Vào giờ khắc cuối cùng thì Quang Cán dưới sự chỉ nước của Diêu thiếu cũng đã thuyết phục được Ngô Văn Biện xuất quân. Đạo lý đơn giản, đánh mà không đánh, không đánh mà đánh.
Thật ra kế sách của Diêu thiếu dùng thuyết phục họ Ngô cũng không có gì phức tạp. Quân Vạn Ninh thì xuất động toàn bộ một ngàn hai trăm quân. Quân hải phòng sứ sông Cấm thì suất động một nửa tức là 3 ngàn quân. Cả hai nghênh ngang dàn trận tiến đến hải phận của Đố Sơn. Nhưng để thuyết phục được Ngô Án sứ thì kế hoạch của Diêu thiếu chỉ rõ rằng, xuất binh nhưng không đánh, xuất binh là để cho triều đình nhìn hải phòng sứ không có bỏ mặc trách nhiệm. Còn việc đánh nhau hay là thôi đi, để cho quân Hải Dương thành bộ binh tiến hành.
Nghe kế hoạch tưởng như đơn giản này nhưng lại không hề đơn giản, việc binh đao không thể nói trước. Nói là giả xuất binh nhưng biết đâu được sẽ gặp phải Phỉ quân, lúc đó thì giả thành thật là cái chắc. Ngô án sứ khiếp chiến không dám đánh nên hắn không muốn mang cái mạng nhỏ ra đùa. Cũng may trên biển nhìn thấy nhau không đánh thì có thể chạy dễ dàng nên Ngô án sứ mới đồng ý kế hoạch này. Chỉ cần cái mạng nhỏ được bảo đảm thì Ngô án sứ không ngại diễn tuồng một phen.
Nhưng kế hoạch của Diêu thiếu không hề đơn giản chỉ có vậy, Quang Cán theo lời Diêu thiếu mà hùng hồn tuyên bố. Diễn thì cũng phải diễn cho ra một chút vì thế quân Vạn Ninh sẽ lãnh trách nhiệm đổ bộ một ít lên bờ tiến hành dọa dẫm bộ binh phỉ tặc đang uy hiếp Tiên Lãng huyện thành. Tất nhiên bộ binh Vạn Ninh chỉ có tầm 700 người nên Quang Cán phải mượn một ngàn lão binh kinh nghiệm của Ngô án sứ. Tất nhiên Ngô Văn Biện chả có lý do gì từ chối, dù sao cũng không phải hắn lên bộ tác chiến nên sống chết của Quang Cán chả liên quan gì tới án sứ hắn cả, chỉ cần ở nguyên trên chiến hạm thì Ngô án sứ ở thế bất tử.
Sở dĩ Quang Diêu dám điều quân tác chiến trên bộ vì mục đích của Lê Duy Phụng hoàn toàn nằm trong tay của Diêu thiếu. Vì Lê Duy Phụng quyết tâm mở rộng thế lực của mình nên không nề hà thu nạp bất kì lực lượng nào cả. Ngay cả các hải tặc người Hoa ở miền nam Đại Thanh hắn cũng thu nạp hết vào hệ thống thủy binh của mình. Thành thử ra nhóm người Dương Tú Ninh dư đảng Thái Bính Thiên Quốc cũng dễ dàng thâm nhập vào trong tổ chức phản quân của Lê Duy Phụng.
Diêu thiếu được mật báo nên biết rõ mục đích lần này của phản quân là tiêu diệt nhóm chiến thuyền Vạn Ninh, do đó tấn công Tiên Lãng chỉ là nghi binh với binh lực không quá ba ngàn. Đây là lý do tại sao Diêu thiếu dám dựa vào đám quân chim non để lôi ra thử lửa trên bộ.
Trận đánh này Diêu thiếu không thể không đánh, mà phải quyết tâm phải thắng, và thắng thật đẹp. Lý do thì có rất nhiều, đánh cho triều đình nhìn thấy, đánh để vị lão sư Phan Phú Thứ có được quyền nói chuyện nhiều hơn tại Huế, đánh để tranh thủ lợi ích triều đình có thể ban cho. Và một điểm rất quan trọng đó là đánh để nhóm hải tặc Dương Tú Ninh nhìn thấy sức mạnh của Vạn Ninh mà không một dạ hai lòng. Đừng thấy lúc này nhóm Thái Bình Thiên quốc dư nghiệt đang cảm tạ ân đức của Vạn Ninh, nhưng nếu Vạn Ninh thất trận thì họ ngay lập tức ngả thực sự theo Lê Duy Phụng là điều chắc chắn. Cũng không thể trách nhóm người này cho được, họ cũng có cái khó của mình. Dương Tú Ninh mật báo cho Diêu thiếu đã là khá tình nghĩa rồi, cũng không uổng công cho việc Diêu thiếu đối sử với họ khá tốt trong thời gian qua.
Ngày 16 tháng 3 âm lịch, gần hai ngàn binh liên quân Vạn Ninh, Sông Cấm đổ quân lên bãi biển nhỏ vô danh phía Nam huyện thành Tiên Lãng. Điều này là do Ngô Văn Biện sợ hãi chạm trán phản quân tại Đồ Sơn nên chọn một làng chài nhỏ ven biển mà đổ bộ. Kể từ đây bộ binh hai ngàn người có thể đi về phía tây bắc ba mươi dặm sẽ đến được thành Tiên Lãng ( 15 km). Tất nhiên việc quan quân đổ bộ cách Tiên Lãng chỉ có ba mươi dặm không thể tránh được tai mắt của phỉ quân.
Ngoài thành Tiên Lãng, phỉ quân doanh trại. “Con mẹ nó cầm đá đập chân mình” ngồi trên chính vị tại quân doanh tạm thời Lê Duy Phụng đang lầm bầm chửi thầm trong bụng.
– Các vị tướng quân, theo thám tử báo lại cách đây 2 canh giờ có tầm gần hai ngàn cẩu quan binh đổ bộ tại nơi này. Vị trí này cách chúng ta tầm 30 dặm, mời các vị cho ý kiến.
Đương gia ở đây là chỉ những người đứng đầu các nhóm thổ phỉ đã ra nhập quân Lê Duy Phụng. Nói chung lúc này quân Lê Duy Phụng vẫn chưa thành hình rõ ràng. Những đương gia tặc khấu sau khi đầu nhập vào phỉ quân đều được phong làm tướng quân, do đó trong quân của Duy Pụng có thể nói tướng quân nhiều như cẩu vậy. Mà bản thân Lê Duy Phụng lúc này xưng làm hoàng đế nhưng nói chung cách phân tầng trong bộ máy của phản quân rất loạn, có người thì gọi Duy Phụng là hoàng thượng, có người gọi là đại Vương, có những kẻ đầu đảng những băng cướp cực lớn tạo nên thế lực mạnh trong quân thì gọi Duy Phụng hắn là thủ lãnh. Nói chung đạo quân tặc phỉ của Duy Phụng có thể dùng hai chữ hỗn loạn để xưng danh. Nhưng buồn cười thay, một đội quân hỗn loạn như vậy lại có thể đánh cho quan quân triều đình Bắc Kỳ tè ra quần.
– Đại Vương, hay là chúng là rút lui thôi. Tiền vàng, lương thực cũng chiếm đủ cả rồi.
– Rút lui cái gì, con mẹ nó chỉ có 2 ngàn cẩu quan binh yếu như sên, trực tiếp đánh qua là được.
– Ông nói ngu như chó ấy, đem quân đánh viện binh không sợ quân trong thành Tiên Lãng cắn trộm sau lưng sao.
– Bố thằng nhát gan như chuột. Tiên Lãng cẩu binh mà ra ngoài thì chúng ta lại cảm ơn trời phật phù hộ. Trực tiếp giến cả hai là xong.
– Dcm. Ngu thì đừng lên tiếng.
– Mày nói ai.
– Bố nói mày đấy.
Chỉ có mấy mống đương gia tặc khấu mà cãi nhau ầm ĩ cả lên làm cho Duy Phụng rất mệt mỏi. Lúc này đây hắn đang rất nhớ nhóm quân gần như tinh nhuệ và chính quy tại Thái Nguyên và Lạng Giang. Những nhánh phản quân tại hai nơi này có kết cấu chặt chẽ hơn gồm các quý tộc thất thế cộng thêm các địa chủ có lòng tưởng nhớ nhà Lê vậy nên kết cấu quân đội chặt chẽ. Nhưng quy cách Thái Nguyên, Lạng Giàn quá bé, lại gần biên quân vậy nên không gian phát triển quá bé. Lê Duy Phụng không thể không dắt bộ hạ thân tín Đông tiến để thành lập thêm một nhánh quân tại Hải Dương, Gia Lâm tạo nên thế bao vây Hà Nội. Nhưng vấn đề là quân Hải Dương lúc này rất ô hợp, con đường Đông Tây lại cần đánh hạ thành Hải Dương mới có thể đả thông.
– Tất cả im mồm hết cho ta.
Lê Duy Phụng tức giận mà hét lớn khiến tất cả luc tặc khấu phía dưới dừng tranh cãi.
– Bẩm thánh thượng. Theo hạ thần thì nên tách ra 2 ngàn quân đánh tan nhóm viện quân phía Đông Nam. Còn lại một ngàn quân vẫn tiến hành giám sát Tiên Lãng quân và cũng là mắm chặt đường lui của chúng ta ra Đồ Sơn. Vẫn biết quân Tiên Lãng không có cái ga ra khỏi thành nhưng phòng ngừa vẫn là hơn, đường lui mà bị đoạn thì rất nguy hiểm.
Người lên tiếng là vị Trương đạo sĩ người Quảng Yên tên thật là Trương Văn Vĩnh. Một tên nho sinh từng đỗ hiếu liêm nhưng do ức chế quan trường nhà Nguyễn mà xuất gia làm đạo sĩ, sau đó tụ tập một số tặc phỉ làm loạn tại biên giới Quảng Yên, Hai Dương. Lúc này Lê Duy Phụng đứng dậy kêu gọi khiến cho gã đầu nhập vào dưới trướng. Trương đạo sĩ xuất thân là người có học thức giỏ bày mưu tính kế nên được Lê Duy Phụng rất tin cẩn.
– Lời nói của Trương tiên sinh cực kì hợp ý ta. Vậy Trương tiên sinh trấn thủ tại Tiên Lãng, ta đích thân dẫn quân tiêu diệt lũ cẩu quan.
Lê Duy Phụng rất đồng ý với kế sách của vị đạo trưởng họ Trương này.
– Thánh thượng, giết gà đâu cần dao mổ trâu. Văn Tuất tướng quân khi nãy kêu gào muốn tiêu diệt quan binh, hay để cho Tuất tướng quân đi dẹp. Lần này thu được chiến lợi phẩm xin ban hết cho Tất tướng quân là chính đạo.
Lê Duy Phụng là kẻ võ phu, mặc dù có vẻ bề ngoài trí tướng nhưng thực sự ngoài chút thông minh vặt ra thì hắn không nghĩ nhiều và sâu xa được nên đang đinh mở miệng nói. Nhưng Trương Văn vĩnh vội vã kín đáo đưa cho Lê Duy Phụng một cái nháy mắt và hơi lắc đầu nhẹ khiến tên này không thể không nuốt câu định nói vào bụng.
– Khụ..khụ.. Vậy Văn Tuất ái tướng dám cùng cẩu quan chiến một trận thư hùng chăng? Đánh thắng thì mọi vậ tư lần này cướp được ban cho quân của Tuất tướng. Thêm vào đó quả nhân ban cho Tuất tướng 1000 binh cộng thêm một ngàn binh bản bộ của Tuất Tướng là đủ diệt địch rồi.
Vốn dĩ Lê Duy Phụng định nói rằng để Văn Tuất dẫn binh không yên tâm mà muốn tự mình lãnh binh. Nhưng vì ám hiệu của Trương đạo trưởn khiến hắn lại đổi lời.
– Cảm ơn đại vương, cảm ơn Trương tiên sinh đã nói giúp với đại vương… ha ha ta
Bình thường Trương Văn Vĩnh cậy mình có học thức nên khá coi thường các đương gia xuất thân thổ phỉ. Không ngờ hôm nay họ Trương nói giúp cho mình nên Văn Tuất rất bất ngờ, nhưng hắn cũng không nghi ngờ gì. Ham hố chém giết cướp bóc là bản chất của phỉ khấu, thế nên được lập công là Văn Tuất không cần suy nghĩ phải trái gì nữa rồi. Hắn ầm ầm lãnh mệnh mà chạy ra ngoài điểm binh xuất chiến, sợ rằng Lê Duy Phụng sẽ thay đổi ý kiến.
Lúc này trong lều trướng chỉ còn lại Lê Duy Phụng và Trương Văn Vĩnh mà thôi.
– Văn Vĩnh tiên sinh, tại sao phải ngăn cản quả nhân lãnh binh đánh trận vậy. Chỉ có gần hai ngàn quan quân triều đình thôi mà?
Trương Văn Vĩnh vuốt vuốt chòm râu dê lưa thưa mà đạo.
– Thánh Thượng, theo như tin tức chi tiết của thám báo thì đội quân này không đơn giản, có cả cờ hiệu của Vạn Ninh quân vệ cùng hải phòng sứ Cẩm hà. Vạn Ninh quân nghe nói là binh sĩ từ Trung kỳ tuyển lựa và điều quân ra bắc, chúng ta không thể khinh thường. Nhưng ngay lập tức rút lui thì không phải cách, dù sao lần suất binh này của chúng ta với mục đích nhằm thăm dò nhánh quân từ Vạn Ninh, nếu bỏ qua há chẳng hối tiếc. Mà thân phận Thánh thượng cao quý, không cần thiết phải mạo hiểm… Lui một vạn bước, quân đội của chúng ta mở rộng quá nhanh, thành phần phức tạp, rất ô hợp. Sĩ quan thì toàn là đầu lãnh tặc khấu, đại nghĩa không lo chỉ lo chém giết cướp bóc. Đây không phải là kế lâu dài…. Cái thánh thượng cần là quân sĩ chứ không phải một đám tướng tá sĩ quan bất tuân mệnh lệnh. Nhân cơ hội bào mòn một chút các tay bướng bỉnh này cũng là một cơ hội tốt.
Đi đi lại lại trong trướng bồng Lê Duy Phụng trầm ngâm suy nghĩ, cặp lông mày hắn hơi nhíu lại đăm chiêu:
– Lời tiên sinh nói chí phải. Vậy nhưng chuyện này tuyệt không thể lộ ra dấu vết… cứ như vậy mà làm.