“”Bà học cái đấy để làm gì? Sang Tàu lao động à?””
Tôi nghẹn lời nhìn nó:
“”Nghề tao làm cao cả lắm! Mày đừng hỏi.””
“”Tiếng Việt còn chưa ăn ai, đòi học tiếng Tàu!””
Tôi ưỡn ngực đầy kiêu hãnh:
“Sau này, biết đâu mày đọc đúng quyển ngôn tình do chị đây phiên dịch đấy!””
Tôi nhìn sang đứa ngồi bên cạnh, thấy cái mặt nó đần ra đến độ kì lạ. Tôi hẩy tay nó:
“”Thủy, mày lại tơ tưởng đến con nhà nào à?””
Thủy vẫn đắm chìm trong mộng tưởng, nhưng chí ít, nó còn chịu lắng tai nghe tôi nói:
“”Phải! Mày ơi, tao mới gặp nam thần khoa kinh tế ngoại. Trời ơi, đẹp thấy bà nội!””
Tôi tặc lưỡi, hẩy đầu nó:
“”Bớt ảo tưởng đi con điên. Mày tưởng những người đó thuộc về mày á?””
Tôi lắc đầu ngán ngẩm, ghé sát tai Thủy, nói nhỏ:
“”Tao tin, tên ấy không gãy, thì cũng méo. Mới hôm nọ, tao đi đóng tiền học, thấy hắn đi cùng với thằng bạn, trông cũng tàm tạm, lén lút dắt nhau ra nhà kho. Tao đi theo sau, nhòm vào bên trong…Trời ơi! Mày biết tao thấy gì không?””
Thủy lắc đầu, tôi đưa hai ngón trỏ lên, chọc chọc vào nhau. Thủy bịp mồm ú ớ kêu lên:
“”Hơ….thật không thể tin nổi!””
Tôi chắc như đinh đóng cột:
“”Chính vì thế, tao bảo mày đọc ít truyện, ít xem phim thanh xuân, vườn trường thôi. Không có Giang Thần trắng trẻo béo thịt ngoài đời thật cho mày xơi đâu!””
Thủy lắc đầu quầy quậy:
“”Tao không tin! Tao không tin…”
Tôi gật gù, vỗ về, thông cảm cho nó:
“”Tao biết, mày rất đau khổ, nhưng…””
“”Thật không thể tin được, tạo lại được chứng kiến một phiên bản đam mĩ có thực ngoài đời!””
Tôi thót tim bởi phản ứng của con kia. Thật chẳng ngờ, nó ảo truyện Tàu nhiều quá, nhiều quá rồi. Tôi ôm đầu ngán ngẩm:
“”Mày trả ngay Ma đạo Tổ Sư cho tao! Mày ảo quá rồi.””
Thủy rưng rưng con mắt lên nhìn tôi:
“”Tao chưa đọc xong mà!””
Đoạn, nó nhảy lên bàn trên cùng, cười hì hì:
“”Tuần sau đọc xong tao trả!””
Tôi định bụng lôi cổ nó lại để đòi, nhưng thấy thầy vào lớp nên thôi. Hai tiết triết trôi qua cực kì, cực kì tẻ nhạt. Tôi liên tục gục lên gục xuống. Cuối cùng, không thể chịu nổi nữa, nằm rạp ra bàn ngủ. Tôi cảm giác mình ngủ rất lâu, rất lâu.
——–
Có người từng nói giảng đường đại học vô cùng đẹp. Cũng có người nói, nơi ấy là địa ngục. Tiếng chuông báo hết giờ đã kết thúc được một tiếng. Trên ghế giảng đường, thoáng chốc đã chẳng còn ai. Ve ở ngoài lập dàn đồng ca liên tục hợp xướng. Ánh nắng bên ngoài tinh quái nhảy qua song sắt của cửa sổ, rọi vào mặt thiếu nữ đang há miệng ngủ.
“”Mày còn dám vác mặt về đây?””
“”Nhà tôi, tôi về, bố cản được!””
Chát!
Tôi kinh hãi vùng dậy, mồ hôi túa ra như mưa, hơi thở trở lên gấp gáp. Thật…đúng là cơn ác mộng kinh hoàng. Tôi nhìn bốn xung quanh, phát hiện trong lớp đã chẳng còn ai. Hừm! Con lợn Thủy, đi về cũng chẳng gọi tôi lấy một tiếng. Hại tôi nằm vật nằm vạ ở đây, chết nóng.
Tôi gãi gãi cổ rồi đứng dậy, chuẩn bị rời đi thì tay quơ phải thứ gì đó. Nhìn lại, tôi phát hiện ra hộp sữa đậu nành còn nguyên hơi lạnh.
Tôi lấy làm lạ. Có khi nào cái Thủy thấy có lỗi với tôi nên mua sữa để tạ lỗi hay không? Cái thủy hay ăn, chắc chắn là nó rồi. Tôi cầm hộp sữa lên, nhún vai một cái rồi đi về. Trưa hè ở Đại học X thơ mộng đến độ không tưởng.
Dàn đồng ca ve sầu hợp xướng thì không cần bàn đến vì nó quá đặc trưng. Nắng hè gay gắt len lỏi qua từng kẽ lá, tinh nghịch nhảy nhót dưới bóng râm, quá đại trà. Nam sinh nữ sinh đèo nhau dưới sân trường, quá nhạt nhẽo….Với con mắt nhìn đời của tôi, giảng đường đại học chẳng có gì mới mẻ…ngoài môn triết học Mác – Lênin với chủ nghĩa duy vật và Đường lối Hồ Chí Minh, những mong khai sáng tư tưởng cho mấy thành phần mù lòa về cách mạng, thực quá mới mẻ với tôi. Mới mẻ ở chỗ, học tủ cũng trượt mà học bao la cũng trượt. Không qua môn, đóng tiền học lại, chứ không phải đút lớp như ngày còn là học sinh.
Từ ngày tôi bước chân vào đại học đến giờ, cứ hễ thiếu tiền hay đói ăn là mở miệng nói cái câu đã đi vào chân lí: “Sinh viên nghèo lắm!””
Tôi nhắn tin cho Quỳnh bảo nó thôi nấu cơm, trong túi còn chút tiền mẹ cho tuần trước, mua hai suất bún chả, thế là no vỡ bụng. Đường Cách mạng tháng 8 hôm nay vắng teo người. Có lẽ, do trời nắng cực độ nên cũng không mấy ai lượn lờ ngoài đường, ngoại trừ mấy người tan ca muộn và…thành phần ngủ quên trên giảng đường như tôi đây.
“Cho hai suất bún chả mang về, như mọi khi cô nhé!
Tấp xe vào lề đường, tôi nhảy vào chiếc bàn kê trên vỉa hè, dùng khẩu trang quạt phành phạch. Quán bún chả này khá rộng và sạch sẽ, là chỗ ăn lí tưởng cho tôi mỗi lúc cơn lười hoặc cơn đói ăn phát tán. Đối diện với quán ăn này, là một quán cà phê sầm uất, sang trọng. Có thể tưởng tượng rằng, một ly cà phê loại bình thường, sẽ bằng một tuần ăn bún chả của tôi. Một cốc sữa đậu này, sẽ gấp 15 lần hộp Fammi mà con lợn Thủy tạ lỗi với tôi.
Tôi không phải không đủ sức chi trả cho những cuộc vui hoang phí ấy. Chẳng qua, suy đi tính lại, số tiền bỏ ra nhiều như vậy, thà rằng chui vào mấy chợ cóc ven đường, ăn được chục món no bể bụng.
Nhìn đi nhìn lại quán cà phê, tôi phát hiện trên tầng ba của quán có một người đàn ông đang ngồi trầm tư một mình, ánh mắt lúc hướng ra ngoài cửa kính trong suốt, có lúc lại nhìn chằm chằm vào ly cà phê trên tay, chan chứa sự ưu tư. Nhìn anh ta ăn vận khá chỉnh chu. Vest âu màu đen, đầu tóc gọn gàng, tư thế cũng ra dáng người có công ăn việc làm đàng hoàng. Có lẽ, sự ưu tư ấy xuất phát từ công việc, nói chính xác hơn thì là điều phiền muộn trong kinh doanh. Tôi từng đọc một bài viết trên blog, tác giả ấy nói rằng: Càng thành đạt bao nhiêu, thì cuộc sống càng trở nên nặng nề bấy nhiêu. Đánh đổi cho sự thành công ấy là nỗi cô đơn, là cuộc sống lo toan bề bộn, là ngày ngày thay vì cắm mặt vào gối để ngủ, nay mở mắt ra là máy tính cùng khối công việc chồng chất lên nhau. Thay vì uống những tách trà ấm nóng, nay phải lốc những ly rượu xã giao vào bụng, tàn phá sức khỏe.
Đoạn, tôi ngây người ra một lúc, mới phát hiện, người đàn ông đó nhìn xuống bên dưới từ bao giờ, ánh mắt chằm chằm hướng về tôi. Tuy là anh ta ngồi trên, tôi ngồi dưới, nhưng tôi vẫn thấy rõ mồn một, anh ta đang soi xét tôi, như tôi đã soi xét anh ta. Không phải chứ? Khuôn mặt tôi bỗng chốc đỏ ửng, chột dạ đứng dậy, thúc giục cô hàng bún:
“”Cô ơi nhanh nhanh một chút! Cháu có việc phải về.””
Cô hàng bún nở nụ cười tươi rói với những giọt mồ hôi túa trên trán. Buộc túi lại, đưa cho tôi:
“”Đây. Ghớm, thúc ghê quá!””
Lúc tôi, đề ga xe, có nhìn lên trên tầng ba của quán cà phê lần nữa. Lúc này, phát hiện, người đàn ông đã không còn ngồi ở đó, nhưng ly cà phê vẫn tỏa ra nghi ngút khói.
Tôi xin nhang qua đường, cùng lúc ấy, có chiếc xe ô tô sang trọng từ lề đường bẻ lái, đi song song cạnh tôi. Tôi liếc mắt soi mình qua chiếc gương đen, tự cảm thấy, mình đội nồi cơm điện mà vẫn xinh. BMW có khác, đến kính chắn gió mà cũng sịn và bóng nhẫy như vậy. Chiếc xe sang cứ thế đi cạnh tôi cho đến khúc ngoặt, tôi rẽ, còn nó phóng thẳng về phía Lotte Cinemer, dưới cái nắng hè gay gắt của thủ đô. Năm nay, miền bắc đón cái nóng đến cực độ