Biên Thành Lãng Tử

Chương 32: Huyết Quỷ (2)


Gia nhân già điềm nhiên đáp:

– Năm nay, nô tài được sáu mươi tuổi, nô tài còn đi đến địa phương nào ? Và đi để làm gì ?

Tiết Võ không nói gì nữa.

Lão biết, cả hai không còn đường để đi nữa.

Bỗng, lão gọi:

– Ngươi lại đây, uống rượu với ta !

Gia nhân già không từ chối, chậm chậm bước đến, rót cho chủ nhân một chén rượu trước, rồi mới rót cho mình.

Tay lão ta run run.

Tiết Võ nhìn lão gia nhân, động niềm luyến tiếc.

Cũng có thể Tiết Võ tự luyến tiếc lấy mình, xuyên qua gia nhân già.

Lão gật đầu, tiếp:

– Phải đó. Ta nhớ, năm nay, ngươi được sám mươi tám tuổi, chúng ta đồng niên kỷ với nhau.

Gia nhân già cúi đầu:

– Đúng vậy.

Tiết Võ tiếp:

– Ta còn nhớ, lúc ngươi vào đây, thì ta lên tám.

Gia nhân già gật đầu:

– Đúng vậy.

Tiết Võ ngẩng mặt lên không, thở dài một tiếng, rồi tiếp:

– Từ đó đến nay, sáu mươi năm đã qua ! Sáu mươi năm qua như thoáng mắt. Thời gian nhanh chóng quá !

Gia nhân già gật đầu:

– Đúng vậy !

Tiết Võ tiếp:

– Chẳng hiểu ngươi còn nhớ, trong đời ngươi, ngươi đã giết bao nhiêu người hay không ?

Gia nhân già đáp:

– Đại khái, trên hai mươi, dưới ba mươi mạng !

Tiết Võ hỏi:

– Còn nữ nhân ? Bao nhiêu đóa hoa bị dày vò trong bàn tay bạo của ngươi ?

Gia nhân già cười.

Nụ cười làm da mặt lão nhăn hơn:

– Cái đó thì … không kể nổi !

Tiết Võ cười nhẹ:

– Ta còn nhớ, năm trước đây, ngươi dan díu với một liễu đầu mới được bổ sung vào trang viện. Và ngươi đã được sáu mươi bảy tuổi rồi, chứ nào phải còn non trẻ gì ! Ngươi đừng tưởng là ta không hay biết.

Gia nhân già không phủ nhận, cười đáp;

– Tiểu liễu đầu đó, thực ra chẳng xứng đáng gì, song nô tài cũng đã lén lút chủ nhân, cho nàng thêm một trăm lượng bạc, ngoài cái số đồng đều phân phối.

Tiết Võ gật đầu:

– Đối với nữ nhân, ngươi thường rộng rãi lắm, ta hiểu !

Gia nhân già tiếp:

– Về việc đó, nô tài học đúng theo phong cách của chủ nhân.

Tiết Võ cười lớn:

– Hái mạng người, ta hơn ngươi, hái hoa biết nói, ta cũng chẳng thua ngươi ! Ngươi học ta là phải !

Gia nhân già thản nhiên:

– Đúng vậy

Tiết Võ kết luận:

– Cho nên, ta nghĩ, chúng ta thỏa mãn lắm rồi !

Gia nhân già gật đầu:

– Sống như vậy, kể như quá đủ !

Tiết Võ cười vang:

– Uống, chúng ta cạn mỗi người ba chén !

Nhưng, họ chỉ uống được hai thôi.

Họ vừa rót chén thứ ba, thì một người bước vào.

Người đó, mặt trắng xanh, mang đao đen, bước chân thọt.

Phó Hồng Tuyết vào, và vào khu trang viện, chứ chưa vào tận đại sảnh. Hắn đứng bên cạnh cây ngô đồng.

Vào thu, ngô đồng là một biểu hiện của tiêu sơ ! Một trong các biểu hiện của tàn tạ, cái thứ tàn tạ thê lương, chứ không chết rủ như vào mùa đông.

Tay hắn vẫn nắm chuôi đao.

Tiết Võ nhìn hắn, hắn nhìn Tiết Võ.

Hắn cất tiếng trước:

– Các hạ họ Tiết ?

Tiết Võ gật đầu.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Tiết Đại Hán là con của các hạ ?

Tiết Võ gật đầu.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Mười chín năm trước, trong một đêm tuyết đổ trắng trời …

Tiết Võ chợt chận lời hắn:

– Các hạ bất tất phải hỏi. Người mà các hạ tìm, chính là lão phu đây !

Phó Hồng Tuyết gằn từng tiếng:

– Chính các hạ ?

Tiết Võ gật đầu.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Sự tình đêm đó, các hạ còn nhớ rõ không ?

Tiết Võ gật đầu:

– Tuyết trắng, máu hồng ! Nhớ từng chi tiết một ! …

Phó Hồng Tuyết trầm giọng:

– Xin cho nghe !

Tiết Võ thuật:

– Đêm đó, bên cạch Mai Hoa Am, khi tại hạ đến đó, nhiều người đã có mặt rồi.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Những ai ?

Tiết Võ lắc đầu:

– Không thể nhận ra. Mỗi người có bao mặt cẩn thận không ai nhận được ai. Mà cũng không ai phát xuất một âm thanh nào.

Phó Hồng Tuyết nín lặng.

Tiết Võ tiếp:

– Tại hạ tin là những người đó cũng không nhận ra tại hạ. Bởi lúc đó, tại hạ không mang chiếc thiết phủ này. Tại hạ dùng một thanh quỷ đầu đao.

Phó Hồng Tuyết trầm giọng:

– Cứ thuật lời !

Tiết Võ tiếp:

– Bọn tại hạ đứng trên tuyết, chờ rất lâu. Khí lạnh từ bốn phía, từ trên, từ dưới, tạo thành một áp lực nặng nề, ai cũng có căn bản tu vi khá thâm hậu, song không chịu nổi cái rét cóng càng phút càng gia tăng. Cuối cùng, từ đâu đó, một người cất tiếng: “Mọi người đều đến đông đủ rồi !”

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Mã Không Quần phải không ?

Tiết Võ lắc đầu:

– Mã Không Quần đang ở trong am, uống rượu.

Phó Hồng Tuyết cau mày:

– Thế người cất tiếng đó là ai ? Tại sao y biết rõ số người hội tề trong đêm đó mà cho rằng đã đủ ? Chẳng lẽ có nhiều kẻ chủ mưu, và y là một trong những kẻ chủ mưu đó ?

Tiết Võ cười.

Nụ cười của lão thần bí quá.

Lão tiếp:

– Dù cho tại hạ biết, cũng không thể cáo tố với các hạ !

Lão thuật luôn:

– Qua một lúc nữa, người trong họ Bạch từ trong am bước ra. Người nào cũng say, người nào cũng có vẻ vui, một thứ vui cởi mở, không mảy may miễn cưỡng.

Phó Hồng Tuyết cắn răng mạnh:

– Ai xuất thủ trước ?

Tiết Võ đáp:

– Xuất thủ trước, là những người chuyên dùng ám khí !

Nhưng, chẳng một ai đắc thủ.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Sau đó ?

Tiết Võ tiếp:

– Toàn bộ vào cuộc liền. Mã Không Quần vượt lên, nghinh chiến, như để bảo vệ Bạch Thiên Vũ. Song vừa tiến lên, thay vì đánh sang bọn hành thích, lão ta quay mình, hoành đao, chém vào người Bạch Thiên Vũ.

Phó Hồng Tuyết rít lên:

– Lão tặc sẽ đền tội ác ! Nhất định lão sẽ phải chết thảm !

Tiết Võ điềm nhiên tiếp:

– Lão chết hay thoát chết, cái đó không quan hệ đến tại hạ !

Phó Hồng Tuyết hừ một tiếng:

– Cả các hạ nữa, đừng hòng thoát chết.

Tiết Võ lắc đầu:

– Tại hạ không hề có ý trốn tránh. Bằng cớ là tại hạ vẫn còn ở đây, chờ các hạ. Tại hạ sẵn sàng gặp nhau mà !

Phó Hồng Tuyết trầm giọng:

– Các hạ còn gì cần nói nữa chăng ?

Tiết Võ gật đầu:

– Còn một câu.

Lão nâng chén rượu, uống cạn, rồi tiếp:

– Năm xưa, bọn tại hạ hành động như vậy, là không được quang minh, chánh đại lắm. Biết thế, ngày nay nhớ lại việc cũ, tại hạ vẫn không hối hận vì chỗ mờ ám đó. Bởi không có cách nào khác. Nếu bây giờ, sự tình tái diễn, tại hạ cũng đồng dạng hành động. Mười chín năm trước, là thế. Mười chín nam sau, vẫn thế.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Tại sao ?

Tiết Võ cao giọng:

– Vì Bạch Thiên Vũ không là một con người đáng giá con người !

Phó Hồng Tuyết đỏ mặt, trừng mắt:

– Các hạ ra đây ! Ra ngay !

Tiết Võ hỏi:

– Tại sao phải ra ?

Phó Hồng Tuyết tiếp luôn:

– Cầm chiếc thiết phủ của các hạ lên !

Tiết Võ lắc đầu:

– Tại hạ không cần dùng nó !

Bỗng, lão phá lên cười.

Giọng cười của lão kỳ quái hết sức.

Rồi lão quay sang gia nhân già, bảo:

– Đến giờ rồi !

Gia nhân già gật đầu:

– Đến rồi !

Tiết Võ hỏi:

– Ngươi còn muốn nói chi chăng ?

Gia nhân già đáp:

– Một câu thôi !

Chợt, gia nhân già, cũng như chủ nhân, phá lên cười, rồi tiếp:

– Thực ra, Bạch Thiên Vũ là một con người không đáng giá con người !

Phó Hồng Tuyết phi thân tới, như chim én vút nhanh.

Nhưng, hắn chậm chân một chút.

Tiết Võ cùng gia nhân già đã ngã xuống, vừa ngã vừa cười.

Nơi ngực mỗi người, có cắm một thanh đao.

Thanh đoản đao, rất bén, nhọn, do chính tay họ tự đâm vào mình, và bàn tay họ còn năm chuôi đao.

Tiết Võ dùng thanh đoản đao, cắt đứt mối cừu hận mười chín năm dài.

Chính lão tự tay cắt đứt hận cừu.

Không một ai báo phục hận cừu đó ! Cả Phó Hồng Tuyết cũng không báo phục được !

Nơi miệng xác chết, nụ cười còn nở, nụ cười sẽ theo họ mãi mãi xuống âm cung.

Nụ cười như nói với Phó Hồng Tuyết:

– Chúng ta sống đủ lắm rồi ! Còn ngươi ? Ngươi có biết là vì cái chi mà ngươi sống đó chăng ?

Ngươi sống vì cừu hận ? Ngươi có nên báo phục cừu hận đó chăng ?

… Năm xưa, chúnt ta hành động kém quang minh chánh đại thật. Song hiện tại, nếu cần tái diễn, ta cũng đồng dạng hành động !

… Bạch Thiên Vũ không xứng đáng là con người !

Đã có ba người nói câu đó: Liễu Đông Lai, Tiết Võ, và gia nhân già.

Tại sao họ nói thế ?

Liễu Đông Lai có nêu lý do. Còn Tiết Võ, còn gia nhân già, lý do của họ như thế

nào

Phó Hồng Tuyết nhất định không tin !

Phụ thân hắn, trong con mắt hắn, là một vị thần, hắn cũng đinh ninh mọi người đều xem phụ thân hắn như một vị thần.

Nhưng bây giờ, hắn bắt đầu sợ.

Bởi, hắn bắt đầu nghi ngờ.

Tại sao một số đông nhất lưu cao thủ, nhất tâm nhất trí quyết diệt trừ phụ thân hắn ?

Tại sao họ bất chấp nhất thiết, cố tạo thành một lực lượng liên minh, đối phó với phụ thân hắn ?

Một vấn đề cực quan trọng, ai giải đáp cho hắn ?

Đứng đó, nhìn hai xác chết, hắn run người.

Hắn hoài nghi, là hắn bắt đầu bớt hăng say làm cái việc báo cừu, phục hận.

Hắn tự hỏi: có nên tiếp tục đi giết người nữa chăng ? Thiên chức của hắn, là báo phục hận cừu kia mà ! Hắn từ cừu hận sanh ra, lớn lên trong cừu hận, lớn lên để mà giết người kia mà !

Hắn có nên buông tha những người còn lại ?

Hắn hoài nghi, là mối hận cừu mất cái ý nghĩa của nó rồi, ý nghĩa độc đáo của

Hận cừu mất ý nghĩa độc đáo, thì sự báo phục cũng mất ý nghĩa thiêng liêng của

nó.

nó.

Như vậy, mối hận cừu không còn đáng báo phục nữa.

Không báo phục hận cừu, thì hắn sống để làm gì ? Thiên chức không còn, thì cuộc sống hết ý nghĩa !

Thần sắc chết, nụ cười nơi miệng xác chết vẫn còn, song biến vẻ kỳ quái đáng sợ.

Rồi máu từ mắt rỉ ra, máu từ miệng rỉ ra, từ mũi, từ tai rỉ ra.

Thất khiếu lưu huyết.

Phó Hồng Tuyết không thể nhìn xác chết lâu hơn. Hắn nghĩ càng ly khai nơi này sớm, càng bớt xốn xang hơn !

Hắn quay mình.

Diệp Khai hiện ra trong tầm mắt hắn, rất gần.

Diệp Khai, một âm hồn bất tán, ám hắn luôn luôn, bất cứ trong trường hợp nào.

Diệp Khai nhìn xác chết, vẻ quái dị hiện lộ nơi gương mặt chàng.

Đinh Vân Lâm ở phía sau chàng. Nàng không dám nhìn xác chết như chàng. Nàng lại càng không dám nhìn những xác chết biến thể đáng sợ như môi xệch, mắt lồi, thất khiếu lưu huyết …

Phó Hồng Tuyết lạnh lùng:

– Ngươi lại đến đây ?

Diệp Khai gật đầu:

– Tại hạ lại đến !

Phó Hồng Tuyết gằn giọng:

– Tại sao ngươi cứ theo ta ?

Diệp Khai hỏi lại:

– Chẳng lẽ chỉ có mỗi một mình các hạ là được đến đây thôi ?

Phó Hồng Tuyết nín lặng.

Lần này, thực sự không phải không muốn gặp Diệp Khai tại đây.

Bởi, hắn vừa nhận ra, sự cô độc, niềm kinh sợ của hắn chừng như giảm thiểu với sự hiện diện của Diệp Khai.

Cũng có thể chẳng phải hắn luôn luôn không muốn gặp Diệp Khai.

Bởi, hầu như sự có mặt của Diệp Khai rất cần cho hắn trong một vài trường hợp.

Bất quá, hắn không nói ra, hay có nói cũng nói một cách khác.

Hắn không muốn có bằng hữu. Hắn không muốn ai thương cảm hắn !

Đinh Vân Lâm vẫn đem mấy chiếc lục lạc con nơi mình, qua mỗi cử động, lục lạc khua vang. Những lúc khác, lục lạc vang nghe vui tai.

Hiện tại, tiếng vang nghe nhạt nhẽo, vô vị làm sao.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Tại sao ngươi mang thứ đó trên người ?

Đinh Vân Lâm bỉu môi:

– Giá như ngươi có mang hàng trăm chiếc nơi mình, ta cũng chẳng hỏi tại sao ngươi mang !

Phó Hồng Tuyết nghẹn lời.

Bình thời, hắn cảm thấy quá cô độc, bắt buộc hắn phải nói một câu gì.

Nói không hợp, thì thôi !

Không nói chi được, hắn bước đi.

Diệp Khai chợt gọi:

– Đợi một chút !

Bình thường, ai gọi như vậy, hắn không dừng chân. Bây giờ, hắn đứng lại.

Dừng lại rồi, hắn còn quay mình.

Diệp Khai thốt:

– Hai người này, không do các hạ giết !

Phó Hồng Tuyết gật đầu, nhận là phải.

Diệp Khai tiếp:

– Cũng không phải họ tự sát !

Phó Hồng Tuyết chớp mắt:

– Ạ ? Không phải ?

Diệp Khai lắc đầu:

– Không phải !

Phó Hồng Tuyết kinh ngạc.

Bởi hắn biết, Diệp Khai không thuộc hạng người tùy tiện mà nói cho vui miệng.

Hắn thốt:

– Chính mắt ta thấy họ cầm đao tự đâm vào ngực.

Diệp Khai tiếp:

– Dù khôgn có thanh đao đâm vào ngực, họ cũng không thể không chết.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Tại sao ?

Diệp Khai giải thích:

– Bởi vì họ trúgn độc trước khi đâm đao vào ngực.

Phó Hồng Tuyết trầm giọng:

– Trong rượu có độc ?

Diệp Khai gật đầu:

– Một loại độc cực kỳ lợi hại.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Họ đã uống độc dược, sao lại còn tự đâm vào ngực làm chi ?

Diệp Khai từ từ thốt:

– Họ không uống độc dược ! Họ không biết trong rượu có độc.

Phó Hồng Tuyết trố mắt:

– Thế ai bỏ độc vào rượu ?

Diệp Khai thở dài:

– Đó là điều tại hạ đang tìm hiểu !

Phó Hồng Tuyết nín lặng.

Việc gì, Diệp Khai không hiểu, thì trên đời này không mấy kẻ hiểu được !

Diệp Khai tiếp:

– Kẻ bỏ độc vào rượu của Tiết Võ, phải là người rất quen thuộc trong gia đình này.

Phó Hồng Tuyết đồng ý.

Diệp Khai tiếp:

– Tiết Võ biết, các hạ sẽ đến tìm lão, lão nghĩ là tất phải chết, nên giải tán gia nhân, rồi chờ các hạ.

Phó Hồng Tuyết không nói gì.

Dọc đường đến đây, hắn có thấy người từ Hảo Hán Trang bỏ đi nơi khác.

Diệp Khai tiếp:

– Người hạ độc, vốn là không lạ đối với nơi đây, thì đương nhiên phải biết Tiết Võ quyết chết.

Phó Hồng Tuyết không nói gì.

Đạo lý đó rất thông thường. Ai ai cũng có thể hiểu.

Diệp Khai tiếp:

– Đã quyết chết rồi, thì Tiết Võ cần gì phải bỏ độc vào rượu ?

Điều này thì khó hiểu thật.

Tuy nhiên, Phó Hồng Tuyết đưa ra một ý nghĩ:

– Biết đâu Tiết Võ chẳng muốn vậy ?

Diệp Khai lắc đầu:

– Không có thể như vậy !

Phó Hồng Tuyết cau mày:

– Tại sao ?

Diệp Khai đáp:

– Lão không cần làm một việc thừa !

Phó Hồng Tuyết thở dài:

– Có lẽ vì lão sợ không có cơ hột bạt đao !

Diệp Khai thốt:

– Để giết các hạ, thì lão ta không có cơ hội bạt đao. Nhưng để tự sát, thì lão có thừa cơ hội, tùy thời mà có.

Phó Hồng Tuyết không đồng ý, song cũng không phủ nhận.

Bởi, Tiết Võ có thể có cơ hội bạt đao, tự sát, điều đó hắn không hề tưởng đến, nên không cần ngăn chận lão, phá hỏng cơ hội tự sát của lão.

Diệp Khai tiếp:

– Điều đáng chú ý, là Tiết Võ khôgn thể có loại độc dược đó.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Tại sao ?

Diệp Khai giải thích:

– Bình sanh, lão tự phụ mình là một hảo hán, đến cả ám khí, lão cũng không dùng, cho nên lão rất đố kỵ hạng người dụng độc. Như vậy, làm gì lão có tích trữ độc dược ? Làm gì lão dùng đến độc dược để tự sát ? Muốn tự sát, người ta có biết bao nhiêu phương tiện, cần gì phải dùng đến phương tiện mà lão đố kỵ ?

Không để Phó Hồng Tuyết nói gì, chàng tiếp luôn:

– Hà huống, loại độc đó rất hiếm trên đời, nó không màu sắc, không mùi vị, mọi phương pháp thí nghiệm đều vô hiệu đối với nó.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Ngươi nhận được loại độc đó ?

Diệp Khai mỉm cười:

– Phàm tất cả loại độc trên đời, hầu hết tại hạ đều nhận được !

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Dùng cổ ngọc thí nghiệm, có thể phát giác chất độc chăng ?

Thông thường, người ta thí nghiệm bằng một khí cụ bằng bạc.

Diệp Khai hỏi:

– Các hạ cũng biết phương pháp đó sao ?

Phó Hồng Tuyết lạnh lùng:

– Tuy ta không biết nhiều về độc dược, song độc dược làm chết được ta, chẳng có bao nhiêu.

Diệp Khai mỉm cười.

Chàng biết Phó Hồng Tuyết không khoác lác. Bạch Phụng công chúa đã là con gái của giáo chủ Ma giáo, đương nhiên là bà ta phải sành món dụng độc.

Thì, khi nào bà để cho con bà bị người ta hạ độc ! Cho nên, Phó Hồng Tuyết chết vì nguyên do gì khác thì đành vậy, chứ nhất định không chết vì độc.

Hắn có thể phân biệt độc tánh, hắn có thể biết nhiều phương pháp, song hắn không quen dụng độc, không thấy người chết vì độc, do đó kinh nghiệm của hắn rất kém.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Theo sự phán đoán của ngươi, thì Tiết Võ không tự mình bỏ độc vào rượu ?

Diệp Khai lắc đầu:

– Chắc chắn là không.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

– Người khác biết lão ta quyết chết, thì hà tất phải bỏ độc vào rượu ? Việc đó là việc thừa mà ?

Diệp Khai gật đầu:

– Đúng vậy !

Phó Hồng Tuyết cau mày:

– Vậy độc từ đâu đến ?

Diệp Khai đáp:

– Tại hạ thấy, chỉ có mỗi một giải thích mà thôi !

Phó Hồng Tuyết cau mày:

– Như thế nào ?

Diệp Khai tiếp:

– Người hạ độc sợ Tiết Võ tiết lộ trước mặt các hạ một bí mật gì đó, nên trước khi các hạ đến, y bỏ độc vào rượu của Tiết Võ.

Phó Hồng Tuyết thốt:

– Nhưng khi ta đến đây, lão chưa chết !

Diệp Khai tiếp:

– Có thể các hạ đến sớm, có thể lão chết chậm !

Phó Hồng Tuyết lắc đầu:

– Lúc ta đến, ít nhất lão cũng uống hết bốn năm chén rượu rồi.

Diệp Khai giải thích:

– Chất độc bỏ vào rượu sớm, mãi một lúc sau, Tiết Võ mới uống, thành ra chất độc lắng xuống ít nhiều !

Phó Hồng Tuyết thốt:

– Cho nên, phần rượu bên trên ít chất độc, lão uống phần rượu đó trước, độc không phát tác đúng lúc !

Diệp Khai đáp:

– Đạo lý là như thế đó.

Phó Hồng Tuyết tiếp:

– cho nên, lúc ta đến, lão còn sống.

Diệp Khai gật đầu:

– Tự nhiên.

Phó Hồng Tuyết tiếp:

– Và lão có thì giờ nói với ta nhiều chuyện.

Diệp Khai gật đầu.

Phó Hồng Tuyết tiếp luôn:

– Tuy vậy, lão có nói cho ta biết điều bí mật gì của ai đâu ?

Diệp Khai bảo:

– Hãy nghĩ lại xem !

Lâu lắm, Phó Hồng Tuyết thốt:

– Lão nói là sau khi lão đến Mai Hoa Am rất lâu, có người thốt: “Nhân số đã tề tựu đông đủ rồi”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận