Xa Gần Cao Thấp

Chương 33: 33: Người Nhà Mao Sinh



Người nhà Mao Sinh
……
Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài vẫn có thể tiễn nhau tuổi mười tám khi rời trường, Romeo và Juliet trước khi tự sát vẫn có thể leo lên ban công hẹn hò, Bạch Mão Sinh thì lang thang trước cổng trường Số 8 nhiều vòng, không có trạm nghỉ, cũng không có lối cũ, càng không thể trèo qua cổng lớn.
Bác bảo vệ thò cái đầu hói như trứng bóc ra ngoài cửa sổ: “Này, học sinh kia đang làm gì đấy? Đợi bạn thì đứng sang một bên, lát nữa có ô tô đi qua cổng chính.”
Bạch Mão Sinh cười toe toét, chạy tới trạm gác nói chuyện với ông bác: “Bác ơi, không phải trường thường tan học lúc 11h50 sao? Sao hôm nay đã 12 giờ mà chưa tan?”
Bác bảo vệ lại gần, tâm trạng bỗng dịu đi khi thấy tinh thần tươi tắn tuổi trẻ của cô gái: “Nghỉ Tết khiến kỳ thi hàng tháng bị hoãn lại.

Buổi sáng thông báo sẽ thi đến 12h30, đến chiều 1h40 tiếp tục thi.”
Mão Sinh ngơ ngác: “Hả? Cả tuần không được nghỉ ngơi à?” Mất đi mọi phương thức liên lạc với Du Nhậm – người như đang ở trong tù – Mão Sinh dần dần nửa biết nửa không về những chuyện liên quan đến Du Nhậm, đến cả thời gian thi cũng không biết.
“Không nghỉ nữa, học sinh nghỉ nhiều làm gì? Năm ngoái d1ch SARS bùng phát, trường Số 8 còn phong toả cả một tháng không cho nghỉ.

Đây là thời phải chịu khổ.” Sự nghiêm khắc và đ ĩnh đạc của trường Số 8 thấm nhuần lên khuôn mặt của bác bảo vệ hói đầu, đôi ngươi quét đến lỗ thủng trên chiếc quần bò rách của Bạch Mão Sinh, bác bĩu môi: “Học trường nào?”
“Trường kịch ạ.” Mão Sinh tự biết ngôi trường của mình không được ngồi chung mâm với những trường khác ở Bách Châu – một thành phố mang phong cách học tập đứng đắn và thuần túy.

Cô mím môi, tự giác cắt ngang chủ đề, nhưng lại thấy bác bảo vệ kinh ngạc: “Ồ? Học gì? Có biết Vương Lê không?
“Cháu học hát Sinh, Vương Lê là cô giáo của cháu.” Mão Sinh nghĩ đã gặp một người hâm mộ kịch.
Đầu của ông bác tự hào quay vòng: “À, vậy coi như hai bác cháu có duyên.

Năm 1982 bác kéo đàn hồ cầm trong đoàn Việt kịch thành phố, năm ấy Vương Lê và Triệu Lan diễn mười sáu đoạn “Tây Sương Ký”, bác đệm nhạc bên dưới.” Bác bảo vệ sờ cái đầu hói, duỗi năm ngón tay ngắn thô ráp ra: “Tóc bác cũng đã rụng hơn hai mươi năm.”
Bác nhìn tỉ mỉ khuôn mặt, dáng người và khí chất của Mão Sinh, gật đầu: “Giống đồ đệ của Vương Lê, nhưng cái quần này…” Bác tặc lưỡi, mang điệu bộ của dân Việt kịch đời trước: “Những người hát kịch không thể ăn mặc thế này, trời ạ, nhưng trẻ con bây giờ khác rồi, cứ coi là bác lắm mồm đi.”
Mão Sinh cũng bắt đầu hứng thú: “Bác ơi, sao bác không kéo đàn hồ nữa, mà lại đến trường Số 8 làm việc?”
Ông bác đầu trọc thích thú nhìn Mão Sinh: “Tuổi cao, biết nói khéo đấy, đâu phải đến làm việc, mà là đến gác cổng.


Không chỉ biết kéo đàn hồ, bác còn biết ấn nút cửa điện, chỉ vậy thôi đã hưởng lương cao hơn trong đoàn Việt kịch nhiều.

Cháu nghĩ ai cũng nổi trội như sư phụ Vương Lê của cháu sao? Có rất nhiều người người thậm chí không thể nuôi nổi gia đình bằng tiền lương như bác.”
Hồi tưởng lại quá khứ, bác kể, năm 1982 bác xảy ra xung đột với lãnh đạo, bị buộc phải tự kiểm điểm trước đám đông, thế là từ chức ngay trong cơn tức giận: “Nhưng bác không hối hận, cháu biết không? Nếu Đoàn Việt kịch không được thành phố Bách Châu vớt lại một hơi thở, có lẽ đến cả lương cũng không phát nổi, chi bằng bác làm gác cổng còn hơn.”
Bác chân thành khuyên Bạch Mão Sinh: “Cháu vẫn đang là học sinh, bác khuyên một câu: Có thể hát kịch như một sở thích, nhưng giới trẻ ngày nay ai cũng nghe nhạc thịnh hành, chỉ có mấy bà già mới nghe Việt kịch.

Sau này muốn kiếm tiền thì nên tìm những nghề thủ công khác mà làm thì hơn.

Mà, cháu đến tìm ai?”
Lời nói của bác bảo vệ vẫn đang được lọc trong đầu Mão Sinh, được hỏi, Mão Sinh vội vàng nói: “Cháu đến tìm Du Nhậm học khối 10, lớp số 5.

Chúng cháu là bạn học cấp hai, cháu tưởng chiều nay bạn ấy được nghỉ nên tới cửa đợi bạn ấy.”
Ông bác cười: “Tìm chị em chơi cùng à, bây giờ chơi với nhau thì dễ, sau này khó nói lắm”.

Miệng bác như bị ngâm qua trong nước xịt cay, nghĩ gì nói đấy, nhưng vẫn nể mặt cô gái nhỏ: “Chờ một chút, cô bé không ra được thì để bác gọi.”
Trước đây Mão Sinh rất lo lắng sẽ gặp phải mẹ của Du Nhậm trước cổng trường Số 8, nhưng sau này lại càng lo lắng nếu không gặp được Du Nhậm.

Nghe xong lời bác bảo vệ nói, cô vui mừng khôn xiết: “A, vậy cảm phiền bác.”
Ông bác xua tay, khi tiếng chuông báo nộp bài vang lên, bác vẫn ung dung cầm hộp cơm sắt ăn bữa trưa.

Mão Sinh thấy dòng chữ sơn màu đỏ trên hộp cơm đã bong ra gần hết, từ dấu vết ấy, có thể nhận ra dòng chữ “Đoàn Việt kịch Bách Châu”.

Đã 12h30, ông bác vẫn không ý kiến gì, Mão Sinh có chút sốt ruột, rướn nửa người ra xem trong trường đã có gì chưa.
Trong miệng ông bác đang nhai vài cọng rau: “Chờ thêm mười phút nữa, thu hết bài đã.” Bác chỉ vào chiếc ghế đẩu trước cửa: “Cháu ngồi đợi đi.”

Cô bé xinh đẹp ngồi im như thần gác cửa, nếu không nhìn kỹ đôi tay ôm chặt đầu gối của cô, người ta sẽ tưởng cô đang rất bình tĩnh.

Thời gian điểm 12 giờ 42, tiếng ồn ào dần dần vang lên từ giảng đường của trường Số 8.

Ăn xong, bác bảo vệ đặt đũa xuống, lau miệng, vừa quét lưỡi qua những kẽ răng hàm trên bên phải truy lùng thức ăn còn sót, vừa bấm điện thoại: “Alo? Các học sinh ở đài phát thanh đến chưa? Ồ, trùng hợp thật, thông báo cho tôi một chút: Mời học sinh khoá 10 lớp 5 tên…” Bác quay lại hỏi Mão Sinh: “Bạn của cháu tên gì? Tên bạn ấy là gì?”
“Bạn ấy tên Du Nhậm, cháu tên Bạch Mão Sinh ạ.” Khuôn mặt Mão Sinh rộ lên một nụ cười, ngón tay thọc vào lỗ quần jean.
“Mời Du Nhậm khối 10 lớp 5 nhanh chóng đến phòng thường trực ở cổng trường.

Có người nhà tên Bạch Mao Sinh đang đợi.” Ông bác phát âm sai âm “Mão”, đặt điện thoại xuống, lưỡi lại quét sang hàm răng bên trái: “Không tiện nói là bạn.”
Mão Sinh đứng dậy: “Cảm…!cảm ơn bác.”
Ông bác xua tay ý bảo không có gì: “Các cháu cứ nói chuyện ở đây, bác đi rửa bát”, nói xong, bác ra phòng thường trực tự rửa bát.

Các học sinh trường Số 8 vừa thi xong lũ lượt đổ ra từ các cửa khác nhau, bộ đồng phục nền xanh sọc trắng trên người các em tạo thành đại dương sảng khoái, dòng hải lưu như có ý thức nuối đuôi nhau hướng đến phía căn tin.

Những giọng nói, vài lời cãi, bao lời giải thoát vui vẻ, lác đác tiếng rượt đuổi và cả tiếng bước chân dung hoà thành giai điệu huyên náo.

Từng âm thanh như nhát gõ vào trái tim Mão Sinh – Du Nhậm đâu? Cô chưa bao giờ nhớ nhung Du Nhậm đến thế này, căng thẳng đến mức lòng bàn tay cũng đổ mồ hôi.
Lúc này, một bản xô-nat giống như tiếng ra quân nơi tiền tiêu vang vọng trên bầu trời khuôn viên trường, một giọng nữ thanh thoát vang lên: “Mời Du Nhậm khối 10 lớp 5 nhanh chóng đến phòng thường trực ở cổng trường.

Có người nhà tên Bạch Mao Sinh đang đợi.” Giọng nữ lặp lại ba lần, đặc biệt là khi đọc “Bạch Mao Sinh” đến lần thứ hai, họ còn khúc khích cười.
Các học sinh vội vàng chạy đến căn tin cũng để ý và bật cười, Du Nhậm – người vừa giúp giáo viên nộp bài kiểm tra đến văn phòng – sững sờ vì tưởng mình đã nghe lầm, có học sinh đi qua cười với cô: “Du Nhậm, Bạch Mao Sinh là ai của cậu thế? Đang đợi cậu ở cửa kia kìa.”
Du Nhậm nói rằng mình đã biết, sau khi tạm biệt giáo viên, cô vững bước khỏi văn phòng, đột nhiên chạy thục mạng về phía cổng như đây là cuộc thi 100 mét.


Mão Sinh đến sao? Mão Sinh đến rồi!
Đến cả Hoài Phong Niên đang đợi Du Nhậm đi ăn cùng cũng sửng sốt trước tốc độ của cô: “Này Du Nhậm, nếu biết sớm, mình đã bảo cậu đăng ký chạy cự ly ngắn trong hội thể thao lần trước.” Hoài Phong Niên nói, đẩy chân gọng kính lên với miếng dán bệnh gút trên đó.
Du Nhậm băng qua dòng sông xanh trắng, chạy qua những cây long não lùn, đôi giày thể thao màu trắng gần như biến thành bánh xe rực lửa, khuôn mặt cũng giăng đầy sương mù đỏ do hoạt động quá độ.

Cô không màng ánh mắt của người khác, chỉ chăm chăm chạy về phía người nhà – Bạch Mão Sinh.

Khi ấy, bạn học ở đài phát thanh lại có tâm nhắc lại ba lần: “Mời Du Nhậm khối 10 lớp 5 nhanh chóng đến phòng thường trực ở cổng trường.

Có người nhà tên Bạch Mao Sinh đang đợi.” Du Nhậm tăng tốc trong âm phát thanh, toàn bộ giáo viên và học sinh trong trường đều biến thành tấm phông nền.
Nhìn thấy thân hình cao gầy đứng trước cửa phòng thường trực và cả nụ cười không thể kìm nén của Bạch Mão Sinh, Du Nhậm dừng lại, nhìn xung quanh, sau đó bước tới ôm Bạch Mão Sinh thật chặt.

Vòng tay của Mão Sinh vẫn mềm mại mà cứng rắn như vậy, xương cốt của cô khiến Du Nhậm cảm thấy cộm hơn, trong khi lòng bàn tay vẫn ấm áp và dịu dàng như trước.

Mão Sinh không cầm được nước mắt, ôm chặt Du Nhậm vào lòng: “Du Nhậm…” Mặt cô áp lên mặt Du Nhậm, nước mắt gắn kết khuôn mặt hai người trẻ tuổi.
Anh Bảo trong trường kịch còn khóc sướt mướt hơn cả em Lâm, Bạch Mão Sinh nhún nhảy ngay tại chỗ, vừa buồn vừa vui: “Mình xin lỗi, bây giờ mình mới về gặp cậu.”
Du Nhậm nhún bước nhỏ theo nhịp điệu của Mão Sinh, bước đi cùng Bạch Mão Sinh: “Xin lỗi vì mình không thể gọi điện cho cậu mỗi ngày, trường mình không cho nghỉ…”
Rửa bát đánh răng xong, bác bảo vệ ngơ ngác khi quay lại thấy cảnh này: “Này, này, vào nhà mà nhảy, nhảy trước cửa cho người ta xem à.” Ông bác làm việc nghiêm túc, sợ các lãnh đạo giáo viên nhìn thấy mình thả cửa sau.
Du Nhậm kéo Bạch Mão Sinh vào phòng thường trực, cô đã ngừng khóc nhưng Thỏ Quái vẫn thút thít.

Cô buồn cười, lau nước mắt cho Mão Sinh: “Mình không ngờ cậu sẽ đến thăm mình.”
Bạch Mão Sinh ngượng ngùng lau nước mắt: “Mình đem nhiều đồ ăn ngon đến cho cậu lắm.” Cô đưa túi đồ ăn cho Du Nhậm: “Ở trường không được ăn món cá chiên và thịt đông này đâu.

À, có cả bánh ngọt, còn đây là sườn…!đây là kẹo mận mà cậu thích nhất.” Chiếc túi còn lại của Mão Sinh đựng vài bộ tiểu thuyết tiếng Anh mua từ hiệu sách ngoại ngữ của tỉnh về: “Đây là cuốn sách của Austin mà cậu luôn nhắc đến.”
Hai đứa trẻ ôm nhau thắm thiết, tách ra, lau nước mắt rồi nhanh chóng bước vào màn giới thiệu quà, vì vướng sự có mặt của bác đầu trọc, Mão Sinh nuốt nước bọt: “Mình…!mình vẫn phải chuyển sang học trong trường kịch của tỉnh, nhưng mình sẽ về thăm cậu mỗi khi được nghỉ.

Du Nhậm, mình sẽ đến Thượng Hải hát sau khi tốt nghiệp, cậu cũng đến học được không?”

Trái tim của Du Nhậm đập “thình thịch”, lời mời của Mão Sinh đã khiến cô động lòng, cô gật đầu đồng ý.

Bầu không khí giữa hai người đột nhiên trầm xuống, bước vào giai đoạn ngàn tiếng nói không bằng một khoảng lặng yên.

Mão Sinh sực nhớ ra buổi chiều Du Nhậm còn có bài kiểm tra, phải chợp mắt ngủ trưa một lát: “Cậu…! cậu quay lại ăn trưa đi, buổi chiều thi tốt nhé.” Cô khuyên Du Nhậm.
Du Nhậm lắc đầu: “Không vội.”
Họ lại đứng đối mặt với nhau một lúc, Mão Sinh muốn nắm tay Du Nhậm, nhưng lúc này chỉ biết căng thẳng chắp tay sau lưng.

Du Nhậm muốn ôm Mão Sinh thêm lần nữa, nhưng lại lo lắng liếc nhìn ông bác đầu hói.

Ông bác nói bây giờ đã là một giờ Bắc Kinh, Mão Sinh hạ quyết tâm, bước tới ôm Du Nhậm: “Quay về đi.”
Du Nhậm ngẩng đầu nhìn Mão Sinh, tuy Mão Sinh vẫn hay khóc nhưng cô cảm thấy bạn ấy đã kiên cường hơn.

Du Nhậm vươn tay vỗ nhẹ lên vai Mão Sinh: “Cuối tuần sau mình chắc chắn sẽ được nghỉ, cậu vẫn ở Bách Châu chứ?” Bỗng, nét mặt cô vụt sa sầm – Mà phải, sao có thể vẫn ở Bách Châu được? Ngoài lời hứa hẹn đến Thượng Hải, tương lai của cô và Mão Sinh đã phân nhánh hết lần này đến lần khác, từ Bách Châu đến tỉnh lỵ, từ giữa họ đến ánh mắt và trái tim của mẹ Du Hiểu Mẫn.
Thứ đau khổ hơn cách xa là chia rẽ.
Chia rẽ là trò đùa gì cơ chứ.

Du Nhậm cuối cùng cũng hiểu, nó là viết tắt của bất lực trong cuộc sống, là viết thường của nỗi buồn đứt ruột, là viết hoa của luyến tiếc khó rời và viết chép của không chịu đành lòng.

Nhưng cô chỉ có thể chỉnh lại cổ áo cho Mão Sinh, chỉ vào chiếc quần rách gối: “Cậu nên mặc nhiều thêm.”
Bạch Mão Sinh đồng ý, tiễn Du Nhậm ra khỏi phòng thường trực, nhìn Du Nhậm lưu luyến rời đi.

Cô vừa tròn mười sáu tuổi, nhìn lên và thở dài với bầu trời.

Ông bác đang nheo mắt nghe kịch mở mắt ra: “Lấy hơi tốt đấy, khá dài.”
…….


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận