Xa Gần Cao Thấp

Chương 28: 28: Xem Kịch Ngu Ngốc



Xem kịch ngu ngốc
……
Khi Triệu Lan tỉnh lại, cô không nhìn thấy con gái Bạch Mão Sinh, càng không nói đến Vương Lê, thay vào đó là khuôn mặt nắng mưa thất thường của chị dâu.

Cả hai đều khó xử, chị dâu cô nói bằng giọng điệu dịu dàng và hiền lành hiếm có: “Đừng vội nói chuyện, để dành sức đi, chị đi gọi Mão Sinh ngay đây.”
Mão Sinh vừa đến đã khóc như thể gặp chuyện sinh ly tử biệt.

Đợi con gái khóc chán chê, Triệu Lan dùng hết sức mà dỗ dành: “Sư phụ con đâu?”
Trình tự tiếp nhận thông tin của Triệu Lan là: mình tỉnh lại, bác sĩ kiểm tra sơ bộ cho thấy não không có vấn đề gì lớn, Mão Sinh ở bên cạnh, Vương Lê thì không, mình bị mất một cẳng chân.
Cô bảo mọi người rời khỏi phòng bệnh, sờ đùi, sau đó thử nhấc cẳng chân lên, cảm giác trống rỗng xa lạ lan vào khoảng không theo cử động của cô.

Triệu Lan thẫn thờ nhìn trần nhà, một lúc sau, cô khóc lớn.
Chị dâu, mẹ, y tá và bác sĩ luân phiên nhau khuyên bảo cô, Triệu Lan không chấp nhận được sự thực này, nhưng hiện thực đang bày ra ngay trước mắt, dù có giả vờ mù cũng cảm nhận được.
Ngày thứ ba sau khi tỉnh lại, anh trai cô vội vã từ Bách Châu trở về.
Hai anh em trò chuyện rất lâu, giữa chừng xen lẫn tiếng mắng chửi và ném bát inox kiểu Bách Châu.

Anh cô nói: “Em tự suy nghĩ đi.”
Nói là suy nghĩ, thực chất là đang ép Triệu Lan đồng ý.

Tâm trí của người anh chỉ quanh quẩn chuyện tiền nong: nhà máy chế biến thủy sản đã ngừng hoạt động cách đây nửa năm, tiền lãi trả cho em là thứ anh phải cắn răng vắt kiệt vì tình nghĩa anh em.

Nếu ép anh phải trả lại số tiền ngay lập tức sẽ là hành động đẩy một gia đình bốn người vào ngõ cụt.
Trách nhiệm trong vụ tai nạn của cô được xác định hoàn toàn do bên kia chịu, tổng số tiền bồi thường cho mọi chi phí là 270.000 tệ.

“Sau này em có thể lắp chân giả, chưa kể công việc ổn định, không cần lo lắng dưỡng già.” Anh trai cô nhìn chằm chằm 270.000 tệ mà tỵ đỏ mắt: “Trước mắt anh vay em 250.000 tệ xoay sở, khi nào công ty anh vượt qua giai đoạn khó khăn này, anh sẽ trả sau.”
Rõ ràng là vừa bắt nạt vừa đè đầu, nhưng Triệu Lan phải đồng ý vì anh trai đã chọc vào điểm yếu của cô: “Vương Lê và em suốt ngày như hình với bóng, người trong hệ thống của em sống trong chung cư đều đã nhìn thấy từ lâu.


Lời đồn đến tai anh, anh đã cố gắng mắt nhắm mắt mở cho qua, vì dù sao đi chăng nữa, Mão Sinh vẫn phải làm một con người.

Nhưng, đừng ép anh viết thư báo cáo hay đăng lên mạng.

Cô ấy nổi tiếng, không vượt qua nổi sóng gió đâu.”
Anh trai cô vẫn huyên thuyên về việc “làm người”, chỉ trong một hơi đã tước đi quyền của chủ nợ và tình cảm gia đình anh em khách sáo, thay vào đó, anh trai phô diễn lòng dạ tàn nhẫn của doanh nhân cho Triệu Lan xem: “Em muốn bảo vệ cô ấy, hay là muốn tiền?”
Triệu Lan chống đỡ toàn thân bị thương bằng một chiếc chân, bị anh trai vô liêm sỉ đâm nhát dao qua trái tim rỉ máu.

Trước khi xảy ra tai nạn, Triệu Lan vừa hấp tấp vừa dứt khoát, nhưng giờ cô bắt đầu bình tĩnh lại.

Nằm tê dại trên giường, vừa nghe mẹ già than thở việc làm ăn của anh trai không dễ dàng, vừa nắm tay con gái nghiến răng chịu đựng.
Cuối cùng, Triệu Lan hạ quyết tâm, bảo Mão Sinh bấm số của Vương Lê, chủ động liên lạc với sư tỷ sau khi từ chối ba cuộc điện thoại từ sư tỷ.
Thật không dễ để khiến một người mù tịt lãng mạn như Vương Lê trở nên mặt dày.

Người bình thường có thể gọi hơn chục cuộc, Vương Lê thì chỉ gọi ba cuộc.

Lần đầu tiên nghe Mão Sinh nói: “Mẹ con tạm thời không thể trả lời điện thoại”, đến “Mẹ con nói hiện giờ không muốn nghe điện thoại”, và cuối cùng, “Mẹ con bảo sư phụ đợi điện thoại của mẹ con”, Vương Lê cầm điện thoại với đôi tay run rẩy trong hậu trường tại Nhà hát Việt kịch Bách Châu.
Cô ấy nói: “Tỉnh rồi à? Cảm thấy như thế nào? Nhưng hai phút nữa chị phải lên sân khấu.”
Triệu Lan nói hai phút là đủ.

Sư tỷ, em đang hồi phục rất tốt.

Chị cứ lo diễn cho tốt, xong việc chúng ta nói chuyện.
Vương Lê cười, nói được, hôm nay chị hát vở kịch cổ “Vương Khôi phụ Quế Anh”, ngừng lại vài giây, cô nói: “Vở kịch về một người bội bạc.” Cô tiếp, hôm nay có một ngàn người xem, quả là một con số đáng kinh ngạc.
Cô lại vừa giành được một giải thưởng quốc gia, là thương hiệu vàng trong giới văn hóa Bách Châu và thậm chí cả Mạt Tây.
Triệu Lan nghĩ thật tiếc khi người trên sân khấu không phải là mình, cô hỏi Mão Sinh: “Trong MP3 của con có bài Vương Khôi phụ Quế Anh của sư phụ con không? Cho mẹ nghe.”
Khi Vương Lê gọi lại, Triệu Lan nói: “Sư tỷ, em đã nghĩ rất nhiều sau chuyện này, hai chúng ta không hợp nhau, gia đình em vẫn phải dựa vào một người đàn ông.”
Ở đầu dây bên kia, Vương Lê vẫn chưa tẩy lớp trang điểm, nghe xong, phấn mắt đỏ tươi của cô trầm xuống trong tức khắc dưới ánh đèn, đầu lông mày đỏ son nhăn lại: “Xảy ra chuyện gì thế?”

“Em đừng tự quyết định.” Vương Lê dừng lại, ra khỏi phòng thay đồ che điện thoại: “Chị không tin.”
Triệu Lan cười khổ: “270.000 tệ bồi thường cũng đủ rồi, đơn vị em vừa cho phép em nghỉ ốm 3 tháng, em có thể tranh thủ dưỡng bệnh.

Sống ở đời, chẳng phải chỉ muốn tìm một người có thể theo đuôi bám gót, săn sóc chu đáo những lúc ta cần sao?”
Vương Lê không nói nổi những lời Triệu Lan muốn nghe: “Sau cuộc thi này, chị sẽ có thời gian tới chăm sóc em, nhiều nhất là một tuần.”
“Chị không hiểu sao, sư tỷ? Khi đưa em đi phẫu thuật, đến cả chữ ký chị cũng không thể ký được.

Hai năm qua em rất biết ơn chị, chúng ta có thể bầu bạn qua ngày cùng nhau, nhưng khi có tuổi sẽ rất nguy hiểm.”
Lúc này, có người gọi Vương Lê: “Chị Vương đâu? Lãnh đạo đảng ủy và chính quyền thành phố đến chỉ đạo và phát biểu.

Chị nhanh lên đi.”
Vương Lê che vẻ cay đắng trên mặt bằng lớp trang điểm, cô đứng ở hàng đầu của các diễn viên, vỗ tay rồi lại vỗ tay, đưa mắt rồi lại đưa mắt một cách thụ động cùng mọi người.
Phó thị trưởng nói, cô Vương Lê là một thương hiệu sống của Bách Châu của chúng ta, mọi người hãy học hỏi từ cô Vương, đồng tâm hiệp lực giúp Việt kịch Bách Châu được hát vang khắp cả nước.
Vốn rất giỏi nói những lời khách sáo lịch sự, nhưng giờ đây Vương Lê chết lặng không nói nên lời, thật may có đoàn trưởng đứng ra cứu cánh: “Năm nay đoàn kịch chúng tôi đặt ra mục tiêu Ba 2, tức là thành công thứ hai của cô Vương, chuyến thăm văn hóa thứ hai của Việt kịch Bách Châu đến vùng nông thôn, cuối cùng là kế hoạch đào tạo 20 diễn viên trẻ chắc chắn có thể đạt được dưới sự quan tâm của ủy ban và chính quyền thành phố! Cảm ơn sự quan tâm của các lãnh đạo, cảm ơn tấm lòng và tình yêu của nhân dân Bách Châu.”
Được lãnh đạo và nhân dân yêu mến trong bộ hoá trang thành một người đàn ông tên Vương Khôi, tất cả những gì Vương Lê có thể nghĩ đến là câu nói của sư muội: “Gia đình em vẫn phải dựa vào một người đàn ông.”
Được gì khi trở thành giọng ca hát kịch vàng số một Bách Châu? Được gì khi giành được thành công thứ hai hay thậm chí là thứ ba trong sự nghiệp? Hơn mười năm tương tư sư muội đến nỗi không thể tiến vào bất cứ mối tình nào nữa, ấy vậy, Vương Lê vẫn không bằng hai chữ “đàn ông” tuỳ tiện mà khủng khiếp hoá thành biểu tượng trong miệng Triệu Lan.
Vương Lê mất hai tiếng để tẩy trang, từ chối hết những ý tốt giúp đỡ từ mọi người.

Khi cô khoác áo đi ra rạp hát bằng cửa sau, vẫn có vài người hâm mộ kịch chờ đợi không ngại mệt mỏi, trong số đó có những cô gái trẻ mới tuổi đôi mươi, cũng có các cô bác đã ngoài sáu mươi, ai nấy đều một câu “Cô Vương”, hai câu “Cô giáo Vương Lê” thật nhiệt tình mà không biết cái lạnh là gì.
Vương Lê áy náy cảm ơn, dặn mọi người về nhà sớm, trời lạnh lắm, mọi người chú ý an toàn nhé.
Có người hâm mộ lớn tuổi nói: “Cô Vương mới là người phải chú ý sức khỏe.

Hôm nay tôi ngồi hàng thứ ba thấy rõ lắm, gần đây cô gầy đi à? Nhóm người hâm mộ hí kịch chúng tôi biết đến cô từ năm 1979, từ khi cô bắt đầu đóng vai chính từ năm 1982 đến nay, chúng tôi đã nghe cô hát được hơn 20 năm, ngoài việc mong cô Vương luôn khỏe mạnh và suôn sẻ giành được thành công thứ hai, chúng tôi còn mong cô Vương có một cuộc sống tình cảm hạnh phúc, sớm lập gia đình nhỏ của riêng mình”.
Vương Lê chỉ biết cười xoà trước tấm lòng nhiệt tình không chỉ giới hạn ở hí kịch của cô bác: “Cảm ơn lời chúc tốt đẹp của bác, con sẽ cố gắng.” Sau màn hàn huyên, Vương Lê hào phóng tiễn những người hâm mộ đi rồi bước lên xe của đoàn.
Tài xế hỏi, cô Vương có muốn ăn gì đó không, đến tỉnh lỵ cũng phải mất ít nhất hai tiếng.


Vương Lê bật cười: “Hôm nay không đến tỉnh nữa, phiền tài xế đưa tôi về nhà.”
“Không phiền, không phiền.

Được lái xe cho cô Vương là vinh hạnh của tôi.

Sư muội cô đã đỡ hơn chưa?” Sau khi khởi động xe, tài xế hỏi.
“Ồ, tỉnh rồi, đã đỡ hơn.” Vương Lê dựa lưng vào xe, kéo áo lên, cách ly mình với thế giới.
“Thương hiệu sống” Vương Lê có hai ngày nghỉ, cô ru rú ở nhà, không ra khỏi cửa một bước nào, không trả lời bất kỳ cuộc gọi nào.

Trần Phượng Tường – cộng sự của cô, người thích cắn hạt dưa sau sân khấu, nhận thấy có gì đó không ổn, bình thường Vương Lê luôn rất hứng khởi đi ăn uống tụ tập với đồng nghiệp sau mỗi buổi biểu diễn đại thành công, nhưng lần này Trần Phượng Tường dù đã gọi nhiều cuộc nhưng không thấy cô trả lời.
Chưa kể, trông Vương Lê rất không có tinh thần sau buổi biểu diễn ngày hôm đó, người ngoài không thể nhìn thấu diễn viên qua lớp hóa trang, nhưng người trong cuộc chỉ cần nhìn thoáng qua là biết, huống chi đấy lại là Trần Phượng Tường, người diễn cùng Vương Lê gần mười năm?
Trần Phượng Tường luôn cảm thấy vị sư tỷ lớn hơn mình hơn mười tuổi này là một bí ẩn.

Cô ấy hát nghiêm túc, diễn tập cũng nghiêm túc, nhưng vẻ bất khâm và phóng khoáng của nhân vật trong kịch không phải là thứ cô giả vờ, mà tựa như đã khắc sâu vào xương tủy con người cô.
Người ta đồn rằng Vương Lê từng có nhiều mảnh tình dắt vai, có vài người bạn trai hào kiệt và tài giỏi, có cả những người đàn ông đã kết hôn.

Nhưng thực ra chưa mối tình nào của cô là mỹ mãn, thậm chí còn không thể đưa người trong lòng đến xuất hiện trước mặt đồng nghiệp.

Ngày xưa, có người trong đoàn kịch từng nói đùa về chuyện tình cảm của Vương Lê: “Nếu thực sự không ổn, chị mặc đồ hoá trang xuống sân khấu tìm một cô vợ về đi.”
Khi ấy, Vương Lê lười biếng nói: “Ý kiến hay đấy”, liếc nhìn Trần Phượng Tường hát Nhị Kiên Đán với vỏ hạt dưa vẫn kẹp giữa hàm răng: “Tiểu Trần có đồng ý không?”
Trần Phượng Tường bị choáng váng bởi ánh mắt lướt qua của Vương Lê đến nỗi toàn thân mềm nhũn, cô đỏ mặt ném mạnh vỏ hạt dưa đi: “Chị Vương, khi nào đến Cục Dân sự? Chị cứ chọn thời gian, em sẽ đặt mâm cỗ.” Câu đùa này khiến mối quan hệ giữa hai người họ gần gũi hơn.
Ngoài Trần Phượng Tường, Vương Lê không thực sự có người bạn tốt nào khác trong đoàn kịch, như thể luôn có một tấm màn che giữa cô và những người còn lại.

Vương Lê không bao giờ thanh minh hay tức giận trước những tin đồn thất thiệt, cô không nói “cây ngay không sợ chết đứng”, mà chỉ cười nhẹ, cảm giác thương xót vô hạn cả trong lẫn ngoài kịch đều gói gọn trong một nụ cười.
Đằng sau nụ cười đó, vô số mưa dập bão vùi trong nhân gian đều trở thành mây bay gió lướt: Vương Lê mồ côi cha từ nhỏ, được mẹ và hai chị gái nuôi lớn, do hoàn cảnh gia đình khốn khó nên phải đi kéo xe cùng người mẹ bị trừng phạt giữa đêm trong những năm đầu đời.
Vì sợ bóng tối trong màn đêm, cô bé đi cùng mẹ giả vờ dũng cảm qua những câu hát trong làn sương, khi đi ngang qua đường Mộc Dương ở phía đông thành phố Bách Châu, cô được Vận Phương Phi, một nghệ sĩ già trong đoàn Việt kịch Bách Châu nghe thấy, từ đó lọt vào mắt xanh của người trong nghề.

Nhưng cũng bị thủ lĩnh phe tạo phản tát 2 cái làm miệng chảy máu và thay răng sớm.
Sau khi những bản án bất công được sửa đổi, mẹ và các chị gái cô đều được sống tốt và còn được học tại Đại học Bách Châu.

Vì Vương Lê yêu hát kịch, gia đình yêu thương cô sẵn sàng gửi cô đến trường kịch theo học.
Vương Lê được coi là diễn viên có thiên phú nhất trong đoàn Việt kịch Bách Châu, tài năng đóng vai nam thuộc hàng đỉnh cao, kỹ năng hoa đán cũng có thể khiến người khác “hoa nhường nguyệt thẹn”.


Cứ hễ Việt kịch Bách Châu nổi lên một mầm non triển vọng, những diễn viên nhí ấy luôn được gọi là “Tiểu Vương Lê” như một thông lệ.

Theo năm tháng, những Tiểu Vương Lê đến rồi đi, trong khi Vương Lê duy nhất vẫn đứng sừng sững trên đỉnh cao Hí kịch Mạt Tây.
Mọi “lão làng” trong đoàn Việt kịch Bách Châu đều biết Vương Lê có duy nhất một điểm yếu: Chọn người.

“Cô ấy chỉ thích Triệu Lan.

Ngay khi Triệu Lan kết hôn và đổi việc, Vương Lê đã chết lặng.”
Có người còn cười khả nghi: “Vì Triệu Lan nên Vương Lê không thích đàn ông, bản thân Vương Lê không khác gì một người đàn ông.”
Làm việc cùng nhau được nhiều năm, gần bằng tuổi Triệu Lan và Vương Lê, Trần Phượng Tường hỏi sư tỷ: “Ban đầu em sợ chết khiếp sẽ bị chị đá khỏi sân khấu nếu hát không tốt, bởi vì nói là chị chọn, tại sao chị lại chỉ tay chọn em hát Đán với chị?”
Vương Lê nói, Phượng Tường, em cũng có tính cách hiếu chiến và không chịu thất bại.

Chị đùa với em, em dù đỏ mặt giận dữ nhưng vẫn nhổ vỏ hạt dưa muốn đến Cục Dân sự cùng chị.

Đối với những người hát kịch, thiên phú, giọng hát, thân hình và sự tôn trọng nghề nghiệp đều quan trọng, nhưng, cá tính là điều quan trọng hơn cả.
Từ “nhưng” đã khiến Trần Phượng Tường hiểu ra: Triệu Lan có cá tính.
Tin Triệu Lan gặp tai nạn xe ở tỉnh đã lan rộng khắp hệ thống văn hóa, Vương Lê bỏ lại mọi người phải tập luyện trong ba ngày.

Đoàn kịch người ta oán trách liên miên, cay đắng ngậm ngùi, chịu thôi, ai bảo cô là người quan trọng nhất trong đoàn kịch.
Sau khi trở về, Vương Lê liên tục xin lỗi mọi người, thái độ chân thành đến nỗi không thể chân thành hơn, phải mời mọi người vài bữa tối mới coi như dịu đi.
Những ngày đó Vương Lê không thể ăn uống, tâm trí không đặt trên bàn ăn.

Chỉ có Trần Phượng Tường biết đó là vì ai.
Chữ “tốt” trong bạn tốt giữa Vương Lê và Trần Phượng Tường đã vén ra tấm màn che trên người Vương Lê, bí mật mà cô tưởng chừng như đã cất giấu thật sâu trong lòng vẫn không phai đi trong tám cơn gió lốc.
Trần Phượng Tường biết đã có chuyện gì xảy ra.
Gõ mở cửa nhà Vương Lê, ngửi thấy mùi rượu và mùi ẩm mốc trong nhà, nhìn đôi mắt vô hồn của đại sư tỷ, Trần Phượng Tường nói: “Sư tỷ Vương Lê, em đợi chị tắm rửa, thay quần áo rồi ra ngoài.”
“Đi đâu?” Người luôn chú ý bảo vệ cổ họng như Vương Lê lúc này trả lời bằng chất giọng khàn đặc, hốc mắt sâu hoắm như dân tị nạn.
“Đi thăm Triệu Lan, xem đang hát kịch gì mà ngu ngốc thế không biết.”
…….


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận