Quỳ cạnh đó là chàng thiếu niên y phục bần hàn, sắc diện hằn nét đau khổ cùng cực, đang lắng nghe những lời cuối cùng từ miệng phụ nhân thều thào nói :
– Cừu nhi! Nay con đã lớn khôn, ta thì sắp xa lìa dương thế… Con phải ráng… Ghi nhớ lời ta dặn dò đây…
– Nhũ mẫu…
Phụ nhân gắng gượng đảo mắt nghiêm khắc nói :
– Đừng ngắt lời ta… Kẻo không kịp nữa… Song thân con… Huyết Thủ Lã Đạo Nghi và Phù Dung Tiên Tử Lâm Bích Hòa, vì tính tình cương liệt nên dù hành động rất quang minh chính đại, song đã gây nhiều mối hiềm thù với hai đạo hắc bạch võ lâm. Bọn tiểu nhân đê hèn lập mưu ám toán, cuối cùng chúng cũng thành công, vây đánh hai người rơi xuống Thiên Trượng cốc, chết rất thảm khốc…
– Nhũ mẫu…
Phụ nhân nói tiếp :
– Lúc mọi người đang giao tranh, ta ẵm con ẩn vào một hang đá gần đó. Thắm thoát đã hai mươi năm. Ta còn nhớ Cừu nhi ngày ấy chưa đầy tuổi thậm chí không kịp đặt tên… Lã Tuyết Cừu là do ta đặt cho con, buộc con phải mang nặng mối thâm cừu đại hận để trả cho sạch mới mong vong linh song thân con ngậm cười nơi chín suối.
Lã Tuyết Cừu cất giọng thê thảm hỏi :
– Trả sạch hận ư? Tuyết Cừu sạch hận? Nhưng sao nhũ mẫu lại đưa Cừu nhi về đây? Kẻ thù gồm những ai?
Phụ nhân trở mình cố gắng lấy hơi, nói :
– Cừu nhi bị giang hồ truy sát cho tuyệt dòng, nên ta mới đem Cừu nhi về rừng Loạn Thạch này để ẩn cư. Người ân của họ Lã thì ta không biết, cũng có thể là không có, nhưng kẻ thù oán thì khắp cả giang hồ.
Lã Tuyết Cừu nghe nói chỉ biết thở dài…
Phụ nhân nói tiếp :
– Ta vốn dược song thân Cừu nhi truyền thụ mọi môn tuyệt học, mười phần ta lãnh hội được bảy, tám nên mới có sức học mà trao truyền cho Cừu nhi. Rừng “Loạn Thạch” này vốn là cổ trận đồ, có sức giam cầm đến thiên binh vạn mã, bọn gian ác kia khó mà vào được, dù bọn chúng đã biết nơi trú của Cừu nhi ở đây.
Tuyết Cừu hỏi :
– Trong nghìn vạn kẻ thù đó, tên nào đại gian đại ác nhất đáng để phải giết, thưa nhũ mẫu?
Phụ nhân chỉ vào chiếc gối nói :
– Trong gối đó… Cừu nhi thông minh nhân hậu, tất sẽ có nhiều tao ngộ. Mọi việc nên dùng đại tâm và đại trí để xét đoán… Rừng Loạn Thạch này là một Thạch trận gồm nhiều kiến thức sâu xa, huyền ảo… Rất cần thiết cho võ học, ta chưa khám phá ra hết. Mong rằng khi ta qua đời, Cừu nhi hãy tiếp tục…
Vì cố gắng nói những điều cần thiết, nên bà đã thấm mệt.
Tuyết Cừu đổ thêm chút thuốc hồi dương cho bà khỏe, rồi nói :
– Những gì nhũ mẫu muốn nói, Cừu nhi đã nắm vững rồi. Nhũ mẫu hãy nghỉ một chút cho khỏe.
Phụ nhân cười thiểu não :
– Ta đã tới giờ rồi. Cừu nhi… Dường như Tí, Ngọ môn là.. Quyền… Mẹo, Dậu môn là kiếm hay sao đó… Cẩn thận nhé! Đao gãy mũi (đoạn đầu đao) là bảo đao…
Bà ho sặc sụa, rồi nói tiếp :
– Vô ảnh long phi đàng quỷ thức. Tuyệt hình hổ dực kiến ma chiêu… Ta không hiểu… Ta đi…
Nói đến đây bà ngoẹo đầu qua một bên…
Nhũ mẫu vĩnh viễn ra đi. Người thân cuối cùng của chàng đã từ biệt chàng. Lã Tuyết Cừu đau đớn nhưng không khóc.
Đêm đó, chàng lo chôn cất bà. Tất cả những lời dặn dò của nhũ mẫu, chàng cố gắng ghi nhớ. Những gì cần thiết, chàng cho vào bọc, đao cài vào người, chờ trời sáng, Tuyết Cừu đi dạo Thạch trận.
Trạch trận rộng vài chục mẫu, gồm tám cửa nằm đúng vị trí : Bốn chính, bốn phụ. Lời dặn của nhũ mẫu: Cửa Bắc, cửa Nam là quyền… Tại sao? Cửa Đông, cửa Tây là kiếm… Tại sao?
Tuyết Cừu phân biệt phương hướng rồi đi đến bốn cửa đó. Chàng lại đọc nhẩm hai câu kia :
– Long phi, Hổ dực, Quỷ thức, Ma chiêu…
Chàng không hiểu gì cả. Thay vì ngồi ở nhà luyện công như thường lệ, chàng lại bỏ trọn một ngày để đi khám phá, nhưng thật hoài công…
Lã Tuyết Cừu than :
– Song thân, nhũ mẫu ơi! Cừu nhi vốn ngu tối tìm không ra chút bí mật nào, lấy đâu mà rèn luyện?
Tuyết Cừu trở lại nhà cũ mở tài liệu của phụ nhân trao lại, vùi đầu nghiên cứu. Một hôm nọ, chàng ra khỏi Thạch trận, lên trêи gò cao nhìn xuống. Trong mắt chàng, Thạch trận thu nhỏ lại, chàng nhìn ra hình dạng tổng quát của nó.
Rõ ràng hai đầu Nam-Bắc của trận có hình rồng bay (long phi), nằm đối xứng nhau, và đây chính là tiểu trận. Hai đầu Đông-Tây có hình hổ nhảy (hổ dực) cũng đối xứng nhau qua tâm trận.
Tuyết Cừu cầm bút vẽ lại toàn bộ Thạch trận, làm dấu những vị trí cần thiết… Mỗi ngày, chàng khám phá ra một vài điều lạ. Những điều khám phá ấy đem lại cho chàng những tiến bộ bất ngờ: Khí công, nội công sung mãn, thần trí minh mẫn.
Ngày thứ chín mươi mốt, Lã Tuyết Cừu nghiễm nhiên trở thành một cao thủ, nhưng chính chàng cũng không biết mình nằm vào vị trí nào của giang hồ?
“Vô ảnh long phi tàng quỷ thức”. Chàng lục tìm trong tiểu trận Long Phi chiêu thức quái dị, mỗi lần đánh ra dù chưởng hay kiếm, đối phương hoặc người ngoài cuộc sẽ không thấy bóng dáng chàng. Chàng tự đặt cho chiêu thức đó tên là Tam Tuyệt quỷ thức.
Để nhớ ơn tiền nhân, chàng gọi Long Phi đệ nhứt, đệ nhị, đệ tam thức. Mỗi thức như vậy, đánh ra không biết bao nhiêu chiêu. Những chiêu đó kết thành hình rồng mà không ai có thể hiểu nổi sự biến hóa của nó.
Lã Tuyết Cừu nói một mình :
– Thần long kiến thủ bất kiến vỹ! Tuyệt hình hổ dực kiến ma chiêu.
Trong tiểu trận Hổ Dực, chàng rút ra được bảy chiêu thuộc đao pháp, mỗi lần xuất chiêu, người và đao quyện vào nhau. Chàng gọi đó là Thất Tuyệt ma chiêu.
Lã Tuyết Cừu vốn tư chất thông minh đĩnh ngộ, chỉ trong thời gian ngắn chàng đã lãnh hội được ý nghĩa sâu xa và huyền ảo của hai chiêu thức này.
Trong lúc ôn luyện, chàng khám phá ra một điều rất kỳ lạ. Quỷ thức và Ma chiêu rất ăn khớp với nhau. Quỷ thức giúp Đốc mạch thông lưu, Ma chiêu giúp Nhâm mạch kɧօáϊ hoạt. Quỷ thức và Ma chiêu kết lại thành một vòng tròn, khiến cho Nhâm Đốc hai mạch gặp nhau một bước ngắn nữa sẽ thông được Sinh tử huyền quan.
Lã Tuyết Cừu tự hỏi :
– Ta có thể xuất môn được chưa? Dù sao cũng phải thử xem…
Tuyết Cừu đốt mấy nén nhang trước mộ nhũ mẫu, khấn thầm :
– Nhũ mẫu ở lại đây yên nghỉ, Cừu nhi quyết rửa sạch mối hận mà tạ thâm ân.
Chàng đóng cửa lại, bước ra khỏi Loạn Thạch, dấn thân vào giang hồ.
* * * * *
Trong bản Huyết Cừu gồm cả mười ba đại môn phái, bốn mươi chín nhân vật giang hồ từ tội chết trở lên, Tuyết Cừu cố gắng ghi nhớ các nhân vật trong bản Huyết Cừu này.
Rời khỏi Thạch trận chừng vài dặm, chàng đến một con suối, ý muốn soi thử mặt mình thế nào, bỗng chàng thấy có ba người xuất hiện tự bao giờ. Cả ba đều mang vũ khí, gồm hai lão nhân tuổi trêи năm mươi, và một thiếu nữ chừng mười sáu, mười bảy tuổi.
Một lão hỏi :
– Ngươi có phải là con của Huyết Thủ Lã Đạo Nghi không?
Chàng lạnh lùng nói :
– Báo danh đi!
Hai lão già lần lượt xưng danh :
– Ta, Thất Bộ Sát Nhất Nhân Bàng Tục.
– Ta, Kiến Nghĩa Hữu Vi Lỗ Đình Trí.
Còn thiếu nữ nhìn chàng chăm chăm, không nói.
Tuyết Cừu hất hàm :
– Còn cô nương?
– Mộc Thúy Hương!
Vẫn cái giọng cộc lốc, chàng hỏi :
– Con của Kim Tài Bất Hoán Mộc Đăng, phải không?
Nàng đáp gằn :
– Phải. Còn ngươi?
Lã Tuyết Cừu biết ba tên này có tên trong bản Huyết Cừu. Chàng bình tĩnh nói :
– Rút kiếm đi!
Chàng cho tay vào đốc đao thì ba người kia đã rút kiếm rồi.
Cả ba không thấy Tuyết Cừu phát động thân ảnh thế nào, hai lão chỉ thấy ngực bên phải đau nhói, nhìn lại thấy một lỗ đen ngòm, rồi máu bắt đầu chảy ra từ đó…
Thúy Hương kinh sợ. Nàng không thấy đối phương xuất chiêu thế nào mà hai lão thành danh trêи giang hồ nay chết không đầy một cái nháy mắt.
Tuyết Cừu cho đao vào vỏ, nói :
– Ta tha chết cho cô nương một lần đó. Bảo lão Mộc Đăng rằng: Tuyết Cừu này sẽ đến tìm lão nay mai.
Chàng nói xong bỏ đi liền.
Thúy Hương dẫu biết mình thấp kém trước đối phương, nhưng không phải vì thế mà mất đi tính khí con nhà võ. Nàng hét :
– Chết này!
Lã Tuyết Cừu không quay lại, nhưng mũi kiếm của Thúy Hương vừa đến sát gáy, bỗng nghe cạch một tiếng, xem lại kiếm nàng đã gãy đôi mà Tuyết Cừu vẫn tiếp tục bước, dường như hắn không biết việc gì đã xảy ra.
Mới ra khỏi nhà vài dặm đường, chàng đã giết hai kẻ tử thù. Sát nghiệp sẽ ngập phủ đầu, nếu chàng tiếp tục trêи bước giang hồ.
Tuyết Cừu đi mãi đến chiều tối mới đến một xóm nhà. Chàng không muốn vào nhà ai, đành đứng tựa lưng vào thân cây cổ thụ mà nghỉ.
Phía trước cây cổ thụ là một ngôi nhà khang trang. Cửa ngoài bỗng mở, một lão trượng tuổi chừng sáu mươi vận bạch bố bước ra. Thấy chàng đứng như vậy, liền hỏi :
– Công tử ở đâu đến đây, sao lại không gõ cửa vào nhà mà nghỉ?
Lã Tuyết Cừu nhìn lão, thấy dung mạo từ ái khoan hòa, chàng liền nói :
– Không dám làm phiền tiên sinh. Vãn bối trú tạm nơi đây, giữa đêm sẽ đi ngay.
Lão cười :
– Dĩ nhiên đời là một chuyến đi, dù kẻ suốt đời nằm nhà như lão phu. Và nếu hiểu như vậy, thì cuộc đi cũng là cuộc đứng nghỉ vậy.
Tuyết Cừu không hiểu ý lão muốn nói gì. Chàng hỏi :
– Thường nhật tiên sinh làm nghề gì?
Lão cười cười :
– Lúc thiếu niên đã lỡ bước thanh vận, nay lão phần cam bề bạch bố. Cửa nhà ấy gái trai đều đủ thì chữ tề gia là chữ… Tiểu kinh luân.
Nghe lão nói chuyện như đọc thơ, âm hưởng nhẹ nhàng, khí độ thanh thản. Lã Tuyết Cừu đâm ra thích thú, nhưng lại giựt mình tự nhủ thầm :
– “Tuyết Cừu ơi! Mối huyết cừu chưa rửa sạch thì không nên từ tâm trước bất cứ người nào”.
Để cho qua chuyện, chàng nói :
– Tiên sinh có chí viễn phương, vãn bối không sao hiểu kịp. Xin cho vãn bối được biết cao danh.
Lão ơ hờ đáp :
– Lão họ Phương… Năm xưa cũng tập tành văn bút, kiếm cung, nhưng thời thế không trọng dụng, đành phải vui thú điền viên
Chàng ngầm đọc lại bản Huyết Cừu, thì không có ai là họ Phương. Hơi yên tâm một phần, chàng liền nói :
– Đành rằng triều đình tuyển trạch nhân tài, nhưng thời nào cũng có sự giao thiệp, quen lớn…
Phương lão lắc đầu :
– Thói thường là vậy! Mời công tử vào nhà dùng chút rượu cho ấm!
Tuyết Cừu vẫn từ chối :
– Cảm ơn tiên sinh, vãn bối không biết dùng rượu.
Trong ngôi nhà lại thêm một lão phụ bước ra nhìn hai người, chưa kịp lên tiếng, Phương lão đã nói :
– Đây là tiện nội. Đây là công tử… Đi lỡ đường.
Lão phụ tiếp nói :
– Trời độ rày hay có tuyết, công tử vào nhà nghỉ tạm. Nếu về xuôi, khuya nay nhà có thuyền ghé Trường An, công tử nên theo cho tiện.
Thấy gia chủ mời mọc ân cần, chàng không nỡ từ chối, nên miễn cưỡng bước vào.
Chiếc đèn tạ đăng tỏa sáng. Phương lão chăm chăm nhìn chàng. Bỗng lão thở ra, nói :
– Công tử có tiếng tốt, nhưng đôi mắt ẩn chứa sát khí, lão phu e sát nghiệp rất nặng, không lợi cho công tử. Công tử có thể cho biết phương danh?
Trong khi lão nói, Lã Tuyết Cừu đưa mắt quan sát nhanh quanh nhà. Chàng để ý đến một bức tranh. Chàng thuận miệng trả lời câu hỏi của lão :
– Vãn bối họ Lã, ở Nam Thị.
Phương lão thoáng giật mình. Lão nói :
– Những triều đại trước, Nam Thị vốn là bãi chiến trường. Tại đó, ông Gia Cát có lập một Bá trận đồ. Bên trong Bát trận đồ, một lão ẩu họ Từ vốn là người có võ công cao và kiến thức rộng, nuôi một chú bé họ Lã. Song thân của chú bé ấy đối với võ lâm có mối huyết cừu. Chẳng hay công tử có quan hệ gì với gia đình ấy?
Lã Tuyết Cừu nghe lão nói chính xác. Chàng là người đầy cao ngạo, không chịu sự kín hở, liền nói :
– Chính… Tại hạ là con của Huyết Thủ và Phù Dung Tiên Tử. Còn tiên sinh làm sao biết rõ được gia đình vãn bối?
Lão nhân nghe chừng thừa nhận, đột nhiên biến sắc, thở dài, nói :
– Thật là oan nghiệt! Ta là người có đọc sách lại cũng biết chút ít võ nghệ, tất nhiên phải biết được việc này. Thế nào nay mai cũng có người đến đây vấn tội ta.
Lã Tuyết Cừu đứng lên nói :
– Tiên sinh yên tâm! Nếu cần, tại hạ sẽ lưu lại nơi đây mấy ngày, để xem kẻ nào dám ngông cuồng.
Chàng nói xong toan bước ra, bỗng có tiếng kêu giật lại :
– Các hạ khoan đi đã!
Tuyết Cừu nhìn lại thấy một thiếu nữ tóc thắt bím, ăn mặc giản dị nhưng lịch sự. Chàng từ tốn hỏi :
– Tiểu thư gọi tại hạ?
Thiếu nữ gằn giọng :
– Ta không hỏi ngươi thì hỏi ai? Nghe ta hỏi đây, song thân ngươi đã gây nhiều huyết án với giang hồ, bổn phận làm con phải trả món nợ ấy mới là hợp lý. Ta nghĩ, ngươi không trốn tránh được.
Tuyết Cừu thản nhiên ngắt lời, hỏi :
– Tại hạ phải làm gì để trả món nợ ấy?
Nàng đáp :
– Gia đình ta, ai cũng biết võ công, có thể đại diện cho giang hồ để chứng kiến ngươi tự sát, còn nếu không, ngươi hãy giao đấu với bản cô nương.
Tuyết Cừu hỏi :
– Rủi tiểu thư bị tại hạ giết thì sao?
Nàng xám mặt hằn học :
– Đừng nằm mộng! Mà cho rằng có việc đó chăng nữa, thì ngươi còn phải đấu với những người trong gia đình ta.
Tuyết Cừu ngước mặt lên trời trầm tư. Chàng lặng lẽ bước ra ngoài, không cần nhìn bức tranh đặc biệt kia.
Dường như lão họ Phương cả tin vào tài nghệ của con mình, nên lão không một lời ngăn chận.
Chàng vừa ra đến gốc cây cổ thụ đã thấy một bóng người phóng vút qua đầu. Thì ra là cô gái khi nãy.
Bông tuyết rơi nhẹ như hoa lau bay bay.
Phương lão đặt ngọn tạ đăng trước thềm, ánh sáng nhợt nhạt tỏa ra một vùng.
Tuyết Cừu nhủ thầm :
– “Tự họ chuốc lấy đau khổ chứ không phải tại ta”.
Thiếu nữ kiếm đã cầm tay, nhưng Tuyết Cừu vẫn khoanh tay đứng nhìn không nói một lời.
Nàng tự giới thiệu :
– Ta, Phương Mỹ Cơ, mười tám tuổi. Ngươi rút vũ khí ra đi!
Tuyết Cừu vẫn khoanh tay.
Mỹ Cơ hét một tiếng, nhảy bổ tới đâm liền.
Bỗng nghe âm thanh khô lạnh “cạch”, kiếm của Mỹ Cơ gãy đôi, và Lã Tuyết Cừu từ từ cho đao vào vỏ.
Không ai thấy chàng rút đao khi nào.
Mỹ Cơ mặt không còn chút máu. Vì nàng biết rằng con nhà võ, kiếm rơi, kiếm gãy đồng nghĩa với sự mất mạng.
Tuyết Cừu vẫn không nói nửa câu.
Bây giờ trong nhà lại kéo ra sân bốn người nữa, vây chàng vào giữa.
Tuyết Cừu nhìn họ, vợ chồng Phương lão và hai gã tráng niên.
Phương lão nói :
– Lã công tử! Chiêu thức mà công tử sử dụng vừa rồi thuộc loại ma chiêu. Bậc chính nhân quân tử không nên dùng nó. Chiêu ấy nó sẽ dẫn dắt công tử đến cho Vô úy sát (giết người thông gớm tay). Hãy dùng Phật tâm mà điều khiển ma tâm. Hãy dùng Vô úy thí (cố thí mà không sợ) thay cho Vô úy sát.
Lời nói của bậc đại tâm, như người đã đạt một tu chứng cao.
Tuyết Cừu vẫn lặng thinh.
Mỹ Cơ vẫn còn đứng sững sờ.
Gã thanh niên bằng tuổi chàng rút kiếm bước ra, lạnh lùng nói :
– Ta đấu với ngươi!
Tuyết Cừu vẫn bất động. Chàng đưa mắt khẽ nhìn hai nửa thanh kiếm của Mỹ Cơ đang nằm dưới đất. Ý như muốn nói :
– Ngươi hãy trông thanh kiếm kia!
Mỹ Cơ cản hắn lại, nói :
– Không được đâu Nhị ca!
Lã Tuyết Cừu nhìn Phương lão, hỏi :
– Làm cách nào Vô úy thí thay Vô úy sát. Hay là đừng giết người, để người giết mình?
Lão nói gọn :
– Có thể hiểu như vậy cũng được.
Tuyết Cừu lại ngửa mặt nhìn trời. Chàng nói :
– Hãy đem điều ấy mà dạy đám tử tôn của lão.
Lã Tuyết Cừu nói xong thì bước đi.
Bất ngờ có nhiều ánh kiếm chớp lên phía sau. Nhưng người ta chỉ nghe nhiều tiếng cạch, cạch. Mỗi tiếng cạch như vậy là một thanh kiếm bị gãy.
Tuyết Cừu vừa bước đi, vừa cho đao vào vỏ. Chàng không quay lại, nhưng biết đám người kia đang sợ mất mật.
Vừa lúc ấy, một bóng người từ trêи cây cổ thụ đáp xuống trước mặt chàng.
Người vừa đến, vận y phục màu trắng, bao mặt, lưng đeo trường kiếm, bình tịnh đứng nhìn chàng một hồi, nói :
– Võ công cao, khí sắc lạnh… Bạc phúc.
Tuyết Cừu trầm giọng :
– Muốn đón đường ta, hãy báo danh đi!
Người bịt mặt đáp :
– Bát Tý Na Tra Lý Độc.
Tuyết Cừu với giọng lạnh như băng :
– Hai mươi năm trước, tại Thiên Trượng cốc, các hạ là người đứng đầu trong việc truy sát vợ chồng Huyết Thủ. Oan oan tương báo. Rút kiếm ra!
Lý Độc chớp người lên, người ta nghe tiếng khua leng keng trêи không thành chuỗi…
Lã Tuyết Cừu thi triển Long Phi đệ nhất thức. Chiêu đã đi qua, mà vẫn chưa hạ được đối phương.
Tuy không nói, nhưng chàng thầm phục Bát Tý Na Tra.
Bát Tý Na Tra Lý Độc nhìn chàng sững sờ. Lão không ngờ rằng một gã mới hai mươi tuổi đầu mà mình mang tuyệt học như vậy. Trong đệ nhất thức vừa rồi, kiếm lão suýt rơi.
Còn Tuyết Cừu thấy lão là người phá được chiêu thức đầu tiên của chàng, đâm ra có chút cảm tình với lão. Giá không có mối huyết cừu kia, chắc chàng sẽ chẳng đi tới chỗ tuyệt tình.
– Nếu các hạ đỡ được Long Phi tam thức của ta, ta sẽ để cho các hạ đi tự do, nhưng đừng chường mặt ra giang hồ nữa. Gặp ta lần nữa thì hết sống.
Tuyết Cừu chớp người lên…
Lại những tiếng đao kiếm chát chúa vang vọng. Khi đáp xuống, thanh kiếm của Bát Tý Na Tra Lý Độc chỉ còn lại hai phần, lão đưa tay chặn ngực và ụa ra mấy búng máu.
Tuyết Cừu tiếp tục phóng người lên, thân ảnh của chàng trở thành một bóng mờ…
Và Bát Tý Na Tra Lý Độc cũng mất hút ngay lúc đó.
Bao nhiêu người có mặt ở đây đều kinh tâm. Bát Tý Na Tra Lý Độc gần như một nhân vật tuyệt đỉnh, Chưởng môn của các đại bang phái đều trải chiếu mời lão ngồi. Thế mà… Sắp đến đây, người ta chưa dám đoán việc gì xảy ra cho lão.
Cạch cạch, tiếp theo một tiếng ôi, một người từ trêи không rơi xuống.
Người đó là Bát Tý Na Tra Lý Độc. Trêи tay Lý Độc còn chuôi kiếm, toàn thân lão đẫm máu tươi.
Lã Tuyết Cừu lặng lẽ bước đi. Lần đầu tiên chàng tha chết cho một kẻ đại thù.
Tuyết Cừu tự nhũ thầm :
– “Võ học của lão đáng gọi là Tử công phu”.