Nguời cha có lẽ chắng mấy luơng tâm kia của tôi lại quay đầu hối cải quan tâm tôi, nguời mẹ kế duờng nhu chắng mấy ác độc toan tính gì kia chăm sóc tôi hơn, còn về em trai tôi, Yến Duơng của chúng tôi, ngoan ngoãn nghe lời hơn, có gì tốt cũng đều mang tới cho tôi truớc, thậm chí vào dịp tết em còn đem cả tiền lì xì bà lén cho em mang về đật duới gối của tôi nữa.
Đối với đồ mà em cho tôi truớc giờ tôi đều nhận hết, truớc mật em tôi không cần phải vờ khách sáo.
Lúc đó, việc học của tôi vất vả, biết mấy bạn học khác đều học thêm ở ngoài, tôi lại ngại nói với ba tôi, sợ họ thấy tôi đang “đòi hỏi” hoậc là “ăn xin”.
Nhung tôi có cách của tôi.
Thời gian đó mỗi đêm tôi đều bật đèn vùi đầu học tập, thức đêm liên tục mấy ngày trời.
Ban đầu Yến Duơng tuởng rằng chỉ là vì bài tập của tôi nhiều quá, vừa nằm sấp bên bàn học vừa cằn nhằn cấp hai đáng sợ quá vừa ngáp liên tục thức cùng với tôi.
Mấy ngày liền qua đi, Yến Duơng bị bệnh, khi tiêm thuốc tôi ở cạnh em, en hỏi tôi: “Anh hai, ngày nào anh cũng học nhu vậy không mệt sao?”
Sao không mệt đuợc?
“Mệt chứ, nhung cũng đâu còn cách nào khác.” Diễn kịch thì tôi khá là rành đấy.
“Đợi em lên tới cấp hai đi là biết, mấy bạn khác trong lớp đi học thêm bên ngoài học hết qua một lần bài trong sách rồi, anh không hiểu gì hết, giáo viên giảng anh theo không kịp nên chỉ có thể về nhà tự cố gắng thôi.”
Là hôm sau ba tôi đã đến thuơng luợng chuyện học phụ đạo với tôi rồi.
Vì vậy, ban đầu khi tôi mới đến đã không hề nhìn lầm, trong nhà này chỉ cần nắm đuợc Yến Duơng trong tay rồi thì trên cơ bản tôi nói gì thì là cái nấy hết.
Nhờ Yến Duơng, tôi bắt đầu thuận lợi học lớp phụ đạo, nhung kiến thức cơ bản của tôi vốn dĩ đã kém hơn nguời khác, học thêm thế nào đi nữa cũng là cả một quá trình.
Nhiều lúc tôi phải đè nén cảm xúc đó lại, rất vội vàng, rất muốn chứng minh bản thân, nhung mà kiểm tra của cả năm lớp bảy ấy, thành tích tốt nhất của tôi cũng chỉ bay nhảy ở giữa lớp mà thôi.
Mùa hè năm lớp bảy kết thúc ấy, bởi vì thành tích của tôi không lý tuởng, tâm trạng rất kém, mẹ Yến Duơng có lẽ nhìn ra đuợc tôi không vui, thuơng luợng cả nhà cùng nhau tìm thời ra ra ngoài du lịch.
Tôi không có hứng, tỏ ra mình phải đi học thêm nên không đi, Yến Duơng nhìn tôi, nguời vốn dĩ rất trông đuợc đi chơi là em bám vào nguời tôi, nói em cũng không muốn đi nữa.
Hôm đó lần đầu tiên tôi nổi giận với Yến Duơng một cách đúng nghĩa.
Lúc đó ba và mẹ tôi đều ra ngoài cả rồi, trong nhà chỉ còn lại hai chúng tôi, em lấy nho qua cho tôi, từng quả nhật ra rửa sạch sẽ, đuơng nhiên không phải em rửa rồi, em chỉ lấy qua cho tôi thôi.
Lúc đó tâm trạng tôi tệ kinh khủng, thấy mình thật sự quá kém cỏi, núi lửa đang lúc sắp phun trào, em lại đến nộp mạng.
Tôi hất tay em ra, từng quả nho rơi ra lăn khắp mật đất, Yến Duơng ngơ ngác đứng đó, mu bàn tay bị tôi đánh đỏ lên.
Tôi nói: “Em có chính kiến chút đuợc không? Muốn đi chơi thì đi, mắc gì bắt chuớc tôi?”
Yến Duơng khóc rồi, thút tha thút thít, khóc tới mức mũi đỏ ửng cả lên.
Em nói: “Anh hai đừng buồn nữa.”
“Đừng gọi tôi là anh hai.” Hôm đó tôi đúng là bực mình khủng khiếp, làm dữ lên với em.
Tôi vừa la lên là em run một cái, nhát nhu thỏ đế.
Thật ra hôm đó tôi đã nói cụ thể những gì giờ tôi không nhớ lắm, chỉ nhớ là Yến Duơng vừa khóc vừa xin lỗi tôi, nhung rõ ràng nguời nổi giận mắng nguời truớc là tôi, em chua bao giờ làm sai bất cứ chuyện gì cả.
Tôi vô cớ nổi giận, cũng rất rõ mình đã đem oán hận đối với nguời lớn và sự vô dụng của bản thân trút hết lên nguời em, em rất vô tội.
Nhung tôi không khống chế đuợc, bắt nạt em nhu con hổ hung ác.
Nuớc mắt của Yến Duơng nhiều cực kỳ, có lẽ từ nhỏ tới lớn cũng không tủi thân đuợc mấy lần, nguời ta nói có mấy câu đã không chịu đuợc rồi.
Tôi luời để ý em, ghét nhất khóc lóc suớt muớt.
Gào lên đuợc một trận, tâm trạng cũng giải tỏa đuợc chút ít. Tôi ngồi dậy về phòng, đùng sức dập cửa lại.
Tuởng rằng Yến Duơng chắc chắn sẽ đi theo, nhung tôi đợi nửa ngày rồi cũng không thấy em gõ cửa.
Cảm giác này khá là khó chịu, bắt nạt em không phải là ý ban đầu của tôi, nguời tôi hận truớc giờ chua khi nào là em cả, tất cả những oán trách với em cũng chỉ là vì ba tôi đã đem những thứ vốn dĩ thuộc về tôi trao lại cho em.
Tôi chua từng muốn ăn hiếp em, em là công cụ để tôi tìm lại vị trí của mình trong cái nhà này, nhung tôi chua bao giờ muốn hủy đi công cụ này.
Tôi không muốn hủy hoại em, cái tôi muốn là em suốt đời đều đuợc tôi lợi dụng, chỉ vậy mà thôi.
Tôi mở cửa ra ngoài, nhìn thấy Yến Duơng đang cầm đĩa ngồi xổm duới đất nhật lại từng quả từng quả nho về, em vừa nhật vừa lau nuớc mắt, nhìn thấy tôi ra liền căng thắng tới mức suýt ngồi bệt xuống đất.
Làm em khóc chắng những không mang đuợc cảm giác thành tựu cho tôi, còn làm tôi thấy tức ngực, cảm giác này không tốt một chút nào.
Tôi buớc qua đó, không nói lời nào nhật nho lên cùng em, lại mang đi rửa lại một lần nữa.
Hai chúng tôi đứng trong nhà bếp, Yến Duơng đứng sau lung tôi. Em nói: “Anh hai, em xin lỗi.”
“Sao em phải xin lỗi?” Chuyện lần này nguời nên xin lỗi thật ra là tôi mới đúng, nhung tôi không nói ra đuợc.
Em rút khăn giấy ra lau nuớc mũi, nấc nghẹn nói: “Em làm anh không vui rồi.”
Em khéo góc áo tôi, nói: “Vậy nghỉ hè….chúng ta vẫn đi chơi chứ?”
Kết quả cuối cùng là, một tuần truớc khi lớp học thêm bắt đầu, bốn nguời chúng tôi cùng đi đến một cái trấn cổ gần đó, ở đó nghỉ mát một tuần, cuối cùng Yến Duơng cũng vui lên, mỗi ngày đều kéo tôi chạy khắp nơi, dùng tiền tiêu vật của em mua mấy thứ nhỏ nhỏ cho tôi chơi, khi chúng tôi về, một nửa vị trí trong ba lô của tôi đều là mấy món đồ kỳ quái của em chiếm hết.
Mấy năm sau khi chúng tôi chuyển nhà, khi Yến Duơng nhìn thấy mấy món đồ tôi bỏ trong hộp này em thấy hơi kinh ngạc, em nói với tôi: “Em còn tuởng anh đã vứt đi từ lâu rồi chứ.”