Tôi chạy đến trường học để mở hòm thư, tôi thấy trong thư viết rất chi tiết tên, địa chỉ văn phòng và số điện thoại của vị giáo sư như Thẩm Phương đã nói.
Đằng sau còn có bối cảnh và môn dạy của vị giáo sư ấy.
Khi đó tôi xem không hiểu lắm, nên lại tra từ điển và lên mạng tìm ròi, mới biết được sơ sơ.
Nhưng, Thẩm Phương không nhắc đến vị giáo sư “người Scotland” ấy rốt cuộc có chịu nhận tôi hay không.
Thật ra đó là điều tôi quan tâm nhất.
Tôi run sợ khi gọi điện cho giáo sư “người Scotland”.
Khi tôi tự giới thiệu xong, ông ấy “ồ” một cái qua đường dây điện thoại, nói: “Tôi biết cô là ai.” Sau đó, tôi ngập ngừng hỏi khi nào ông ấy có thời gian rảnh, và liệu ông ấy có thể dành ra chút thời gian gặp tôi không, v.v…, dù sao thì, lúc ấy tôi cứ bị nói lắp.
Cúp điện thoại, tôi thấy thật chán nản, nghĩ rằng hẳn đã khiến cho ông ấy có ấn tượng đầu tiên không tốt về tôi.
Ngày hôm sau lúc 2h30 chiều, tôi đến văn phòng của “người Scotland” rất đúng giờ, thực ra tôi đã đến đó lúc hai giờ, cứ vừa đi loanh quanh vừa nhẩm đi nhẩm lại những lời mà tôi muốn nói, thỉnh thoảng lại lấy từ điển điện tử ra tra, xem nói câu này kiểu gì, chữ này đọc thế nào.
Khi tôi gõ cửa đi vào, thấy ông ấy đang pha trà, dáng dấp ông ấy cao, hơi vạm vỡ, mặc áo sơ mi kẻ sọc và nuôi bộ râu ngắn màu trắng.
Ông rất nhiệt tình, tôi còn chưa kịp tự giới thiệu mà ông đã nói với tôi: “Tôi biết cô là ai, tôi biết cô đến từ đâu.” Sau đó nháy mắt một cách hóm hỉnh với tôi.
Đúng như cái tên của ông, quả nhiên là người Scotland.
Sự thoải mái dễ chịu của ông ấy khiến tôi thả lỏng tinh thần hơn rất nhiều, tôi không nói chuyện như thể đã học thuộc lòng nữa, mà nói về bối cảnh khi học đại học, mục tiêu và thứ “thạc sĩ giảng dạy” mà tôi lo lắng theo sự chỉ dẫn của ông ấy.
Người Anh khi nói chuyện đều rất lịch sự.
Ông ấy không phủ nhận “thạc sĩ giảng dạy”, sau này tôi nghĩ lại cũng phải, không có lý do gì để đập phá thương hiệu của chính mình cả.
Tuy nhiên, những gì ông ấy giải thích với tôi về “trước tốt nghiệp”, “sau tốt nghiệp”, “thạc sĩ tiến sĩ” và “tiến sĩ”, hoàn toàn giống hệt những gì Thẩm Phương đã nói với tôi.
Việc chờ đợi sự xác nhận lại một lần nữa từ giáo sư, dường như khiến tôi còn chán nản hơn khi nghe điều đó từ miệng Thẩm Phương.
Tuy nhiên việc đó cũng củng cố thêm quyết tâm trở thành “nghiên cứu sinh” của tôi.
Lúc đó, tôi mới biết nguồn gốc của từ “nghiên cứu sinh” đến từ đâu, vì trong tiếng Anh là “Research”, còn “PhD và MPhil” dùng để chỉ bằng cấp, những người chưa lấy bằng cấp đều thuộc diện “nghiên cứu sinh”, điều này có phần khác với tên gọi trong nước.
Giáo sư không trực tiếp đồng ý yêu cầu của tôi, ông chỉ bảo tôi gửi lại cho ông bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học và một bản tường trình cá nhân.
Những thứ này tôi đều đã chuẩn bị từ trước, nên tôi đưa cho ông ấy.
Trước khi đi, tôi tha thiết nhắc lại nguyện vọng được dấn thân vào con đường “nghiên cứu”.
Ông ấy cũng ủng hộ “nguyện vọng” của tôi, chỉ là, mọi việc vẫn cần để ông ấy “cân nhắc và xem xét” thêm.
Tôi lo lắng và bất an chờ đợi thêm khoảng hai tuần, nghĩ đến chuyện chắc trường đại học sắp cho nghỉ lễ Giáng sinh, trong lòng đầy tuyệt vọng.
Thời gian đó tôi hầu như không liên lạc với gia đình, vì tôi thực sự không biết phải nói gì, không thể cứ mãi nói là tôi bị người ta lừa, chỉ thỉnh thoảng thân mật với bạn trai qua điện thoại, như là nhớ nhung hoặc là hôn một cái.
Tôi hầu như không còn hứng thú với bất cứ chuyện gì, kể cả Thẩm Phương, kể cả chiếc Bentley.
Tuần cuối cùng trước kỳ nghỉ, tôi nhận được cuộc gọi từ “người Scotland”, ông rất lịch sự: “Tôi đã gửi một số chuyên đề của nhóm nhỏ của tôi vào hộp thư, nếu như em có hứng thú với dự án này”.
Tuy nhiên, “người Scotland” cũng nói với tôi qua điện thoại rằng nếu tôi chuyển sang hướng nghiên cứu, thì sáu tháng tôi đã học trước đó sẽ không được tính, và tất nhiên, học phí vẫn tính, nên sau này có thể ra trường hơi muộn, nhưng ông cũng nói rằng, việc khi nào tốt nghiệp phải tùy thuộc vào sự cố gắng của chính tôi.
Lúc đó tôi hạnh phúc đến mức không biết nên nói gì mới phải, bụng nghĩ còn quan tâm đến chuyên đề làm gì cơ chứ, quan trọng là giáo sư đã nhận em là được, lúc đó tôi suýt nữa đã nói vậy vào điện thoại.
Ngày hôm sau, tôi nóng lòng muốn viết thư lại cho “người Scotland”, tôi nhớ rằng tôi đã cố tình thêm rất nhiều chữ “do” để thể hiện mong muốn mãnh liệt của mình.
Tôi lại bắt đầu cảm thấy may mắn, may mà mình bị đánh, may mà mình biết đến Thẩm Phương, hơn nữa tôi cũng đã đọc chuyên đề của người Scotland, và dự án đó đúng là trên cả tuyệt vời đối với tôi.
Vài ngày sau, tôi xin ông chủ nghỉ dài ngày, hầu như ngày nào cũng chạy đến văn phòng nghiên cứu sinh trong trường của người Scotland, thường xuyên viết đơn, ký vào các mẫu đơn và dán ảnh, vì người Scotland hy vọng tốt nhất tôi nên đăng ký được vào nhóm nhỏ của ông ấy ngay khi khai giảng sau Giáng sinh.
Lúc đó tôi mới hiểu ra rằng học kỳ thạc sĩ nghiên cứu có thể mở bất cứ lúc nào, không như chương trình thạc sĩ giảng dạy chỉ mở vào tháng 10 và tháng 1 hàng năm.
Trong những ngày đó, tất cả nhiệt huyết và kỳ vọng của tôi như được nhen nhóm lại từ đầu, thậm chí tôi còn quên cả việc nên gọi điện cho Thẩm Phương, hoặc nếu chị ấy bằng lòng, tôi có thể đãi chị một bữa ăn ở bất kỳ nhà hàng nào mà chị ấy nhắc tới.
Lúc đó trái tim tôi hoàn toàn đặt ở niềm khao khát hướng về một cuộc hành trình mới, mà hành trình này, mới chính thức là nấc thang thực sự dẫn đến ước mơ vươn tới “kế hoạch cuộc đời” của tôi.
Cuối cùng tôi cũng sẽ trở thành một thạc sĩ nghiên cứu đích thực, với không chút nước mắt và nghi ngờ nào!.
Truyện mới cập nhật
Khi mọi thủ tục rườm rà xong xuôi, tôi nóng lòng gọi điện cho mẹ và bạn trai, qua điện thoại, bọn họ không hiểu lắm về chương trình nghiên cứu và giảng dạy mà tôi nói đến, nhưng sau khi nghe tôi kiên nhẫn phân tích, họ đều mừng cho tôi.
Mẹ hơi lo lắng không biết liệu tôi có ứng phó được không, còn bạn trai lại thể hiện tâm trạng khác: em yêu, em còn phải học lâu nữa không?
Cúp điện thoại, tôi bước trên đường với những bước chân thoăn thoắt.
Người ta vui khi họ gặp chuyện tốt.
Tôi chợt nghĩ đến Thẩm Phương, đã lâu rồi tôi chưa liên lạc với chị ấy, tôi muốn gọi điện nói lời cảm ơn với chị, không để người ta nghĩ mình qua cầu rút ván.
Hay là mời chị ăn bữa cơm đi, ra nhà hàng Hắc Bang khét tiếng như lần trước ấy.
Tôi tính toán một lúc, không biết liệu 200 bảng Anh có đủ hay không.
Nghĩ mà xem, người ta giúp mình chuyện lớn như vậy, thôi thì lên 300 đi.
Qua điện thoại, trước tiên tôi nói lời cảm ơn với chị, sau đó hỏi chị có thời gian không, tôi có thể mời chị ăn bữa cơm để biểu dương sự cống hiến của chị dành cho tôi.
Chị nói: “Ồ, em không nói chắc chị cũng quên mất, chị còn phải biểu dương em nữa.”
Tôi vội vàng chối từ, nhưng chị nói, tôi biểu dương chị ra sao là việc của tôi, còn chị vẫn cần biểu dương tôi, nói lời phải giữ lời.
“Em có nguyện vọng gì, nói xem, có lẽ ông già Noel sẽ nghe được đấy.” Giọng chị nói câu này cứ như đang dỗ một đứa trẻ con.
Tôi cũng cười, thế là nói bằng giọng nũng nịu, lại còn dùng tiếng Anh nói: “Năm vừa qua em rất ngoan, em thề rằng năm sau em cũng sẽ rất ngoan, nên em mong có thể…” đó là câu nói mà trẻ em bên Anh thường dùng để đưa ra mong ước trong ngày lễ Giáng Sinh.
Tôi nghĩ một lúc: “Muốn có một chuyến du lịch tuyệt vời được không?”
Chị cười rồi, nghe có vẻ rất vui: “Xin hỏi là chuyến du lịch thế nào?”
“Em muốn đến Windsor.” – Tôi nói.
Windsor là một địa điểm du lịch gần London, chỉ cần lái xe theo đường M4 là tới.
Windsor có lâu đài nơi Nữ hoàng thường lui tới, còn có và các thị trấn nhỏ truyền thống của Anh.
Tôi đã định đến đó từ lâu, nhưng thứ nhất là bận làm thêm, hai là chưa thực sự có hứng.
Nhưng vì Thẩm Phương quá nôn nóng muốn biểu dương tôi, đây chính là cơ hội vậy.
Tôi không muốn chị ấy cứ mua quà cho tôi mãi, mua phí tiền lắm, đắt quá thì không thích hợp, rẻ quá thì, không phải tôi lỗ to sao, haha.
Thật ra, tôi nghĩ việc đòi quà chị có hơi thô tục, mà việc muốn chị mời mình bữa cơm, lại càng khiếm nhã.
Hơn nữa trong lòng tôi cũng đang ấp ủ kế hoạch nho nhỏ, đợi khi hai đứa chơi ở Windsor mệt lử, tôi sẽ thuận tiện mời chị ăn bữa cơm, một là cho mình cái cớ hợp tình hợp lý để cả hai không phải mời qua mời lại, tiện cho việc tôi có thể trả chị một cái ơn, hai là tôi nghĩ các nhà hàng ở đó không thể đắt hơn ở London, ăn một bữa trưa có thể sẽ không tới vài chục bảng, cứ tính là chị muốn uống một chút rượu vang đỏ hay gì đó đi, thế nào cũng chỉ tầm 200 bảng trọn gói.
Nhưng nếu là London thì không chắc, nhỡ như chị muốn ăn vi cá mập, bào ngư và tổ yến thì sao?
Thẩm Phương có vẻ bất ngờ trước yêu cầu của tôi, nhưng chị không nói gì, chỉ cười: “Windsor à, cũng được, vậy khi nào em muốn đi? Hay là ngày mai?”
Tôi mới nhớ ra, hôm nay là thứ Sáu, ngày mai là thứ Bảy, có lẽ trong tiệm có việc bận, nên tôi nói: “Ngày kia có được không?”
Chị rất vui mừng: “Vậy ngày kia nhé, buổi sáng chị sẽ tới đón em, trước khi đi sẽ gọi điện cho em.” Cúp máy, tôi đoán, hình như bên này có quy tắc không nên hẹn vào Chủ Nhật, nhưng, dù gì cũng đã hẹn rồi, hãy cứ vậy đi.
Chủ Nhật là một ngày tốt để tôi xin nghỉ, vì tiệm thuốc chỉ mở cửa nửa ngày.
Ông chủ không nói gì về việc tôi ra ngoài chơi, từ hôm Thẩm Phương đem theo con Bentley đến cửa tiệm, tôi cảm thấy thái độ của ông chủ đối với tôi có ít nhiều thay đổi, không còn tuỳ tiện thúc giục sai bảo như trước nữa, thi thoảng trong câu còn kèm theo “please”.
Sáng sớm hôm sau, tôi nóng lòng sửa soạn từ sớm, ngồi một chỗ đợi điện thoại của Thẩm Phương.
Có lẽ do quá hào hứng, dù hôm qua ngủ không ngon nhưng buổi sáng vẫn bị đồng hồ báo thức gọi dậy.
Từ tối qua tôi đã đi mua một vài đồ ăn vặt trong siêu thị, khoai tây chiên này, nước này, có cả thứ mà hồi đó tôi cực kỳ nghiền: chocolate.
Chocolate của Anh vừa rẻ mà lại vừa ngon.
Cùng có tên hiệu “Cadbury”, nhưng chocolate ở Anh có hương vị đậm hơn một chút so với ở Trung Quốc.
Tôi luôn cảm thấy vị chocolate ở Trung Quốc không rõ lắm, hoặc do họ ăn bớt ăn xén nguyên liệu, hoặc là do người Anh không đưa chúng ta công thức làm chính thống, có thể bởi vì chocolate, thủy tinh pha lê và gốm sứ đều thuộc loại “công thức độc quyền”.
Nghĩ đến đây, lại không kìm được mà mắng người Anh, đúng là không phải nguy hiểm loại vừa.
10:30 Thẩm Phương mới đến nơi, làm tôi đợi đến mòn con mắt.
Tôi còn tưởng tôi bị chị cho leo cây cơ.
Nhưng, theo như chị giải thích, là bởi vì Windsor nhỏ lắm, lại còn gần, chơi một vòng nhanh thôi ấy mà.
Khi tôi vào trong xe, thấy chỉ có tôi và chị, tôi thấy hơi bất ngờ, vốn nghĩ rằng Sue cũng đi theo, nhưng tôi không hỏi như thế, tuỳ chủ khách theo thôi.
Xe rời khỏi London, trên đường đi, chúng tôi băng qua dòng sông chảy và thôn trang rộng lớn, vùng nông thôn nhỏ bé của Anh trông thật yên bình trong khung cảnh của những cánh đồng cỏ và rừng cây rộng lớn.
Quả thật rất nhanh đã đến Windsor, chỉ là, đúng là chúng tôi không nên đến vào ngày Chủ Nhật, những điểm tham quan đều bị đóng cửa, nhưng tôi không muốn đến những nơi mà ai ai cũng ồ ạt đến thăm, chụp ảnh ở cửa ra vào, có nghĩa là chúng tôi đã đến đây tham quan, thế thôi.
Tuy nhiên, những thứ hớp hồn tôi lại chính là những con đường truyền thống, những con hẻm rải sỏi, những ngọn đồi nhỏ và bãi đồng cỏ của Windsor.
Có lẽ do tôi may mắn đạt được bước ngoặt lớn trong việc học hành, hoặc cũng có thể do những lý do khác mà ngày đó tôi nói rất nhiều.
Tôi không ngừng khoe khoang những gì tôi biết về lịch sử và văn hóa của nước Anh, nhưng tôi cố tình nói một cách rất thô tục.
Đây là một trong những đặc điểm của tôi, tôi không thích nói về lịch sử một cách khô khan như một cuốn sách giáo khoa, chỉ có kể lịch sử như một câu chuyện mới có thể khiến nó thú vị.
Thẩm Phương chỉ nghe tôi nói, chị ấy luôn bật cười vì giọng điệu của tôi và những tính từ nghe có vẻ không nên dùng nhưng nghĩ kỹ lại sẽ thấy có chút hợp lý, đôi khi chị không quan tâm đến hình tượng thục nữ, chị vịn vào cái cây, tay kia ôm bụng cười, nhưng tôi vẫn không buông tha cho chị, tôi làm mặt nghiêm túc và nói: “Cẩn thận, chị đừng làm thế, người ta sẽ nghĩ tư thế này của chị là đang sắp đi vệ sinh đó.”
Tôi cũng kể về quá khứ của tôi mà trước đây tôi không nói đến, tôi gần như kể hết cho chị về những điều thú vị mà tôi bắt gặp kể từ khi biết ăn biết nói tới giờ, tất nhiên, tôi không nhắc đến bố mẹ, gia đình và những ký ức không vui.
Tôi chỉ đơn giản bảo rằng mẹ tôi là giáo viên và bố tôi làm việc trong một công ty dược phẩm.
Tôi nghĩ, nói thế không tính là lừa gạt đâu.
Tôi cũng kể về việc tôi bị mẹ bóc lột bớt ăn bớt mặc để tích góp tiền tiết kiệm, kể về cách tôi kiếm tiền như thế nào, bán găng tay vào mùa đông, bán tất vào mùa hè, bán thiệp mừng năm mới trong dịp tết và cách tôi làm việc tại McDonalds, v.v.
Khi tôi kể những chuyện này với Thẩm Phương, chị bước đến véo mũi tôi với vẻ không tin, sau này nghĩ lại, chị trầm ngâm nói: “Thảo nào.” Thảo nào cái gì? Chị không nói, tôi cũng không hỏi..