Xuyên Sách, Tôi Chỉ Muốn Làm Một Con Cá Mặn

Chương 32


Giang Diệu Diệu cất đồ đạc và trở về phòng. Có lẽ vì quá háo hức đi siêu thị, cho nên cô trằn trọc mãi không ngủ được, cứ trằn trọc như vậy đến tận nửa đêm, cô lại xuống lầu lật ra mấy gói hạt giống.

Bây giờ đang là mùa xuân, thích hợp cho mọi thứ phát triển.

Bất kể nó có thể sống được bao lâu, một cây cũng được tính là một cây.

Cô tìm một cái chậu nhỏ và lót một lớp khăn giấy. Rắc đều hạt lên khăn giấy, phủ một lớp khăn giấy khác lên, sau đó đun nước ấm rồi đổ từ từ xuống cho đến khi khăn giấy thấm hết nước và nhỏ giọt.

Đặt chậu rửa bên bếp ấm, cô đi kiểm tra giá đỗ mà cô đã trồng trước đó.

Vì không thể ăn hết một lúc, nên một số đã mọc lá, không còn thích hợp để ăn nữa.

Cô chọn ra tất cả những mầm đã hỏng và chuẩn bị để chiên thịt xông khói vào ngày mai, nghĩ về việc kiếm được một ít đất mới, Giang Diệu Diệu lại háo hức không thôi.

Lần này phải lấy nhiều hơn một chút, phòng khi hạt rau nảy mầm thì cũng cần đất.

Bận bịu một hồi lâu, Giang Diệu Diệu mới trở lại giường, mơ hồ có chút khác thường khi nhắm mắt lại.

Zombie đã bùng phát quá lâu, cô ngày nào cũng chỉ sống cho qua ngày, đây là lần đầu tiên cô có một chút khao khát về tương lai.

Hy vọng sẽ sống lâu hơn và ăn những loại rau do chính tay mình trồng.

Vì ngủ quá muộn, nên hôm sau lúc Giang Diệu Diệu tỉnh dậy thì đã quá trưa.

Giang Diệu Diệu tắm rửa rồi đi xuống lầu, phòng khách không có người.

“Lục Khải Minh.”

Cô gọi một tiếng, nhưng không ai trả lời. Mở nắp chiếc nồi trên bếp, bên trong là cơm rang dăm bông và canh rong biển đã được làm nóng.

Có lẽ Lục Khải Minh đã xuất phát đi đến siêu thị rồi.

Cô ăn một mình, không có sự ồn ào và cầu kỳ của anh, cô bỗng cảm thấy hơi ngán ngẩm.

Chiều nay làm gì đây? Cô không muốn luyện thư pháp nữa đâu.

Sau khi Giang Diệu Diệu rửa bát xong, thì lấy chậu rửa mặt ra xem một lượt.

Hạt giống không có thay đổi gì, cũng không biết có tác dụng gì không.

Cô thở dài một tiếng, đặt hạt giống về chỗ cũ, từ khóe mắt cô bắt gặp vài cái túi lớn trong tủ.

Vừa lôi ra thì phát hiện đó là bột mì mà cô đã dự trữ trước đó.

Có một cái lò trong biệt thự, nên cô mới mua bột mì để tự nướng bánh mì. Không ngờ máy phát điện không dùng được, nên đến giờ vẫn chưa dùng đến.

Bây giờ đã có giá đỗ và thịt ba chỉ rồi, hay là làm một bữa sủi cảo nhỉ?

Giang Diệu Diệu nhìn bột mì trắng như tuyết, thầm nghĩ chỉ cần lăn vào bếp một lúc là sẽ thành công có một món ăn ngon rồi.

Nhưng lại có một vấn đề lớn xuất hiện. Đó là cô không biết gói sủi cảo….

Giang Diệu Diệu ngồi vào bàn, cẩn thận nhớ lại những chi tiết mà mình đã xem trước đó, phân loại rồi ghi thứ tự của từng bước:

Trộn bột mì

Trộn nhân

Gói lại với nhau

Bắt đầu từ bước đầu tiên thôi.

Để trồng rau, tất cả các chậu và xô ở nhà đã được sử dụng hết và vật dụng duy nhất có sẵn là cốc nước và cái nồi.

Chén nước quá nhỏ, nên cô quyết định dùng cái nồi, lấy một vài nắm bột cho vào trong nồi, ước chừng vừa đủ cho hai người.

Cho các thứ vào xong, Giang Diệu Diệu bắt đầu thêm nước, vì lần đầu tiên chưa xác định được tỷ lệ bột nên cứ cho vào từ từ, nhưng vẫn rất khó.

Sao lại cứng như vậy? Thêm một ít nước.

Sao lại mềm quá rồi? Cho thêm một ít bột.

Sau khi lặp đi lặp lại, Giang Diệu Diệu cảm thấy thật khó để điều chỉnh độ cứng thích hợp mà cô nghĩ, hiện tại khối bột đã to hơn quả bóng rổ rồi.

Đừng nói là hai người, chừng này bột mà gói sủi cảo cho mười người ăn chắc vẫn còn dư.

Giang Diệu:…..Hứ, cùng lắm thì còn dư sẽ làm bánh kếp nướng.

Trộn xong bột mì, bước tiếp theo là trộn nhân bánh. Để làm nhân chỉ có một số loại nguyên liệu, cô chọn giá đỗ và thịt ba chỉ, vừa có thịt vừa có rau.

Giá đỗ rửa sạch, thái hạt lựu, cho thịt ba chỉ vào xào sơ qua.

Tiếp theo, cắt bột thành những viên nhỏ bằng quả bóng bàn, Giang Diệu Diệu tìm một chai dầu gội đầu và rửa sạch để cán bột.

Quá trình này khó khăn hơn cô tưởng rất nhiều, cục bột dưới bàn tay cũng không ngoan chút nào. Hoặc là nó dính vào chai, bị vỡ, hoặc cán ra thành một hình dạng kỳ lạ và không giống với hình tròn…

Sau một thời gian dài làm việc mệt mỏi, mồ hôi nhễ nhại, cô chỉ kịp cán ra hơn mười cái vỏ bánh sủi cảo còn dùng được.

Ít một chút thì ít, nếm thử mùi vị là được rồi.

Giang Diệu Diệu lau mồ hôi và chính thức bắt đầu làm sủi cảo, nhưng cô phát hiện ra vẫn có điều gì đó không ổn.

Trước đây cô đã từng nhìn người khác gói sủi cảo, một tay cầm miếng vỏ bánh, tay kia nhét đồ vào, hai tay đan vào nhau rồi bóp nhẹ, một chiếc bánh sủi cảo mỏng manh đã được hình thành.

Nhưng khi Giang Diệu Diệu bóp, vỏ đi đường vỏ nhân đi đường nhân, hai thứ không thể dính vào với nhau.

Giờ phải làm sao?

Cô thoáng thấy một nắm giá đỗ chưa khô và nảy ra sáng kiến.

Giang Diệu Diệu chạy lên lầu và tìm thấy một cái kẹp tóc, sau khi rửa sạch, cô chọc một lỗ trên vỏ bánh và luồn giá đỗ vào như một cây kim.

Làm như này thì vỏ bánh sẽ không bung ra, cho ít nhân một chút, nhân sủi cảo sẽ nằm yên vị bên trong không chạy lung tung nữa.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận