Chương 38: Đào ao nuôi cá
Tiễn ông anh đi lên trường huyện học, Kiệt quay lại việc thường ngày. Cậu dạy học cho đám nhỏ, kiểm tra đàn giun và chuẩn bị cùng với bố đi làm ruộng.
Năm nay, có Kiệt đã 8 tuổi hơn, và trong suốt một năm qua Kiệt đã chứng tỏ bản thân đủ nhiều để khi ra đồng, ngoài việc phụ giúp cậu còn đảm nhiệm công việc chỉ huy.
Vụ lúa năm nay, với vốn kiến thức nông nghiệp tuy không nhiều nhưng chắc chắn vẫn hơn vô số nông dân ở đây, cộng thêm việc có sẵn những công cụ thích hợp, Kiệt xin bố cho minh thử nghiệm một vài thứ trên đồng ruộng. Nhờ vụ trước bội thu, lại kiếm được nhiều tiền nhờ dầu cọ, nên thiếu đi ít đất cho Kiệt làm thí nghiệm cũng không xá gì với ông. Tại phần đất được phân chia, Kiệt làm đất thật kỹ, bón lót những lớp phân được tạo thành nhờ đất nuôi giun. Dù đã nuôi trong gần một năm, lượng giun thu hoạch được cũng chưa đủ nhiều, đất nuôi giun để biến thành phân cũng không đủ sản lượng để bón cho toàn ruộng, nên Kiệt quyết định quý hồ tinh bất quý hồ đa, tập trung vào một phần ruộng nhỏ của mình để làm thí nghiệm một số kiến thức đã nghe qua nhưng chưa thử nghiệm ở kiếp trước.
Sau khi công đoạn làm đất để canh tác đã xong, thay vì nghỉ ngơi, Kiệt rủ bố Định đi đào ao thả cả.
– Con định nuôi cá hả?
– Vâng, con thấy nhà mình nuôi gà, nuôi lợn thì cũng được, nhưng cá ít khi được ăn khi cần hay khi muốn, bắt lại phải theo mùa, nên con muốn nuôi chúng. Nếu nuôi được cá thì mình ăn lúc nào mà chả được.
Nghe ông con nói bùi tài, hai bố đi đào một cái ao nước to để chuẩn bị sẵn sàng cho việc nuôi cá. Sở dĩ cần làm ngay khi làm đất ải cho ruộng xong là vì thời tiết này là thời tiết nắng nhiều, thích hợp để phơi đáy ao mới đào. Cái ao mới đào được làm hình chữ nhật, đủ để Kiệt thoải mái đi hai bên bờ cho cá ăn hoặc dọn dẹp những thứ không sạch sẽ. Đồng thời, Kiệt cũng sẽ dễ dàng nhìn hai bờ ao, tránh việc có thằng nào tới ăn trộm.
Đáy ao mới đào được phơi nắng cho đủ khô, xong rồi Kiệt cẩn thận kiểm tra với dung dịch thử từ cây dâm bụt trộn cồn, thấy độ chua cao nên bón thêm vôi xuống đây. Đợi một thời gian cho vôi làm bớt kiềm xong, Kiệt cùng bố mình rải xuống đây một lớp phân xanh. Chúng là lớp cỏ ở xung quanh nơi đây cùng với cỏ ở ruộng lúa đã bị cắt gọn lại, ủ kĩ càng. Với lớp phân xanh này, tảo hoặc cỏ nước có thể mọc lên, tạo thức ăn tự nhiên cho cá. Hàng ngày, Kiệt và bố mình bơm nước vào trong ao, mỗi ngày một ít rồi có khi dừng lại để cho tảo hoặc rong rêu phát triển sẵn, làm thức ăn cho cá sau này.
Để dẫn nước vào ra tùy ý, Kiệt làm hai đoạn ống nước bằng tre, đẻ chúng ở trong ao, một ở cao lưng chừng, một ở thấp tận đáy ao. Đoạn cao hơn có đầu trên cùng là một cái phễu lớn, tại vị trí này, Kiệt có thể tận dụng kéo một đường ống dẫn nước chạy thẳng từ những cái bánh xe nước- Kiệt cải tạo nó, thêm vài đoạn ống vào và một máng nước là được cái máy bơm siêu khỏe rồi. Nếu cần thiết, chỉ trong ba giờ là có thể bơm tràn ao. Đoạn ống thoát nước lắp dưới thấp thì là một đoạn máy bơm nước, dùng để dẫn nước ra nếu cần thiết. Làm vậy, cậu không cần tát ao như bình thường mà chỉ cần dùng máy bơm sức gió bơm một hồi là cạn sạch à. Hai cái đầu ống được bịt lưới có vành sắt ghim chặt, không cho cá chui vào chui ra.
Số đất đào lên từ dưới đáy ao cũng được tận dụng triệt để. Một bộ phận thì dùng ngay cạnh bờ ao: đắp mặt bờ để ngăn sạt lở và ngăn nước tràn ra ngoài. Một phần lớp đất còn lại, mà là phần nhiều lại tiếp tục được dùng để làm đất nền nuôi giun.
– Sao con lằng nhằng vậy chứ, mất bao nhiêu là công!- Ông Định than thở.
Trong suốt mấy ngày qua, ông cùng với con trai đã làm biết bao nhiêu là việc, mà Kiệt thì mới 8 tuổi, lại phải đứng lớp dạy học nên phần lớn vẫn là ông làm. Đầu tiên, ông phải đem một ít gỗ xấu trải xuống đất, rải đống đất đào dưới ao lên, đắp các bờ xung quanh, chèn gỗ vào, sau đó đem đất có chứa giun tới thả ở chỗ này. Còn may con ông đã tạo ra cái xe ba bánh, chở đi rất thuận lợi, nếu không chắc chết quá.
– Con định tận dụng số đất này để nuôi giun ngay tại đây, gần ao cá.
– Thế sao lại phải lót gỗ nữa.
– Để giun đỡ bò đi bố ạ, giun đất con nuôi, cho không giời đất làm sao được.
– Cái thằng… Chỉ làm khổ bố mày là giỏi. Mày nuôi giun làm gì.
– Bố có nhớ cái vườn rau bón đất nuôi giun của con đã lớn thế nào không? Nếu toàn bộ số đất này có công dụng như thế, bố lo gì năm nay lúa chả bội thu.
– Ừ, cũng đúng. Thế sao còn phải xây ngay gần cái ao mà không xây ở chỗ nào khác như cạnh ruộng. Lấy phần đất mày xin mà nuôi không được à.
– Cái mảnh đất đó bè bằng bàn tay, làm sao để bọn giun phát triển mạnh được. Muốn nuôi con gì trồng cây gì cũng phải cho nó chỗ nó lớn chứ bố. Hơn nữa con nuôi giun ở đây còn có nhiều thâm ý lắm bố ạ.
– Thâm ý gì?
– Bố nghĩ xem cá nó ăn con gì?
– Giun, ý con là mày nuôi giun ở đây, khi giun lớn thì đem cho cá ăn! Chậc chậc, thằng này thế mà khá!- Bố cậu tặc lưỡi liên tục trước tính toán của cậu con trai.
– Chưa hết đâu bố ơi, chỗ này còn trồng cỏ và rau dại nữa. Hai thứ ấy dễ trồng dễ nảy mầm, đất này có hai thứ ấy nhảy vào cũng bội thu không kém.
– Nhưng khi mày nuôi giun hay tưới chất bẩn vào, tao sợ không ăn được, mà ai lại đi ăn cỏ bao giờ.
– Người không ăn có cá ăn, bố quên à. Cá ăn giun mãi thì lấy đâu ra, ăn chút chút gọi là thôi.
– Ờ ha.
– Mà nói đến cỏ với cả rau, con làm ở đây, tận dụng nước ao tưới tắm cho đất mềm ra, giun dễ thở nữa đó.
Càng nghe con nói, Hoàng Văn Định càng không biết nói gì. Mà đã không nói thì làm vậy, ông tiếp tục dựng thêm những mái che nắng mưa theo yêu cầu của ông con để giữ ẩm cho đất ở đây.
Công đoạn chuẩn bị tưởng như vậy là đã xong, nhưng rồi Kiệt chợt nhận ra, mình quên làm một thứ rất quan trọng- máy sục khí. Cá hít thở nhờ oxi hòa tan trong nước, và ao nước không quá lớn của Kiệt rõ ràng rồi sẽ có lúc bị thiếu oxi, và khi đó cá hoặc chậm lớn hoặc chết. Nếu như là một người bình thường, điều này cũng chả có gì để nói nhưng với Kiệt thì không, cậu ấy biết rằng tài nguyên càng có hạn thì càng phải làm thế nào để tận dụng triệt để mới có thể phát triển được. Để tránh thất thoát sản lượng do yếu tố dưỡng khí không đủ, Kiệt nhờ chú hai làm cho một cái bơm sục khí cho ao cá.
Bơm sục khí Kiệt làm là bơm dùng guồng bơm cánh quạt quay, hút không khí thông qua một ống và thổi nó vào nước qua một ống khác. Kiệt lấy động lực ban đầu từ chuyển động quay của cánh quạt gió, chuyển tải động năng nhờ vào dây đai đến một trục quay. Trục quay sẽ được lắp cánh quạt. Làm một hộp gỗ tương đối kín, lắp trùm cánh quạt, chỉ có hai lỗ hổng. Tại hai lỗ hổng này, có hai ống tre rỗng ruột được lắp để lấy khí và súc khí xuống nước. Ống lấy khi thí làm ngắn và to, ông sục khí xuống làm dài, và đoạn gần cuối bị đục lỗ chỗ các lỗ nhỏ, nhờ đó khí sẽ tan đều ra trong nước, và đoạn dưới cùng của ống cũng được bịt vải để tránh bị tắc nghẽn khi cá bơi vào.
Ao đã chuẩn bị đủ cả, giờ chỉ thiếu cá để thả vào nữa là xong. Giờ đây, là chuyện cá giống. Kiệt có hai cách để lấy cá giống. Một là tìm cơ hội bắt cá ở sông suối quanh đây thả vào, cách này chắc chắn cá sống như rất lâu. Cách thứ hai, đem cá giống từ làng Triêm tới. Cá ở làng Triêm thơm ngon ngọt thịt, lại dễ bắt, giá như làng Triêm và làng Hồng Bàng ngay sát nhau thì đây là lựa chọn không phải nghĩ. Nhưng mà làng Triêm quá xa xôi cách trở, liệu có cách nào đưa cá sống về.
– Có, ta làm một cái thúng để cá ở trong đó. Thùng chứa nước để cá sống ở đó…
– Mày nghĩ không ai nghĩ tới chắc! Chỉ chưa đầy nửa ngày là đống cá phơi bụng ra ngay.
– Vậy thì đúng rồi, vì thiếu dưỡng khí đó.
– Thiếu dưỡng khí gì cơ.
– Con cá nó không có phổi, nó thở bằng mang, chú thấy khi lên cạn hai mang nó ngáp ngáp đúng không?
– Rồi sao nữa.
– Nó chỉ thở được ở dưới nước, nhưng nước trong thùng là nước tù hơn cả tù, có được bao nhiêu dưỡng khí. Con cá dùng hết mà không được bổ sung thì chết là phải.
– Làm một cái máy sục khí cỡ nhỏ.
– Dùng sức người là đủ.
Vốn đã quen tay, chú Đinh làm trong một ngày là hoàn thành cái bộ sục khí và thùng đựng cá. Lúc này, bố Kiệt và Kiệt sang làng Triêm. Đến làng Triêm, nhờ dân ở đó bắt hộ mấy con cá, bắt sao mà cá phải sống khỏe, đổi lại họ trả tiền. Thấy hai bố con mang thùng nước, dân ở đó tưởng hai bố con không biết, nghĩ rằng cá cho vào thùng nước là được như bao người trước đây, để tới khi cá phơi bụng lên thì không biết làm sao nên họ khuyên không nên. Nhưng vì Kiệt khăng khăng, vừa cậy thằng Mếu hỗ trợ, vừa ra tiền, nên cũng bắt được vài con cá khỏe nhăn răng. Kiệt không cho bắt nhiều, vì càng nhiều cá dưỡng khí càng tiêu thụ mạnh.
Hai bố con đặt thùng nước chứa cá lên lại xe rồi dong về làng. Chiếc xe ba bánh khỏe mạnh và cân bằng này giúp cho thời gian cuộc hành trình giảm đi phân nửa, nếu không tính thời gian đi lại, thì chỉ mất đúng một ngày để đi về giữa làng Triêm và làng Hồng Bàng. Đây tuy là một phát minh tình thế vô cùng đơn sơ và kém tính kỹ thuật thì nay lại phát huy những hiệu quả không tưởng khiến Kiệt cũng phải ngạc nhiên. Xem ra, khoa học phát triển cũng phải có sự tuần tự nhất định là vì thế. Nếu như Kiệt không đưa ra con xe này, thời gian quay về lâu hơn, dù có máy sục thì chưa chắc bọn cá đã sống tốt.
Sau này, Kiệt và bố còn quay lại làng Triêm vài chuyến, phần vì cá chết bớt khi di chuyển, phần vì cậu muốn bắt nhiều loài cá khác nhau. Để tiết kiệm không gian ao, Kiệt chọn các loại cá sống ở các tầng nước khác nhau, ăn thức ăn từ tầng nước trên rơi vãi hoặc dọn được chất thải của loài cá khác,… Một hệ sinh thái ao nhân tạo đã tạm hình thành ở làng Hồng Bàng, và càng ngày sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn.