Chương 37: Cầu học
Bán được hàng, tiền rủng rỉnh trong tay, bố mẹ cũng cho Minh, Kiệt và Tài vài tiền nho nhỏ để mua thứ bọn nó thích. Ba anh em rủ nhau ra chợ chơi thêm, mua vài món ăn vặt và đồ chơi. Đang chơi vui vẻ thì đột nhiên một tiếng nói đầy cáu kỉnh vang vào tai ba đứa.
– A, thằng chó chết kia, mày vẫn dám ở lại đây à!
Nhìn lại, hóa ra là Trần Cường. Nhìn thằng nhóc này, Kiệt giờ không còn bực nó nữa, vì nhìn lại thì nó thiệt hơn cậu ta nhiều: lần trước nó bị đánh, đến khi sắp được đánh lại thì bị thầy cản trở. Hơn nữa, lần trước nếu không phải nó không chịu đền tiền lọ mỡ gà thì bây giờ Kiệt làm sao nghĩ tới dầu dừa mà bán được chứ. Không giận vì vụ lần trước nữa, nên Kiệt không hằn học mà tươi cười chào lại.
– Không đánh không quen, không đánh không quen.
– Quen chó gì bọn nhà quê chúng mày.- Thằng Cường ngạc nhiên nhìn lại Kiệt. Thái độ của Kiệt khác hẳn lúc trước, khi mà Cường và Kiệt sẵn sàng đánh nhau vì một lọ mỡ gà.
Nghe đối phương nói, Kiệt cũng lắc đầu cười rồi gọi anh em mình đi chỗ khác chơi. Đúng là không giận nữa, nhưng cũng không vì thế mà nịnh nọt đối phương.
Nhìn Kiệt và hai anh em nó bước đi, Cường càng nghĩ càng bực. Vụ trước bị ăn đòn mà không được đánh lại, giờ phải tìm cách trả thù. Nghĩ là làm, nó liền bám theo Kiệt, xem bọn nó làm gì. Biết được vụ Kiệt bán dầu dừa, nó liền đi mách mẹ để bà ấy bảo bố nó trả thù. Dù biết con mình có sai, mẹ Cường vẫn sót con, lần trước về thấy con bầm mặt, bà thét gào đòi đánh thằng nhóc kia, nay biết nhà nó phải quỵ lụy mình, tội gì bà không bảo chồng ra tay trừng trị. Bố của Cường đêm đo bị vợ nói mãi, cũng phải đồng ý là hôm sau tới làm khó dễ nhà họ Hoàng.
Sáng hôm sau, bố Cường là Trần Hùng đi tới sạp hàng của chú Đình, hoạnh họe một hồi lâu, đòi đóng phạt và đuổi không cho thuê nữa. Lý do ông ta đưa ra nhiều vô số kể: đầu tiên là bán đồ trái quy định: vừa bán dầu vừa bán thức ăn, hai là tự tiện thay đổi đường nước thải, khiến mùi hôi đi nơi khác, ba là nơi này cướp khách trắng trợn,… Nói một hồi là ai cũng hiểu ổng tới gây sự. Nhưng dân không đấu với quan, mà chú Đình nhớ ngay ra vụ ông cháu gây sự lần trước, càng không dám thẳng mình nói chuyện. Cứ xin xỏ một hồi, cửa hàng tạm đóng cửa buổi sáng để ông về mách chị dâu và anh trai.
Biết chuyện, bố mẹ không vội rối lên, một mặt cho gọi Kiệt lên hỏi chuyện, mặt khác chuẩn bị tiền để mua đồ đi xin lỗi. Nghe xong câu chuyện, Kiệt cảm thấy bực bội. Vì cậu mà mọi người bị liên lụy thì thực sự là không nên, nhưng thằng oắt kia cũng quá quắt rồi đây.
– Ân oán nên giải không nên kết, mẹ con mình tới tận nhà thằng kia xin lỗi đi!- Văn Nguyệt Nga nói
– Vâng!- Suy tư một hồi, Kiệt chấp nhận. Giờ chưa thể đấu cứng được, phải chịu thôi.
– Khoan đã, con đi cùng với!- Minh lên tiếng- Vì mọi chuyện cũng có liên quan đến con nữa.
Ba mẹ con khăn gói quà cáp tới nơi xin nhận lỗi. Vừa vào, họ được mời ngồi ở phòng khách rất lâu nhưng không được miếng nước, khát khô cả họng. Đến tận chiều muộn, người nhà mới ra báo rằng phu nhân mệt không muốn tiếp khách. Nghe xong, Kiệt dù đang khát khô cả họng nhưng cũng nhảy lên toan chửi một câu, cả Minh cũng đỏ mặt phừng phừng. Chỉ có mẹ hai người là bình tĩnh. Bà lấy ra một ít tiền dúi cho cô hầu rồi nhờ cô báo với phu nhân của Trần Hùng rằng bà qua đây một phần là vì muốn thay con trai xin lỗi, phần khác là vì có một phương pháp làm đẹp mà bà muốn chia sẻ.
Gì chứ nghe thấy phương pháp làm đẹp là điều mà mọi phụ nữ không thể bỏ qua, mà cô hầu cũng ăn tiền nên nói năng khéo léo, vợ của Trần Hùng liền gọi ba người tới gặp mặt.
Lần gặp mặt bắt đầu với không khí sống sượng từ hai phía, ngoại trừ một người, Văn Nguyệt Nga. Bà bình tĩnh nhận lỗi về phía mình khi không dạy được hai đứa con ngoan, đặc biệt là Kiệt khi mà quá bạo lực. Đồng thời, Văn Nguyệt Nga khen mẹ Cường dạy con giỏi, chỉ riêng việc không giữ tư thù với Kiệt đợt trước để tha Kiệt một mẻ đòn roi đã là một phong thái quân tử rồi. Phúc đức tại mẫu, có người con thế ấy chắc mẹ cũng phải hiền hậu và tài năng.
Được khen ngợi hết lời, lại đánh đúng vào chỗ bà ta thích là đứa con của bà ta lại thành người có đức độ, mẹ Cường cười giả lả, rồi nhận lễ xin lỗi. Nhận lễ xong, bà mẹ của tên Cường còn răn dạy Kiệt vài câu bâng quơ, Kiệt vội cúi người lắng nghe, không cự cãi, mà Cường đứng ở đó tuy chưa muốn thôi, nhưng mẹ nó đã thế thì phải chịu vậy.
Sau khi việc xin lỗi đã xong, mẹ Kiệt bắt đầu giới thiệu và sản phẩm dầu dừa mà con mình làm. Đồng thời để có thể đảm bảo dầu đạt chất lượng tốt nhất, Văn Nguyệt Nga sẽ thường xuyên tới đây chăm sóc sắc đẹp cho mẹ Cường, đảm bảo khi nào bà ta hài lòng mới thôi. Nghe Văn Nguyệt Nga nói vậy, mẹ Cường xiêu xiêu lòng và đồng ý.
Sau khi mẹ con Kiệt đi rồi, Trần Hùng về. Biết việc vợ mình đổi ý, ông ta cũng chả ngạc nhiên lắm. Đàn bà mà. Sáng nắng, chiều mưa, trưa giở mặt. Nhưng ông ta cũng không thể cứ thế mà ban lại lệnh sáng nay, nên có lẽ để hai ba ngày nữa đã. Cũng nhân cơ hội đó, mỗi ngày sang đòi hỏi chút tiền. Sáng hôm sau, ra sạp hàng của chú Đình, ông ta thấy nơi này không bày bán gì cả mà đang dọn dẹp, ngạc nhiên quá Trần Hùng lại hỏi thì biết là làm để đúng ý ông ta cho sớm được mở cửa lại. Ngoài ra, vì mấy hôm nay cần nhập thêm dầu, và bếp củi ở hàng chú Đĩnh bán chạy hơn, nên chỗ này tạm nghỉ cũng không sao. Điều này làm Trần Hùng chưng hửng, nhưng cũng không biết làm gì hơn. Dù sao sai phạm của cửa hàng này chẳng lớn lắm, nếu làm căng quá e cũng không ổn, thành ra thôi vậy, dù sao nó cũng đến biếu quà vợ mình rồi.
Hôm ấy từ nhà Trần Hùng về xong, mọi người trong nhà liền bàn nhau công việc. Mẹ Kiệt thấy rằng giờ này bà đã hứa với vợ Trần Hùng là đến chăm sóc sắc đẹp cho bà ta, thì phải làm tới cùng, hơn nữa theo bà đây cũng là cơ hội tốt để bà có thể tạo lập những mối quan hệ mà không phải khi nào cũng có thể có được. Ngược lại, việc nhà cũng không thể xao lãng, nên bốn bố con về trước, tiếp tục làm việc. Cả nhà không ai phản đối cả, vậy là phân công xong xuôi công việc.
Mấy hôm liên, Văn Nguyệt Nga đều tới nhà của Trần Hùng, giúp vợ ông ta làm đẹp theo công thức mà Kiệt dặn dò. Quả nhiên, công hiệu của dầu dừa không làm ai thất vọng. Hơn cả thế, mẹ của Kiệt cũng biết những biện pháp rất hiệu quả để làm đẹp mình về cả tài và sắc. Gì thì gì, bà cũng là con nhà gia giáo, lại đi làm thiếp một đại phú thương, tiếp xúc đủ nhiều để hiểu biết.
Càng ngày, bà và vợ của Trần Hùng càng quen và thân thiết. Hai người sớm tạo được quan hệ bạn bè, và nhờ bà ta mà dầu dừa làm đẹp đến được tai của những người phụ nữ có chồng làm quan chức ở trên huyện thị. Một đồn mười, mười đồn trăm, chả mấy mà bao nhiêu dầu dừa đưa lên thì bấy nhiêu hết sạch. Không chỉ để làm đẹp, giá cả phải chăng của dầu dừa cũng khiến việc nấu nướng với nó là một điều tốt. Đừng nghĩ rằng ở huyện thị giàu hơn thì không tiết kiệm, trái lại ở đây việc tiết kiệm càng thêm quan trọng.
Giao hảo được với một tầng lớp cao hơn, dù rằng chỉ với vai trò gần như người hầu, song cũng giúp nhà họ Hoàng càng có thêm cơ hội buôn bán và tạo quan hệ. Tới lúc này, họ Hoàng phải tìm cách bứt phá giai cấp. Và muốn làm thế chỉ còn con đường học tập.
Và đến đây thì điều khó khăn nhất với Văn Nguyệt Nga đã tới: làm thế nào để có thể cho con trai đi học. Ba người con trai của cô, Minh là con với chồng trước, Kiệt và Tài là con với chồng hiện tại. Tài còn quá bé, không kể, nhưng Kiệt và Minh lại là chuyện khác. Nói về Kiệt một tí thì thằng bé rất thông minh và như nó kể, thì nó là người đầu thai từ một giới khác xuống, kiến thức của nó là minh chứng rõ ràng nhất. Nhưng rõ ràng kiến thức xã hội của nó vẫn thiếu trầm trọng, và ở nơi đây thì kiến thức của Kiệt về kỹ thuật không thể vươn tầm lên cao, vì vậy nếu cho nó đi học đạo Nho cũng là ý kiến hay. Tiếc là Kiệt mà không làm việc nữa thì biết lấy đâu ra tiền. Minh thì là một thằng bé thông minh, hiểu chuyện và dù kém Kiệt chút xíu, nhưng ở tuổi của nó thì khó ai sánh được. Song Minh là con riêng của cô, nếu cô cho nó đi học thì nhà chồng hiện tại chắc chắn nói ra nói vào mất. Mà tiền bấy lâu cô kiếm được cũng đã tiêu hao khá nhiều, hơn nữa cũng có công lớn từ nhà chồng hiện tại hậu thuẫn, nên không thể đòi hỏi hơn được.
Thế bí này khiến Văn Nguyệt Nga không còn cách nào khác ngoại trừ hỏi thẳng ý kiến thằng Kiệt. Kiệt trầm ngâm hồi lâu, rồi nói bảo cô nên về nói chuyện với cả nhà, cả với ông bà nội nữa.
Khi Văn Nguyệt Nga đem chuyện về nói, cả nhà cũng rất phân vân. Tài quá nhỏ, bỏ qua. Kiệt thì giỏi, nhưng nếu cho nó đi học thì nguồn tiền cạn mất. Mà nếu cho Minh đi học thì cũng hơi dị, vì Minh là con riêng của Văn Nguyệt Nga với chồng trước.
– Thưa ông bà, cháu nghĩ nhà mình nên để anh Minh đi học. Cháu biết anh ấy và cháu vốn không chung bố, nhưng bấy lâu anh ấy vẫn kêu bố Đình là bố đấy thôi. Công sinh không bằng công dưỡng, mà bố đẻ anh Minh thì cũng không còn, việc thừa kế nhà kia không tới lượt anh ấy, vậy nhà mình còn lo phù sa chảy ruộng ngoài nào nữa. Chi bằng nhà ta đầu tư cho anh Minh đi học, cháu kiếm tiền, sau này anh ấy có công danh thì quay lại giúp cháu.
Lời Kiệt nói thực đĩnh đạc và phân tích hơn thiệt rõ ràng, hơn nữa Kiệt cũng giỏi thực sự, kiếm tiền giỏi mà kiến thức cũng khá, học đạo Nho hay không cũng không quá ảnh hưởng, mà nếu đi học thì thiệt lắm, mà họ Hoàng còn ai thông minh như Anh Minh ngoài Anh Kiệt nữa. Vậy là việc học được chấp nhận.
Họ Hoàng dồn tiền cho Minh và mẹ Nga lên trên huyện thị, cầu học ở chỗ Lữ Công Vinh. Do đã làm vận động hành lang từ chỗ mẹ Trần Cường, nên Anh Minh cũng được nhập học. Để con mình không bị bắt nạt, Văn Nguyệt Nga cũng xin cho Minh vào ở nhà của Cường, gọi là đôi bạn cùng tiến, tiền ăn đóng góp đều đều.
Thấy Anh Minh sáng dạ, nhà Trần Cường cũng thuận. Tính Minh tuy không thụ động nhút nhát, nhưng giỏi nhẫn nhịn, vui vẻ hòa đồng, chả mấy mà làm thân với cả Trần Cường. Càng làm thân, Minh thấy Cường cũng tạm, có lẽ chỉ giống kẻ hơi cậy thế chứ không phải tâm địa xấu xa, Cường thì thấy Minh là kẻ học giỏi hơn mà rất khiêm tốn, đã vậy còn năng chỉ giáo hắn, giúp đỡ hắn nên cũng nhanh bỏ hiềm khích cũ.