông.
Cứ như thể ông trời đem linh hồn của một người con gái, nhét tạm vào một thân xác thô lỗ và đầy bạo liệt.
Ông ghét cơ thể này, song không có cách nào thoát ra.
Ông như một tên tù nhân bị xử án chung thân kể từ khi sinh ra.
Hằng ngày ông đều vừa cố che giấu mà vừa cố bộc lộ.
Nếu ai đủ dũng cảm nhìn vào đôi mắt ông thật lâu mới có thể nhìn ra được.
Sự diễm tình trong đôi mắt của Việt Quang có thể làm mềm bất cứ loại gỗ cứng nào.
Thìn không mất quá lâu để phát hiện ra nó.
Cho nên trước Thìn, ông của nhiều năm về trước đã không phải Vua Ngành Thép oai phong lẫm liệt như người ta vẫn gán, ông chỉ là một người đồng tính không dám khẳng định chính mình..