Ai cũng đồng ý việc này, nhưng Giải Ngữ lộ nét lo. Nàng nói với Tuyết Cừu :
– Ta rất muốn giúp đở công tử một tay. Ngặt vì song thân với ta đã cách biệt gần hai mươi năm. Nay ta về thăm nhà mấy hôm rồi sẽ theo thuyền trở lại, ý công tử ra sao ?
Tuyết Cừu nói :
– Vương lão bá rất nhớ tiểu thư, không cần trở lại gấp đâu. Hiện giờ ở đây cũng chưa việc gì quan trọng. Tại hạ ở lại đây mấy hôm, không chừng lại tiếp tục gót thương hồ.
Nhã Thi nói :
– Công tử ! Chuyến sắp khởi hành này trễ lắm là mười ngày, tiểu muội sẽ có mặt nơi đây. Công tử hãy lưu lại chờ thuyền !
Tuyết Cừu nói :
– Không dám hứa được ! Nếu êm xuôi thì không nói chi. Nếu cần tranh thủ, thì tại hạ phải đi.
Gởi hàng hóa cho thuyền bạn xong, họ để lại một ít hàng xuống thềm nhà.
Chuyến đi này gồm có Nhã Thư, Nhã Thi, Mỹ Cơ, Giải Ngữ và một tên gia đinh theo để giúp việc.
Giờ chia tay, ai nấy đều bịn rịn. Nhã Thi che tay áo mà nuốt nước mắt.
Nhã Thư nói :
– Ước gì còn Lã công tử ở đây, chuyến đến tại hạ sẽ làm lễ thành hôn với Mỹ Cơ !
Tuyết Cừu nói :
– Bây giờ tại hạ chúc mừng trước hai vị. Tại hạ sẽ hết sức cố gắng, nếu việc ngoài ý muốn thì đành vậy biết nói sao hơn…
Họ chia tay.
Thuyền đi rồi, Nhã Uyên ngồi lại thư phòng trầm ngâm. Còn chị em Nhã Dung, Nhã Ngôn đi chơi hoặc phụ giúp song thân.
Tuyết Cừu đứng ngắm con Hồng hạc, rồi xem vườn hoa muôn sắc.
Nhã Uyên rón rén ra, thấy chàng đứng ngơ ngẩn như kẻ mất hồn, nàng không dám kinh động.
Tuyết Cừu quay lại gặp Nhã Uyên, dưới ánh mặt trời ban mai, má nàng hồng rực. Trong độ tuổi mới lớn, sức sống căng đầy.
Tuyết Cừu nói :
– Hồng hạc là loại chim quý. Nếu cứ cho ăn ốc tép mãi, e nó sẽ biến tính. Tiểu huynh có một ít thuốc để giúp nó nhớ hiền muội.
Chàng lấy thuốc đưa cho nàng và dạy cách pha chế.
Nàng làm theo lời. Vừa làm, nàng vừa nói :
– Thấy cuộc chia tay hồi sáng, Nhã Thi khóc suốt mướt, tiểu muội sợ rồi đây mình cũng sẽ vậy !
Tuyết Cừu nói :
– Biết làm sao hơn. Mỗi người có một cảnh ngộ, Uyên muội ơi !
Hai người trở lại thư phòng.
Nhã Uyên hỏi :
– Chừng nào đại ca đi Quan âm tự ?
Tuyết Cừu nói :
– Tối nay.
Chàng mở Hải Triều âm ra ngồi nghiền ngẫm và đối chiếu. Dường như chàng cũng không tập trung được tư tưởng.
Khách giang hồ mà dừng chân lại vài ngày lòng làm sao được bình an ? Rồi cuộc chia tay đầy nước mắt đó hỏi ai không bồi hồi. Một nỗi buồn vô cớ nào đó xâm chiếm trong tâm hồn chàng.
Tuyết Cừu đi tới đi lui như có gì thôi thúc.
Nhã Uyên thấy vậy nóng lòng, nàng nói :
– Tiểu muội cùng đại ca mướn thuyền đi đánh cá tôm cho vui.
Chàng hưởng ứng liền.
Hai người thay đổi y phục rồi đi ra sông. Họ mướn chiếc thuyền chài nho nhỏ để đi sông đánh cá.
Với cảnh này cách đây chừng vài năm, Tuyết Cừu với Thúy Hương trêи Ngọc Hồ cũng đã có một giai thoại về loại dược hà.
Tuyết Cừu chợt hỏi :
– Sông này có dược hà không, hiền muội ?
Nhã Uyên không hiểu, hỏi :
– Dược hà là loại gì ?
Tuyết Cừu đỏ mặt đành nói :
– Tiểu huynh cũng không hiểu.
Một mẻ lưới đánh xuống rồi kéo lên phần nhiều là cá, vài con tôm nhỏ và một ít cua. Nhã Uyên làm bếp rất khéo.
Tuyết Cừu nói :
– Uyên muội còn nhỏ quá, không nên uống nhiều rượu mà sanh chứng.
Nhã Uyên nói :
– Hôm nay tiểu muội phải uống cùng đại ca.
Tuyết Cừu nói :
– Hôm nay tiểu huynh cũng không uống.
Nhã Uyên không nói. Nàng rót hai bát rượu đầy, một bát đẩy ra Tuyết Cừu, một bát của mình, nói :
– Không uống cũng mang tiếng đi sông. Tiểu muội rất muốn nói chuyện với đại ca.
Thức nhấm và rượu đã làm cho nàng hừng hừng. Nhã Uyên nói :
– Hồi mồng một tết năm nay, trưởng huynh đưa tiểu muội đi Quan âm tự. Ở đó mấy cô choai choai làm sư nữ rất nhiều. Họ thấy gia huynh và tiểu muội đeo kiếm, họ chận lại không cho vào. Hỏi, thì họ lấy cớ thiền môn là nơi thanh tịnh, không ai được mang vũ khí. Tiểu muội thấy một vài người có mang kiếm như có vẻ tuần tra, liền hỏi :
– Là nơi thanh tịnh sao còn có kẻ mang kiếm ?
Một ni cô nói :
– Đây là những người làm phận sự !
Muội hỏi :
– Nhà chùa đi làm phận sự được quyền chém giết ?
Ni cô nói :
– Nếu cần ! Vì đó là tự vệ.
Muội nói :
– Ta chưa từng chém giết ai. Nhưng đây cũng là tự vệ, vì ở chốn đông người. Lý ra các cô nên theo hạnh vô úy thí. Các cô đã không làm như vậy mà còn ngăn cấm kẻ khác… Thế là tiểu muội và cô ấy tranh cãi. Một ni cô khác tới bênh vực chùa, muốn hành hung tiểu muội. Hai bên ấu đả nhau, bọn ni cô kéo nhau ra rất đông, người nào cũng cầm vũ khí trêи tay, vây đánh tiểu muội và gia huynh…
Tuyết Cừu nói :
– Đám tăng, ni, đạo ngày nay họ thiếu đi cái đức nghiệp của bậc tu hành. Càng tu, càng bước vào sự tội lỗi. Buổi đêm ấy có Lý Yến Phi và Hoa Như Tuyết đến cứu phải không ?
Nhã Uyên buông chén xuống, hai tay nắm lấy chàng giục giặc, nói :
– Sao đại ca biết ? Đại ca có quen hai vị tỷ tỷ ấy sao ?
Tuyết Cừu nói :
– Hai người đó là thân hữu của tiểu huynh, có thuật lại đêm mồng một ở Quan âm tự của thị tứ Tần Hoài…
Nhã Uyên nói :
– Đêm nay tiểu muội cũng mang kiếm nữa…
Tuyết Cừu nói :
– Họ sao ta vậy, cứ lận kiếm vào mình mà đi.
Rượu bắt đầu gây hứng, Nhã Uyên nói :
– Rất tiếc là tiểu muội võ công kém cỏi. Nếu không, sẽ cùng đại ca đi ngao du trong thiên hạ mà diệt đám ma bầy quỷ xú này mới ưng.
Tuyết Cừu biết mình có nghiệp nặng về phái phấn son, dù không một lần nào đích thực để biết bản chất ấy thế nào, nên không dám khuyến khích Nhã Uyên theo mình mà gia nhập giang hồ. Chàng thấy má Nhã Uyên đã đỏ hồng vì rượu, cảm thấy tội cho nàng.
Tuyết Cừu nói :
– Trời xế rồi, ta nên về thôi, hiền muội !
Nhã Uyên mắt khép hờ nói :
– Tiểu muội hết cục cựa nổi. Dẫu có về bờ, tiểu muội đi cũng không được.
Chàng muốn đưa cho nàng viên Cải tử hoàn sinh, nhưng sợ nàng không đủ công lực để nhận nó.
Nhìn lại, nàng đã nằm soài ra đó.
Tuyết Cừu vẫn chống thuyền vào bờ. Thấy nàng nằm mê man, chàng đành neo thuyền ngồi điều tức.
Chiều xuống, Nhã Uyên vẫn còn ngủ, Tuyết Cừu vốc nước rửa mặt cho nàng. Nhã Uyên choàng tỉnh. Nàng ngồi dậy nhìn quanh, rồi nói :
– Tiểu muội ngủ từ hồi đó đến giờ sao ? Tiểu muội làm phiền đại ca quá, xin hãy tha thứ !
Tuyết Cừu mỉm cười :
– Hiền muội còn lắm khách sáo ! Thôi, chúng ta về nhà, kẻo gia đình trông !
Nhã Uyên có vẻ luyến tiếc buổi đi sông vắng vẻ này.
Nàng vừa bước… Xuống thuyền vừa nói :
– Làm dân du mục lắm khi còn thú vị hơn dân định cư. Gia đình là một cơ sở đầy ràng buộc. Đại ca mồ côi cha mẹ từ tấm bé mà võ công trác tuyệt. Còn anh em tiểu muội sống đầy đủ hơn mọi người, lại không hơn ai.
Tuyết Cừu rất hiểu ý nàng, liền nói :
– Khi người ta mất đi một cánh tay, lúc ấy mới biết cánh tay là quý. Bình thường thì không bao giờ để ý đến nó. Hiền muội đừng nói vậy nữa mà có lỗi.
Vừa lúc đó, một tên gia đinh chạy ra sông, báo :
– Có người muốn gặp Hào Hoa công tử.
Nhã Uyên và Tuyết Cừu bước nhanh về, thấy một thiếu nữ ở tửu lâu Tần Hoài. Họ chào nhau rồi mời vào phòng khách.
Thiếu nữ nói :
– Tiểu muội vâng lệnh Uất Trì tiểu thư, đến báo cho công tử biết, có sứ giả của Giang Nam Phủ đến đàn hạch bảy vị tiểu thư.
Nàng nói xong, móc trong người ra một bức thư đưa cho Tuyết Cừu. Thư viết :
“Lã công tử nhã giám !
Vừa qua khỏi ngọ hôm nay. Sứ giả Giang Nam Phủ là Giang Lãnh Long đến đàn hạch bọn tiểu muội. Sứ giả nói : Các cô đã nhốt hắn rồi, sao thả hắn ra. Bọn tiểu muội có chỉ lỗ khoét của công tử. Hắn không tin, nói : Lỗ này khoét từ trêи xuống. Thế là xảy ra một cuộc tranh cãi.
Hắn đòi đưa bọn tiểu muội về phủ, nhưng tiểu muội nói không có lệnh của Giang Nam Thư Sinh. Vả lại, nếu đi hết thì ở đây không ai điều hành công việc. Hắn đi đâu đó, hắn nói tối sẽ trở lại để giải quyết. Võ công của hắn chỉ kém Giang Nam một chút thôi. Và hắn là.. Con gái đầu của lão !
Công tử có sáng kiến gì giúp đở cho bọn tiểu muội không ?
Tiểu Muội Tần Hoài tửu lâu tái bút !”
Tuyết Cừu xem thư xong nghĩ thầm :
– Thời buổi gì mà đàn bà con gái gia nhập giang hồ đông gấp mười lần. Từ hồi ta bước ra khỏi rừng đến nay, nữ nhân danh tiếng và tài ba, ta đã gặp cả trăm cô trẻ đẹp. Còn đám đàn ông con trai có tài thì vắng hiu vắng hút, kiểm lại không tới năm tên, Lã Tuyết Cừu, Tề Phong, Ngọc Liên Thành và một tên La Tuyết Cừu nữa là hết ! Giang hồ đến hồi tuyệt mệnh chăng ?
Tuyết Cừu cảm thấy lành lạnh trong lòng. Chàng nói :
– Cô nương về nói lại, tại hạ sẽ sang bên đó vào tối nay. Hãy cứ ẩn nhẫn và chịu đựng !
Thiếu nữ cúi đầu chào, rồi cất bước…
Tuyết Cừu và Nhã Uyên sắp đặt công việc sửa soạn đi. Nhã Dung bước vào nói :
– Uyên muội ! Mấy ngày nay, Uyên muội đi mãi, mẫu thân đang lo đó.
Nhã Uyên vội đứng lên kéo Nhã Dung ra ngoài, hỏi :
– Tỷ tỷ lo hay song thân lo ?
Nhã Dung nói :
– Ai cũng lo cho hiền muội cả !
Nhã Uyên nói :
– Tỷ tỷ đừng lo, tiểu muội sẽ đi gặp song thân bây giờ.
Nhã Dung giằng tay nàng lại nói :
– Thân mẫu ngại một điều…
Nhã Uyên hơi lo, hỏi :
– Điều gì ?
Nhã Dung đáp :
– Thi tỷ tỷ rất yêu Lã đại ca. Sợ hiền muội… Yêu… Thì kẹt nhiều lắm !
Nha Uyên chưa hết hồi hộp, nói :
– Không có đâu ! Sao các người nghĩ vậy ? Lã đại ca không để ý đến ai cả, ai yêu được cứ yêu, kể cả tỷ tỷ cũng vậy.
Nhã Dung bĩu môi :
– Hiền muội nói quá lời rồi đó. Lã công tử có là minh chủ võ lâm chăng nữa, ta vẫn không thích. Bọn giang hồ đời nay như những kẻ hát tuồng, không lấy gì làm chắc chắn. Hiền muội và công tử định đi đâu ?
Nàng đáp gọn :
– Tần Hoài tửu lâu ? Tỷ tỷ đi chơi cho vui ?
Nhã Dung nháy nháy con mắt :
– Ta đi, còn hiền muội ở nhà phải không ?
Nhã Uyên phụng phịu nói :
– Không được ! Hai đứa cùng đi !
Nhã Dung cười :
– Ta biết mà ! Thôi, hiền muội đi đi, tỷ tỷ sẽ xin với song thân cho ! À, Lã công tử có nhiều ngọc lắm ! Hiền muội xin cho ta một viên ngọc nhỏ để làm đồ trang sức, thì… Cô em cứ việc tha hồ mà đi. Việc nhà, cơm nước tỷ tỷ này lo.
Nhã Uyên cả mừng nhưng nàng vẫn nói :
– Tiểu muội rất khó mở miệng hỏi việc này.
Nhã Dung nói :
– Hiền muội để tỷ tỷ nói chịu không ?
Nhã Uyên ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói :
– Đường đột quá, e họ khinh gia phong nhà mình không ?
Nhã Dung nói :
– Tỷ tỷ có cách mà, yên tâm đi !
Hai tỷ muội cùng bước vào. Nhìn sắc diện lo lắng trêи gương mặt Nhã Uyên, Tuyết Cừu nói :
– Uyên muội không thạo việc giang hồ, nên ở nhà để lệnh thân khỏi lo !
Nhã Uyên nói :
– Gia mẫu sợ tiểu muội nói năng thiếu khiêm tốn làm cho đại ca buồn. Chỉ vậy thôi !
Nhã Dung móc trong người ra một viên lóng lánh như ngọc, nàng hỏi :
– Tiểu muội vừa mới mua viên ngọc này để làm trang sức, đại ca xem thử như thế nào ?
Tuyết Cừu cầm lên xem một hồi, nói :
– Đây là pha lê chứ không phải ngọc, Dung muội mua lầm rồi ! Trả lại họ đi ! Tiểu huynh có mấy viên để cho nhị vị.
Chàng nói xong mở bọc ra lấy bốn viên ngọc trao cho nàng và nói :
– Cái này mà lận vòng thì hết chê !
Nhã Uyên, Nhã Dung đều mừng. Nhưng Nhã Uyên nói :
– Một viên ngọc này có thể là một gia tài, sao đại ca cho nhiều quá vậy ?
Tuyết Cừu nói :
– Tiểu huynh để nó cũng không làm gì ! Hai hiền muội muốn lấy nữa không ?
Nhã Dung đứng lên chắp tay nói :
– Chỉ cần một viên là đã ngoài sự ước mơ của bọn tiểu muội rồi, không nên quá đáng ! Rất cảm ơn đại ca…
Nàng nói xong chạy biến ra ngoài.
Nhã Dung chạy ra ngoài rồi, Nhã Uyên ngồi cười cười Tuyết Cừu hỏi :
– Hiền muội có điều gì đang thấm thía mà cười như vậy ?
Nhã Uyên nói :
– Dung tỷ rất ao ước có một viên ngọc, nên mới nghĩ ra mẹo mà xin đại ca.
Nàng thuật lại mọi việc. Tuyết Cừu nghe qua hiểu ngay. Chàng rất thông cảm và nói :
– Các thiếu nữ mới lớn, điều họ ao ước nhất vẫn là trang sức ! Hai viên ngọc ấy chỉ vừa đủ đeo ở hai tay. Chưa có ngọc trang điểm ở tai. Hiền muội hãy lấy thêm hai viên và đưa Nhã Dung hai viên nữa !
Nhã Dung lắc đầu :
– Bạc vàng châu ngọc ai lại không thích ? Nhưng cái gì vừa phải cũng là tốt, còn quá thì không nên. Tiểu muội sẽ không lấy nữa đâu !
Tuyết Cừu lấy ra hai viên nữa trao cho Nhã Uyên nói :
– Hiền muội làm ơn đưa thêm cho Dung muội hai viên này nữa !
Nhã Uyên không chịu, nói :
– Tiểu muội để hai viên này cho Nhã Thi là công bình ? Của đâu mà phát cho thiên hạ khơi khơi như vậy.
Tuyết Cừu mỉm cười, lấy ra một hộp trang sức đưa cho Nhã Uyên xem rồi nói :
– Tiểu huynh đã dành riêng hộp này cho Nhã Thi đó, hiền muội xem !
Nhã Uyên mở hộp ra thấy cả thảy bốn viên đã mài rồi, tuyệt đẹp. Nàng cảm thấy vừa vui lại vừa buồn. Thì ra, chàng chỉ để ý đến Nhã Thi ? Còn Nhã Uyên và Nhã Dung, chàng chỉ xem như hiền muội bé nhỏ.
Thấy Nhã Uyên có vẻ buồn, chàng biết ý, dỗ :
– Hiền muội không rõ đâu ! Hồi ghé lại bến trêи, Nhã Thi bán ngọc, tiểu huynh lấy ra mấy viên cho nàng xem. Xem xong, Nhã Thi nói : Ngọc này tốt gấp trăm lần. Tiểu huynh có cho nàng hai viên nhưng vì thấy quý quá, nên không dám nhận mặc dù nàng rất thích. Bởi vậy tiểu huynh muốn dành sự bất ngờ ấy cho nàng, nhờ hiền muội trao giùm !
Nhã Uyên làm thinh, chàng nói tiếp :
– Tiểu huynh còn mười mấy viên nữa. Hiền muội hãy lấy hai viên và Nhã Dung hai viên, vậy mới công bằng.
Nhã Uyên vẫn lặng thinh.
Chàng chọn hai viên đẹp nhất, ánh ngọc mát dịu, nhét vào tay nàng rồi nói :
– Hộp này hiền muội giữ giùm cho Nhã Thi, hai viên này của hiền muội, còn hai viên khi nãy dành cho Nhã Dung. Hiền muội đi nhanh, chúng ta còn đi đến tửu lâu cho kịp.
Nhã Uyên chớp chớp mắt đứng lên nói :
– Đại ca phung phí nhiều quá, đến lúc cần thì không có !
Nàng nói rồi chạy đi liền. Lát sau, hai cô cùng bước vào. Nhã Dung ngồi thụp xuống xin lỗi :
– Nếu tiểu muội biết thế này thì cứ hỏi thẳng đại ca mà xin, chứ có đâu đi dùng mẹo vặt để lừa lòng cao quý của đại ca. Xin đại ca tha thứ cho tiểu muội !
Tuyết Cừu nói :
– Nếu hỏi xin đâu có gì là hay, không chừng tỏ ra một sự tham lam nữa là khác, đôi khi người không biết sẽ đánh giá gia phong của mình. Hiền muội làm vậy đó là một cao kiến, vừa khỏi sợ mất gia phong, vừa hiểu được tâm hồn của khách. Nhị vị hiền muội quả là… Hảo hiền muội của tiểu huynh.
Lời chàng ngọt lịm và có lý, có tình, khiến hai cô sung sướиɠ đến mát lòng. Việc xong, Tuyết Cừu và Nhã Uyên đi về phía tửu lâu.
Tửu lâu vẫn hoa đăng như bao giờ, khách ra vào tấp nập. Tuyết Cừu và Nhã Uyên dùng thuật dị dung cải đổi hình dáng. Nhã Uyên đóng vai một tiểu công tử.
Hai người ngang qua phòng làm việc của họ. Tuyết Cừu liếc thấy một nữ nhân mặc áo vàng có thêu hoa rực rỡ, đeo trường kiếm, đội mão hoa, dung nhan tuy đẹp nhưng sắc lạnh.
Bên trong, Khánh Linh nhìn ra, đoán biết là Lã Tuyết Cừu. Chàng lựa một bàn gần phòng đó nhất ngồi để theo dõi sự việc.
Tiểu nhị chạy đến, chàng gọi thức ăn, thức nhấm qua loa, rồi chỉ vào phòng trong hỏi :
– Nhân huynh có thể gọi cho tại hạ một cô trong phòng này được không ?
Tên tiểu nhị hơi cau mày nói :
– Chắc là không được rồi ! Vì đây là ban điều hành.
Tuyết Cừu móc cho hắn một nén bạc nói :
– Tại hạ là khách xa, đến đây rất thích nhan sắc của vị cô nương này. Nếu thành công tại hạ còn biếu thêm nữa.
Tên tiểu nhị đi ngay.
Lát sau, một vị cô nương và Khánh Linh bước ra. Vị cô nương xăm xăm bước về bàn Tuyết Cừu, còn Khánh Linh thì ngồi đối diện với Nhã Uyên.
Hai bên chào nhau. Nàng xưng tên là Giang Lãnh Long.
Khánh Linh nói :
– Bọn tiểu muội là người làm việc ở đây. Xét đi xét lại, ở đây không có ai là tuyệt đại giai nhân, nên bọn tiểu muội đành thế vậy. Chẳng hay công tử là người ở đâu, có thể cho biết cao danh quý tánh ?
Nhã Uyên biết Tuyết Cừu không bao giờ chịu đổi tên họ của mình liền nói thế :
– Tại hạ là.. Nhã Vương. Còn vị này là… Giang Đông công tử. Bọn tại hạ vốn ở Vân Mộng !
Nàng nói rất ngọt. Tướng mạo có khác, nhưng tiếng nói của Nhã Uyên, Khánh Linh rất quen.
Lãnh Long ạ một tiếng. Rồi nói :
– Té ra là nhị vị công tử !
Tiểu nhị mang rượu và thức nhấm ra.
Lãnh Long nhìn thức nhấm và rượu bật cười :
– Công tử ở đất Ngô Sở sang đây chơi, mà dùng những món tầm thường thế này ? Hay là công tử cho rằng tửu lâu này không có món sang trọng ? Hay là công tử khi tài bọn tiểu muội ?
Nhã Uyên nói hớt :
– Đó chẳng qua là chưa quen ! Vậy thì tiểu thư hãy cho rượu quý và thức nhấm cao sang nhất !
Lãnh Long ngoắt tiểu nhị lại nói :
– Đũa long cận, chén ngọc uyên, món nhấm Tuyết Dương, rượu Bồ đào rót chén dạ quang !
Tuyết Cừu khen vùi :
– Cô nương thật là cao quý. Nhưng rượu Bồ đào mà dùng chén dạ quang khiến tại hạ có cảm tưởng mình là tướng sắp ra trận !
Khánh Linh cũng nói đưa :
– Kiến thức của công tử thật sâu rộng ! Cổ thi có câu : Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi…
Lãnh Long nối lời : ɖu͙ƈ ẩm tỳ bà mã thượng thôi !
Nhã Uyên ngứa… Tay nghề : Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu.
Tuyết Cừu đọc câu kết : Cổ lai chinh chiến, kỷ nhân hồi !
(Rượu bồ rót chén dạ quang.
Uống chưa xong bỗng tiếng đàn giục đi !
Ta dù say ngã cười chi.
Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về. )
Có phải cao hứng hay chăng, Lãnh Long vỗ tay nói :
– Thì ra hai vị công tử là bậc cao nhân ! Bọn tiểu muội thật có hạnh duyên !
Tuyết Cừu với tay cầm bình rượu thường rót vào chén, nhưng Lãnh Long ngăn lại, nói :
– Thứ rượu tầm thường này uống vào hôi miệng.
Nàng vừa nói vừa đề khí ép chàng phải đặt bình xuống. Chàng tưởng đâu nàng thật tình, không ngờ bình bỗng trĩu nặng suýt rơi.
Tuyết Cừu biết Lãnh Long dùng công lực để thử mình, chàng vận cương kình che thân cho an toàn và vận hỗn nguyên khí để đở lấy bình. Cả hai vẫn giữ thế quân bình.
Bên ngoài nhìn vào tưởng đâu họ giành rót. Nhưng Khánh Linh thì biết hai người đang tranh nội lực. Bàn tay của Lãnh Long xòe ra và đặt trêи miệng bình. Còn tay của Tuyết Cừu thì nắm cổ bình, thế hạ phong thấy rõ.
Vậy mà qua một lúc, người ta thấy bình rượu bị đẩy về phía Lãnh Long càng lúc càng gần, và càng lúc càng cao lên.
Tuyết Cừu sợ đẩy ráng một chút nữa, thì nàng sẽ té ngữa ra ngay. Chàng thu liễm công lực lại dần cho đến khi tương đương.
Giữ nguyên vị trí đó, chàng nói :
– Quả cô nương là một cao nhân ! Tại hạ bội phục ! Bội phục…
Chàng đặt nhẹ bình rượu lên bàn.
Lãnh Long nói :
– Không dám ! Công tử cũng là một cao nhân !
Chàng nghe nói vậy, mỉm cười. Hai tiếng cũng là, tức mặc nhiên công nhận mình là cao nhân rồi !
Quán đã đem các món gọi, và họ dẹp đi những món tầm thường kia.
Tuyết Cừu vờ nói :
– Đã gọi rồi mà không dùng thì nhà quán cũng tính tiền. Chi bằng ta cứ để lại dùng có phải là lợi không ?
Lãnh Long chớp mắt nói :
– Công tử vừa là cao nhân vừa là tao nhân, tiểu muội nào để thất thố ! Những món trả lại không tính tiền !
Tuyết Cừu hỏi :
– Tiểu thư là người Hà Nam ?
Lãnh Long ngạc nhiên hỏi :
– Sao công tử biết ?
Nhã Uyên đáp thay chàng :
– Chỉ cần nghe âm thanh và thấy cách phục sức thì biết thôi.
Tuyết Cừu lại hỏi :
– Vậy là tiểu thư ở phủ Khai Phong rồi ?
Lãnh Long lại càng ngạc nhiên hơn nữa. Nàng hỏi :
– Làm sao công tử phân biệt được tiếng nói các quận huyện ?
Tuyết Cừu nói :
– Vì phủ Khai Phong là cái nôi võ học của Trung Nguyên. Hơn nữa, các cao nhân ở đó đều luyện môn Trầm công lực.
Lãnh Long rót rượu cho mọi người, rồi nàng bưng chén rượu lên mời :
– Mời chư vị thưởng thức rượu này !
Tuyết Cừu nhìn chén rượu, thấy chén bỗng sáng lên như có ngọc dạ quang thật sự. Bỗng nhiên chàng nói :
– Không rõ người ta làm chén này bằng gì mà sáng lung linh như ngọc ?
Lãnh Long cười nụ :
– Công tử khéo hỏi thử bọn tiểu muội thì thôi ! Loại chén này có từ đời Tần, họ lấy cát ở Thanh Hải về xay nghiền cho thật mịn, xong họ dùng một thứ nhựa cây đặc biệt cho vào khuôn đúc, để khô rồi cho vào lò nung. Chừng một ngày đem ra đánh bóng bằng hổ phách, chén mới lóng lánh như vậy !
Quả tình, Tuyết Cừu hoàn toàn không biết về việc này. Vì Lãnh Long nói vậy, không biết đúng hay sai.
Mọi người đều cạn chén.
Khánh Linh nói :
– Món tuyết dương này cũng công phu lắm. Loại dê này chỉ có trêи những núi cao phủ tuyết. Vùng A Nhỉ Thái, Tuyết Sơn mới có chúng mà thôi. Nếu để chúng bị thương thì không bao giờ sống được. Từ những nơi đó đem về đến đây không đơn giản chút nào. Thịt chúng để cách bữa thì không ngon !
Tuyết Cừu chỉ ậm ừ, vì xưa nay chàng ít sành những món ăn ngon, rượu quý…
Mỗi người ăn một món tuyết dương, thấy thịt mềm thơm và ăn vào người thấy khỏe khoắn như vừa uống loại thuốc đại bổ.
Ai cũng khen ngon nhưng Tuyết Cừu im lặng. Chàng nhớ hồi sống chung với Băng Kiên ở Linh Nham, chàng nấu cho nàng những món ăn đơn sơ, vậy mà Băng Kiên khen ngon. Hôm nay ngồi giữa buổi tiệc cao sang này, chàng nhớ và thương Băng Kiên vô hạn. Tuyết Cừu có thể gọi là yêu Băng Kiên qua từng chặng.
Tuyết Cừu trầm ngâm.
Lãnh Long giục chàng dùng. Nàng nói :
– Công tử ăn nhanh đi rồi còn gọi món khác nữa !
Tuyết Cừu nói :
– Ăn nhiều món quá, không biết món gì ngon ! Ta thấy lúc bụng thật đói, dù cơm nguội muối vừng vẫn ngon như thường !
Ba cô chúm chím cười.
Chàng không biết cách nào để khai thác tâm lý của Lãnh Long.
Chàng bèn hỏi ướm :
– Qua nội lực của cô nương như vậy, tại hạ biết võ công của cô nương rất cao siêu. Chẳng hay cô nương đã gặp ai là đối thủ chưa ?
Khánh Linh được dịp nói :
– Tiểu thư lăn lộn trong cuộc sống vậy mà chưa biết đối thủ là gì ?
Nhã Uyên nói :
– Tiểu thư đã giao đấu với… Lã Tuyết Cừu chưa ?
Lãnh Long nói :
– Chỉ nghe nói chứ chưa gặp hắn bao giờ ! Võ công của hắn có lẽ hơn xa tiểu muội…
Đang lúc đó bỗng có hai vị sư thái mắt chiếu khí lạnh từ ngoài bước vào tay cầm thiền trượng, ngó quanh quất một hồi, rồi chọn bàn ngồi gần bên bàn Tuyết Cừu.
Tuyết Cừu rất ngạc nhiên và dò xét. Chàng tự hỏi :
– Tu hành, lại là sư ni mà còn vào quán ? Hai vị này ở đâu ?
Tiểu nhị chạy tới, một sư thái hỏi :
– Dọn ta một bửa cơm chay đạm bạc được chứ ?
Tiểu nhị chắp tay lại, ngoẻo đầu một bên, nói :
– Bẩm sư thái, bản quán không bán đồ chay.
Sư thái kia trợn mắt nói :
– Chỉ cần cơm với muối là được !
Tiểu nhị lắc đầu :
– Bán vậy e bản quán mang tiếng !
Sư thái nạt :
– Ngươi nói nhăng gì lạ vậy ? Buôn bán phải chiều ý khách chứ !
Lời dứt, bà ta giá gậy như muốn đánh.
Tiểu nhị vừa chạy vừa nói :
– Thôi được ! Thôi được ! Tiểu nhân sẽ dọn cơm muối ra !
Hắn nói xong chạy đi.
Nhã Uyên thấy tức tức trong bụng bèn nói thinh không :
– Tu hành thì lựa quán chay mà vào ! Đã vậy mà còn la lối om sòm ? Đức nghiệp không thấy, chỉ thấy có quỷ nghiệp !
Một sư thái đứng lên phóng vút trượng về phía Nhã Uyên…
Trượng xé gió đi tới. Nhã Uyên sợ quá thấp mình xuống ôm lấy Tuyết Cừu.
Trượng bay tới bỗng dưng bị đứng lại trêи không. Trượng xoay mù rồi từ từ trở về lại sư thái !
Thì ra Tuyết Cừu đã dùng nguồn kình lực của Cự Bí mà điều khiển trượng.
Vị sư thái đưa tay đón lấy trượng, thì trượng nhấc lên cao, sư thái phóng mình lên, trượng bay tuốt ra ngoài gác trêи ngọn cây. Sư thái nhìn theo trượng mà đổ mồ hôi.
Tuyết Cừu đã cách không điều trượng bằng kình lực và ý chí, khiến Lãnh Long và hai cô sợ điếng hồn.
Tuyết Cừu vẫn lặng thinh ăn uống tựa như không phải mình là tác giả màn ảo thuật vừa rồi.
Sư thái nhìn sững qua bàn Tuyết Cừu, nói :
– Công tử là cao nhân phương nào ?
Khánh Linh nói :
– Nếu gọi vị công tử này là cao nhân thì sư thái nên kiểm điểm lại thái độ của mình. Người càng có tài càng nên khiêm tốn !
Cả hai vị sư thái không dám phát tác, xấu hổ đứng lên bỏ đi, bỏ cả cây trượng đầy chiến công và đầy kỷ niệm của bà.
Tuyết Cừu chả lý gì về việc đi ở của họ, nhưng chàng nghĩ :
– Hai người này có lẽ là viện thủ của Giang Lãnh Long, họ đến để hợp với Lãnh Long mà sửa trị các cô ở đây.
Nhã Uyên gọi theo :
– Sư thái ! Sư thái ! Sư thái bỏ quên cây đả cẩu bổng rồi !
Vị sư thái nghe lời mỉa mai ấy, nhưng vẫn không quay lại. Còn Giang Lãnh Long nhìn theo chăm chăm. Nàng vụt nói :
– Buổi tiệc tự nhiên mất hứng !
Tiểu nhị mang cơm ra, không thấy hai vị sư gìa đó, hơi khựng lại. Khánh Linh nói :
– Họ gây sự không được tức mình bỏ đi rồi !
Tiểu nhị nhăn mặt quay vào trong.
Giang Lãnh Long bất ngờ xuất chỉ điểm huyệt Tuyết Cừu. Nhưng ngay từ đầu Tuyết Cừu đã đề phòng, nên tay trái chàng chận tay đối phương, tay phải chàng búng chốc chốc vào các huyệt đã nhắm sắn.
Tuyết Cừu vờ điểm huyệt Khánh Linh. Dĩ nhiên Khánh Linh phải tinh tế việc này.
Tuyết Cừu nói :
– Giang sứ giả ! Tại hạ là… Tiểu Sát Tinh Lã Tuyết Cừu, chắc hai vị đã nghe tiếng rồi. Nơi nào có bất công, bất hạnh sẽ có mặt tại hạ.
Chàng vờ như không nắm rõ tình hình của đối phương nên nói :
– Tám cao thủ của Giang Nam Bạch Đầu Trường Thủ Thư Sinh làm sao có thể giam cầm được tại hạ ? Chỉ có điều tại hạ và Giang Nam phủ chưa một lần đối đầu, nên tại hạ chưa muốn hại quý giai nhân làm gì. Hôm nay sự việc thế này, tại hạ không thể khuất tất hai vị.
Tuyết Cừu gọi tiểu nhị đến tính tiền. Đâu đó xong, chàng dìu Giang Lãnh Long đứng lên.
Tuyết Cừu nói với Khánh Linh :
– Cô nương làm ơn báo với Giang Nam Thư Sinh, tạm thời tại hạ giữ Giang Lãnh Long cho tới khi nào tại hạ giải quyết xong Giang Nam Phủ mới thả người. Nếu các cô ở đây ỷ thói dụ hϊế͙p͙ giang hồ thì đừng trách. Ai không biết hai vị sư thái khi nãy là người Quan âm tự do các cô gọi tới để khó dễ Cừu mỗ. Bây giờ tại hạ đến nơi đó !
Nhã Uyên đứng lên nói :
– Cô nương chịu phiền. Đem lại tất cả tư trang cho Giang Lãnh Long.
Khánh Linh chậm chạp đứng lên, vào trong sai người đem đồ đạc của Lãnh Long ra.
Tuyết Cừu dìu nàng đi như dìu người tình đi về xứ mộng. Chàng nói :
– Tiểu thư hào hoa lắm ! Cứ tạm thời sống với tại hạ một thời gian, bảo đảm, tại hạ phục vụ thức ăn cho tiểu thư… Đến nghiện !
Lãnh Long cười nhạt :
– Ta biết việc đó rồi ! Ta không dám dùng món công tử nấu đâu !
Về đến nơi, Tuyết Cừu đưa Lãnh Long vào phòng riêng và tra hỏi.
Nhã Uyên rất lịch sự trong việc này :
– Nàng để Tuyết Cừu tự nhiên, nàng chạy lo những việc cần thiết để cho Lãnh Long dùng trong thời gian sắp tới.
Tuyết Cừu trở lại với gương mặt thật của mình, rồi nói với Lãnh Long :
– Cô nương cứ thay đổi y phục cho thoải mái và chúng ta bắt đầu làm việc.
0o0
Trước ngọn đèn dầu lạc, ánh sáng nửa xanh nửa vàng, căn phòng trở nên có màu sắc đặc biệt.
Lãnh Long với mái tóc đen nhánh, gương mặt trái xoan bầu bĩnh phúc hậu, ánh mắt xa vắng chứ không lạnh lùng như trước.
Tuyết Cừu ngồi đối diện với nàng.
Chàng nói :
– Giang tiểu thư ! Tiểu thư là người đầu tiên được tại hạ giữ làm con tin, bởi vì Giang Nam Thư Sinh và tiểu thư là những nhân vật lợi hại. Nếu tiểu thư không nói thật đúng với những điều mà tại hạ ghi nhận, thì hậu quả có thể nghiêm trọng. Tiểu thư tên thật là gì ?
Nàng đáp :
– Giang Ngư Nữ !
Tuyết Cừu nói :
– Tên đẹp ! Nhưng cái tên và cái nghề của tiểu thư thì không hợp nhau. Ngư Nữ hay là mỹ nhân ngư thì có nhiều huyền thoại ! Các nàng tiên cá ấy rất hiền lành, lại có giọng hát rất thu hút. Còn tiểu thư thì có bàn tay giết người rất ngọt. Thủy Đường Cung ở tại khu vực nào ?
Nàng đáp :
– Dưới suối Mộng Tuyền ở đầm Vân Mộng ! Hiện nay Huyết Trì Thánh Nữ điều khiển. Thuộc hạ Thủy Đường Cung hàng ngàn người, võ công trác tuyệt, kín đáo, ứng biến nhanh nhẹn !
Tuyết Cừu hỏi :
– Còn Bình Thiên Thần Nữ, cô biết gì về người này ?
Nàng nói :
– Họa may có gia phụ mới có thể biết chút ít về bà ! Thần Nữ không có tuổi tác, ở giữa chỗ không gian, đến như mây đi như khói, phiêu hốt, huyền bí… Không ai rõ chỗ bà ở. Võ công có thể hơn xa Vô Tận Tàng. Vô Tận Tàng có gặp Thần Nữ đôi lần nhưng phải lánh đi.
Chàng hỏi :
– Mục đích của Bình Thiên Thần Nữ lập ba phái lớn như vậy để làm gì ?
Nàng đáp :
– Có thể ta biết không hết. Mục đích của Thần Nữ là thay đổi toàn bộ bộ mặt võ lâm. Tất cả các võ phái phải dạy võ của bà sáng tác ra, dạy triết học của bà nghiên cứu, nằm trong sự ban phát ân lộc của bà. Đổi lại đó, bà thu hồi tất cả bí kíp, võ lâm bảo vật…
Tuyết Cừu cười nhạt :
– Cho dù Thần Nữ là kẻ có thực tài chăng nữa, nhưng tính cuồng vọng ấy sẽ tự sát như chơi. Hoang đường và không tưởng như vậy, sao lệnh thân lại phải cúi đầu thờ phụng bà ta ?
Ngư Nữ nói :
– Xưa nay gia phụ không tỏ ra một chút hồ đồ ! Chắc người cảm phục Thần Nữ một điểm nào đó !
Chàng lại hỏi :
– Quan âm tự có liên quan gì với Thần Nữ ? Và mật hiệu gì để nhận nhau ?
Ngư Nữ nói :
– Ngay tại đó có bốn vị sư thái : Tịnh Như, Chân Như, Nhiên Như, Huyền Như. Bốn vị này vốn là cận vệ của Thần Nữ, trích ra để bảo vệ toàn bộ khu vực Tần Hoài, kể cả tửu lâu Tần Hoài ! Và võ công của họ cao thâm lắm ! Hai vị sư thái khi nãy chỉ là tay chân của bốn vị kia.
Tuyết Cừu hỏi thăm một vài đặc điểm khoe về chung quanh Thần Nữ, tuyệt đối chàng không hỏi gì về Giang Nam Phủ .
Chàng nói :
– Giang tiểu thư rất thành thật, khiến tại hạ cảm kϊƈɦ khôn cùng !
Ngư Nữ chớp mắt :
– Công tử đã có kiểm chứng đâu mà biết ta thành thật ?
Tuyết Cừu cười :
– Nhiều lúc chỉ cần nhìn qua ánh mắt đủ biết !
Nàng hỏi :
– Nhưng sao công tử không hỏi gì về Giang Nam Phủ ?
Tuyết Cừu nghiêm trang nói :
– Tiểu thư có cốt cách của một nhân vật chánh phái. Tại hạ không muốn tiểu thư phải khó xử. Tiểu thư cần được tự do ngay hay muốn ở đây với tại hạ mấy hôm ?
Nàng hỏi lại :
– Công tử bắt ta, một yếu nhân của Giang Nam Phủ, lại thả ta một cách dễ dàng vậy sao ?
Tuyết Cừu cười hơi lớn một chút :
– Tại hạ cũng biết võ công của tiểu thư quá cao, có thể trở ngại cho tại hạ. Nhưng đối tượng chính là ở Bình Thiên Thần Nữ chứ không phải chư vị. Ngoài ra, tiểu thư không dùng thức ăn do tại hạ nấu, thì ở lâu tiểu thư cũng chán thôi !
Chàng giải huyệt cho Ngư Nữ.
Ngư Nữ nhìn sững con người kỳ cục này. Có thể chàng ta là nhân vật nửa tà nửa chánh. Nhưng con người này bên ngoài rất hấp dẫn, bên trong rất độ lượng.
Ngư Nữ nói :
– Ta bị công tử bắt, không khó dễ, không hành hạ, lại được nghe những lời chân chánh, lòng ta cũng cảm động khôn xiết. Ta bị bắt chắc hẳn là Thần Nữ hay rồi đó. Thần Nữ hoặc gia phụ không bao giờ dùng ta nữa. Nếu những người ấy không dung, mạng ta cũng khó toàn. Ta chỉ muốn ở trong sự khống chế của công tử, và cứ cho ta ăn theo ý thích của công tử !
Tuyết Cừu thầm than khổ. Chàng nói :
– Việc đó tính sau. Đêm nay tại hạ đến Quan âm tự !
Nàng nói :
– Công tử không nên mạo hiểm quá đáng ! Nếu công tử biết thuật dị dung, hãy cải sửa dung mạo ta, ta giúp cho công tử một tay !
Tuyết Cừu vui vẻ nhận lời.