Đường Văn Sinh bày tỏ sự tán thưởng và ủng hộ việc Phong Ánh Nguyệt kiên trì tự học sau khi cô nghỉ học, anh cũng chỉ cho cô rất nhiều sách cấp hai và cấp ba để trong tủ thứ hai trong phòng, lúc nhàn rỗi có thể xem thử.
Những quyển đó đều được anh sử dụng khi còn đi học, vẫn còn rất nhiều ghi chú.
Còn về chuyện công việc.
Đường Văn Sinh suy nghĩ một lúc rồi nói: “Mai anh sẽ đến nhà máy xem xét.”
“Được.” Phong Ánh Nguyệt sợ anh sẽ hiểu lầm cô nhất định muốn làm trong nhà máy nên cô giải thích thêm: “Chỉ cần là công việc, em đều có thể làm được.”
“Anh hiểu rồi.” Đường Văn Sinh trả lời.
Ăn tối xong, hai người cùng nhau vào bồn rửa bát, những người khác ở ngoài đang bàn luận chuyện mẹ chồng nàng dâu của chị dâu Triệu.
Lúc này, vợ chồng chị dâu Triệu vẫn đang ở nhà chị dâu Trương, khuyên bảo mẹ Triệu Thiên quay về với họ, không được gây sự ở nhà người khác.
Hai vợ chồng Phong Ánh Nguyệt bê bát đũa và nồi ngang qua cửa nhà chị dâu Trương, Phong Ánh Nguyệt thấy vài thím và chị dâu đang đứng bên trong, Yến Tử thì bê bát đứng cạnh cha con bé, ngó ngó nghiêng nghiêng.
Mẹ Triệu Thiên ở trong vẫn lôi kéo tay một thím khóc lóc than vãn: “Mẹ đã già như vậy, có đến mấy đứa cháu rồi, mẹ thật sự yêu quý tất cả các cháu, sao có thể thiên vị được?”
Bà ta khóc, chị dâu Triệu cũng khóc.
“Mẹ, mẹ nói như vậy thì quá vô lý rồi. Mới lần trước con lén quay về thì thấy bé con của con, con bé nhìn chằm chằm các anh em của nó ăn kẹo chú Điền mua cho rồi con bé quay sang nhìn mẹ, mẹ cứ thế buông một câu con nít như con bé thì không cần ăn kẹo, mẹ nói thế không thấy tội nghiệp con bé sao?”
Mẹ Triệu Thiên đến c.h.ế.t cũng không chịu thừa nhận, tiếng khóc của bà ta càng lúc càng lấn át chị dâu Triệu. Phong Ánh Nguyệt khựng lại một lúc, sau đó mới đi tiếp, Đường Văn Sinh thấy cô đi về phía trước cũng đi theo cô.
Hai người thu dọn đồ đạc ở bên ngoài, Đường Văn Sinh tranh thủ thời gian lên tầng trên cùng lấy quần áo, lúc này quần áo chưa khô, anh lại treo lên khung gỗ cạnh cổng, nơi đặt một cây gậy trúc nằm ngang chỉ để phơi quần áo.
Đèn dầu được đặt trên bàn ăn sạch sẽ, bây giờ vẫn còn sớm, bên kia càng lúc càng ồn ào nên không dễ gì ngủ được, Phong Ánh Nguyệt đành lấy hộp thứ hai ra mở, mang một vài quyển sách sơ trung năm nhất ra đọc.
Cô đi đến cạnh bàn ăn, nói với Đường Văn Sinh đang đọc sách: “Giờ em xem trước, nếu có chỗ nào không biết anh có thể chỉ em không?”
“Đương nhiên rồi.” Đường Văn Sinh gật đầu, còn lấy cho cô một quyển vở và một cây bút chì mới: “Có gì không hiểu cứ hỏi anh.”
Ban đầu, Đường Văn Sinh nghĩ rằng Phong Ánh Nguyệt sẽ nhanh chóng hỏi anh, nhưng đợi một hồi, đối phương cũng chưa có động tĩnh gì.
Anh lén nhìn, thấy cô đang đọc sách ngữ văn làm anh lại tưởng sách ngữ văn thực sự không có gì để hỏi. Anh đợi tới lúc cô đọc đến toán rồi sẽ hỏi mình.
Phong Ánh Nguyệt đọc sách cũng rất có kế hoạch, môn nào cũng có tiến độ nhanh đến chóng mặt, học xong ngữ văn thì học toán học. Mặc dù cô là giáo viên nhưng sách của thời đại này và sách của thế hệ sau vẫn có sự khác biệt rất lớn.
Trước hết, ngữ văn có sự bất đồng rất lớn, các câu hỏi toán học cũng tổng quát hơn so với các thế hệ sau, các bước giải không quá chi tiết.
Sau khi phát hiện ra vài động tác nhỏ của Đường Văn Sinh, Phong Ánh Nguyệt thầm mắng mình xem đến thất thần, cô vội vàng tìm một vài điểm rồi khiêm tốn xin chỉ dạy của anh.
Vì thế cùng lúc với sự cãi vã của nhà họ Triệu và sự khuyên bảo của người ngoài, Phong Ánh Nguyệt và Đường Văn Sinh bắt đầu thời gian “dạy học”.
Khi Triệu Thiên đến gõ cửa để mượn đèn dầu, cả hai mới dừng lại.
Phong Ánh Nguyệt nhìn bầu trời bên ngoài, có chút ánh sao, nhưng trời đã rất tối, ở tầng dưới cũng không thấy bóng người.
Nhà hai người có hai cây đèn dầu, một cái cho Triệu Thiên mượn, vẻ mặt Triệu Thiên chua xót, nói: “Bây giờ mẹ tôi nằng nặc muốn về quê, e là tối nay sẽ náo loạn.”
Hóa ra anh ta định tiễn mẹ về quê.