Kamigami No Sekai

Chương 6: Bài tập về phản xạ


Giờ nghỉ giữa tiết cũng đã kết thúc. Cô Sumire tiếp tục tiết học của mình.

– Tiếp tục thôi nè các em! (Sumire).

– Dạ! (lớp).

– Tao đuối lắm rồi! (lớp).

– Tao cũng vậy! (lớp).

– Tay chân tớ rã rời mất thôi! (lớp).

– Mệt quá! (lớp).

Một thằng đang ngủ thì bị đánh thức.

– Đang chìm sâu vào giấc ngủ ngàn thu dưới cây bàng sân trường. Ôi! Một giấc mơ tuyệt vời. Một cuộc sống mới, một thế giới mới hiện hữu ngay trước mắt tao, một cô bé nữ sinh đứng trước cổng trường, cô ấy lúc đó giống như một kiệt tác nằm giữa đống nét vẽ lộn xộn vậy. Con tim tao lúc đó không còn chỗ trống nào khác nữa, tất cả chỉ có cô ấy, cô ấy mà thôi. Tao lại gần cô ấy, nắm lấy tay cô ấy, đưa lên gò má mình, xoa dịu bàn tay nàng ấy và tặng lên bàn tay ấy một nụ hôn “anh yêu em”. Cô ấy cũng ngại ngùng đáp lại “em cũng vậy”, tụi tao đi chơi, ngắm cảnh, đi dạo với nhau, cùng nói với nhau những lời thân mật, ngọt ngào, trao cho nhau những nụ hôn. Tối hôm ấy, nàng bảo mệt và không thể về nhà được, tụi tao vào một nhà nghỉ ở gần đó, vì không đủ tiền nên chỉ thuê một phòng và là phòng một giường, may vãi. Tao được ngủ chung giường với nàng. Đêm hôm đó nàng lạ lắm, nàng cứ muốn tao làm cái gì đó, nhưng phải ít phút sau tao mới hiểu. Nhẹ nhàng lại gần nàng ấy xoa dịu lên cơ thể nàng ấy, từ từ cởi bỏ y phục, có cái gì đó thúc đẩy tao tiến tới. Cho tới khi chỉ còn y phục bên trong, tao nhẹ nhàng và…!!! Bùm…!!! Tao tỉnh dậy và thấy tụi mày…!!! Chó chết…!!! Cay vãi…!!! Sắp hưởng thụ được thú vui an lạc của trần thế thì…!!! Bùm…!!! Xong phim…!!! Chết tiệt…!!! (lớp).

– Bớt văn đi cha! (lớp).

– Ngôn tình cho lắm vào! (lớp).

– Coi cho lắm vô rồi sinh ảo tưởng! (lớp).

– Xã hội loạn rồi! (lớp).

– Ghê vãi! (lớp).

– Tao nghe xong chuyện của mày là tao muốn ói hết bữa ăn sáng vào mặt mày rồi. (lớp).

– Tởm vãi! (lớp).

Cô Sumire bắt đầu bài học của mình.

– Thôi nào các em! (Sumire).

– Tập trung thôi nè! (Sumire).

– Dạ! (lớp).

– Chúng ta bắt đầu nhé! Bây giờ cô sẽ đi vào chi tiết nè! (Sumire).

– Cô sẽ nói mục đích trước nhé! (Sumire).

– Bài tập này sẽ gia tăng tốc độ phản xạ não bộ một cách tối đa nhất. Phản xạ là một quá trình khiến cho cơ thể đáp lại kích thích từ môi trường. Các bạn nam chắc hiểu rõ vấn đề này lắm nhỉ! Hi hi! Khi luyện phản xạ sẽ giúp các em ứng phó các tình huống nhanh hơn. Nếu một con người có tốc độ tấn công nhanh hơn cả ánh sáng thì cũng chả có gì đáng sợ cả, họ đánh mình và mình cũng đánh họ cho tới khi một trong hai gục xuống. Nhưng nếu người đó có tốc độ phản xạ thuộc tầm khá thôi thì thật đáng tiếc. Các em sẽ bị ăn hành no. Họ sẽ đánh em không trượt phát nào, còn em đánh người ta phát nào cũng trượt! Hi hi! Đặc biệt những vũ khí nguy hiểm như súng, dao, kiếm… trong khi chúng ta không có vũ khí gì cả thì đòn tấn công của những thứ đó không thể đỡ được mà phải tránh. Khi luyện tới đỉnh điểm của phản xạ, nó sẽ trở thành bản năng, mọi điều khiển của não bộ sẽ nhanh đến mức ngay chính người sử dụng cũng không nhận ra. Tốc độ truyền đạt thông tin của não bộ khi ở trạng thái bản năng vẫn chưa đo đạt được nên cô không biết nó có nhanh hơn tốc độ ánh sáng hay không. Lúc đó mọi hành động của các em đều tự do cả, mọi hành động được lập trình sẵn trong não bộ, hành động sẽ được não bộ ghi lại thông qua quá trình luyện tập. Hành động đó hình thành như thế nào và chi tiết ra sao là do quá trình tập luyện của các em quyết định. (Sumire).

Cả lớp quay sang bàn tán với nhau. Yumiko giơ tay.

– Dạ thưa cô! Nếu sự chênh lệch giữa não bộ và cơ thể là quá lớn thì sao ạ! (Yumiko).

– Em có thể sẽ bị đánh tơi tả trước khi hình dung chuyện gì xảy ra. Em có thể đánh rất nhanh nhưng sẽ ăn đòn bởi những đòn đánh còn chậm hơn tốc độ bản thân. (Sumire).

– Còn nếu phản xạ của em nhanh mà cơ thể không theo kịp thì…!!! Em sẽ bị một chấn thương khá lớn đó! Não bộ sẽ truyền lệnh xuống cơ thể để cơ thể hành động, nhưng cơ thể mà không theo kịp thì…! Lần một, chuỗi lệnh đó sẽ không được thực hiện và dần biến mất. Lần hai, lần này hai chuỗi lệnh sẽ đè lên nhau và lần lượt tiêu biến. Cứ như thế nếu khoảng cách giữa các lệnh nó quá gần, thời gian sẽ không đủ để triệt tiêu từng lệnh, các lệnh sẽ bị nén lại, quá tải và phá hủy hệ thống thần kinh và cuối cùng là não bộ. (Sumire).

Cả lớp hoảng sợ.

– Ghê quá! (lớp).

– Không ngờ sự chênh lệch đó lại ảnh hưởng lớn đến thế! (lớp).

– Cô đi chi tiết vào bài tập này nhé.

– Đầu tiên các em sẽ học thuộc các con số, kết quả của từng phép toán nhé! Cô sẽ đánh số thứ tự, khi cô đọc số nào, các em phải nói nhanh kết quả của nó. Tý cô kiểm tra đó nhe! (Sumire).

Cả lớp bàn tán.

– Vãi! Thật hả trời! (lớp).

– Giáo dục thể chất liên quan gì đến toán? (lớp).

– Cuộc đời tao không thoát nổi môn toán sao trời! (lớp).

Cô ấy bắt đầu lấy giấy ra ghi chép cái gì đó. Đúng vậy, đó chính là cái để cho học sinh luyện tập. Nhưng trên tờ giấy đó, cô chỉ ghi một phép tính đơn giản “1+1=2” và chỉ có một phép tính đơn giản đó, không có cái thứ hai. Cô ấy đánh số thứ tự vào phép tính đó, phép tính có số thứ tự là “1”. Một phép tính đơn giản với những đứa trẻ mẫu giáo lại đi đánh đố học sinh trung học, vả lại chỉ có một phép tính, chả phải là khinh thường học sinh của mình quá sao. Không, cô ấy không khinh thường học sinh của mình mà là do cho dù có bao nhiêu phép tính hay cấp độ của mỗi phép tính thì kết quả vẫn sẽ như vậy thôi, tất cả phép tính đối với bài tập này đều giống nhau, không phải kiểm tra toán học mà phải đa dạng bài tập, không phải luyện tư duy mà là luyện khả năng đưa ra kết quả được lắp đặt sẵn trong não bộ, một quá trình được cài đặt sẵn. Cô ấy bắt đầu nhân bản tờ giấy đó ra bằng ma pháp và phát cho từng người trong lớp.

– Đây! Thử thách của các em đó (Sumire).

– Mười lăm phút sau cô kiểm tra mấy đứa nhe! (Sumire).

– Vâng! (lớp).

Tất cả đã nhận được thử thách của mình, họ mở tờ giấy ra. Cả lớp bất ngờ.

– Ể…!!! (lớp).

– Cái gì đây! “1+1=2”, đùa tao à! (lớp).

– Cô không phải đang khinh thường tụi mình quá sao! (lớp).

– Đúng vậy đó! (lớp).

– Thôi tao đi ngủ đây! (lớp).

– “1+1=2” số thứ tự “1”. Tao nhớ rồi, chả cần tờ giấy này nữa. (lớp).

Học sinh đó vứt tờ giấy.

– Thôi tụi mình ra kia nói chuyện đi! (một bạn nữ).

– Ừ! Cũng được đó! (một bạn nữ).

Hai bạn nữ cùng nhau ra một góc ngồi nói chuyện.

Mọi người trong lớp ai cũng khinh thường, chủ quan và chả thèm tập luyện, trừ Yumiko, Yuu, Tatsumi, Yukihoshi là vẫn còn tập luyện. Họ ghi nhớ số thứ tự, phép tính, kết quả, đọc đi đọc lại nhiều lần, tự hỏi và tự trả lời, tốc độ càng lúc càng tăng. Họ vẫn luyện tập trong khi mọi người nghỉ ngơi, chơi bời.

Mười lăm phút sau.

– Các em chuẩn bị xong chưa nè! (Sumire).

– Chúng ta bắt đầu thôi! (Sumire).

Cô ấy gọi từng người lên kiểm tra, nhưng ai cũng vậy, tốc độ trả lời chả khác gì bình thường cả, chả khác gì học sinh trả bài giáo viên giống như bình thường, thậm chí còn rất chậm. Chậm ở đây không có nghĩa là chậm theo nghĩa thông thường mà là mỗi khi cô giáo nói từ khóa là số thứ tự, nó kéo dài khoảng 0,1 giây nhưng các học sinh chỉ trả lời trong khoảng từ 0,08 giây đến 0,1 giây sau khi âm thanh phát ra, hay thậm chí là 0,12 giây hoặc hơn nữa. Chả khác gì bình thường cả. Cô giáo hỏi đi hỏi lại xem thế nào nhưng kết quả chỉ có một mà thôi. Đến lượt của bốn người kia họ đều có tốc độ đáng kinh ngạc.

  • Chi tiết:

– Yuu: 0,04 giây.

– Yumiko: 0,038 giây.

– Yukihoshi: 0,031 giây.

– Tatsumi: 0,018 giây.

Tốc độ phản ứng của họ khiến cô giáo phải kinh ngạc. Có vẻ như chỉ có họ mới gia tăng được tốc độ của não bộ.

– Với đợt kiểm tra hồi nãy thì cô cũng nắm được phần nào tình hình của lớp mình rồi! (Sumire).

– Bây giờ các em chia nhau ra, có thể cá nhân hoặc theo từng nhóm nhỏ. Tự sáng tạo ra các chuỗi hành động của riêng mình và lập trình vào não bộ. Hãy tạo ra màu sắc của riêng các em nhé! (Sumire).

– Vâng! (lớp).

Mọi người bắt đầu tản ra, đa số đều thành lập nhóm để dễ dàng cho việc luyện tập. Yukihoshi, Yuu, Yumiko, chung một nhóm và họ bắt đầu luyện tập. Còn Tatsumi, cậu ta vẫn một mình, chỉ mình cậu ta là tự tách bản thân ra khỏi tập thể. Đối với cậu ta, mọi người còn thấp kém hơn cả rác rưởi nữa, chung nhóm với ai đó giống như tự biến bản thân thành giống như bọn họ vậy, “lũ kém cỏi, vô dụng, cản trở bước tiến” của cậu ta, một lũ hạ đẳng. Cậu ta vẫn một mình, tự tập luyện mà không cần bất cứ ai cả, cậu ta cô độc nhưng cậu ta không nghĩ vậy, sự cô độc của cậu ta không được giải quyết bằng việc kết bạn với mọi người vì con người với rác rưởi không thể làm bạn, mà cho dù có đi chăng nữa thì con người kết bạn với rác rưởi sẽ thoát khỏi sự cô độc? Không, cậu ta chỉ công nhận ai đó là con người và rồi kết bạn với họ thì cậu ta mới thoát khỏi sự cô đơn hiện giờ, bây giờ trong mắt cậu ta, không một ai xứng đáng được gọi là con người cả.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận