Khi Nguyệt Lam tỉnh dậy là vào giữa sáng hôm sau, cả người đã hết thuốc tê nên đau đớn đến đáng thương.
Chỉ có thể nằm im một chỗ chẳng động đậy được gì.
Đợi sau khi bác sĩ khám tổng quát, y tá thay bông băng rửa vết thương thì cũng đến gần trưa.
Lam nhỏ đi mua cháo trở về đút cho cô ăn, khoé mắt đã đỏ hoe chực rơi lệ:
– Chị ấy, không biết phải làm sao nữa.
Nhỡ như….
Nguyệt Lam cong khoé môi cười cười, an ủi:
– Không sao đâu, chị bị ngã ngựa một lần rồi cũng đâu có chết đâu.
Lam lớn đang gọt trái cây, liền khựng tay lại nhìn cô cau mày:
– Em bị ngã ngựa rồi?
Cô cũng nhìn anh, gương mặt ngờ nghệch:
– Không phải sao? Hồi nhỏ……
– Được rồi, không nói nữa.
Lam nhỏ ngắt lời cô, đút cho ăn hai miếng cuối cùng rồi đắp lại chăn cho cẩn thận:
– Trời lạnh vết thương lâu lành, ở đây một thời gian.
Nhưng chỉ có cô ở lại thôi, mùng tám cậu đã phải trở về trường học mất rồi.
Còn Lam lớn cũng trở về nhưng mà là mười một, đúng ngày sinh nhật của cô.
Thời gian này được chăm sóc kỹ lưỡng, một tuần có thể xuất viện về nhà nhưng mà hai cái gia hoả kia nhất quyết để cô ở lại.
Mười một Lam lớn rời đi, Nguyệt Lam ở lại bệnh viện với ông bà.
Ba tuần ở bệnh viện mà như dài ba năm, cô buồn chết đi được.
Có thể ngồi xe lăn đi đi lại lại ở trong phòng, sau đó lại xuống sân chơi.
Bà nội cực kỳ giữ kẽ, không cho cô ra gió, nên đành phải ngồi yên một chỗ.
Cô ở lại Trung Du thêm hai tháng nữa, đợi cơ thể lành lặn lại.
Nơi này khiến cô trở về với trước đó, ngày ngày rong ruổi trên lưng ngựa ở thảo nguyên tuyết.
Giữa tháng ba Lam lớn và Lam nhỏ đến đón cô trở về.
Tạm biệt ông bà, tạm biệt trang trại ngựa.
Trở về Hạ Lưu, ngẫm rằng từ giờ đến lúc đi học cũng phải tháng tám, có nghĩa là còn nửa năm nữa.
Cô liền lóc cóc đi đăng ký thi bằng lái xe ô tô, học ô tô nhưng đến giờ vẫn chưa biết lái.
Qua bao nhiêu gian khổ mới cầm được tấm bằng lái trên tay.
Chưa vui mừng được bao nhiêu thì nhận ra rằng cô làm gì đủ tiền mà mua xe.
Không thể ngửa tay xin bố mẹ, càng không thể xin Lam lớn Lam nhỏ.
Một người sau này còn cưới vợ, một người thì còn có việc học.
Thế là ôm mộng tưởng mua xe, sẵn kinh nghiệm có trong người, lại một lần nữa đi xin việc làm.
Qua một tuần xem xét, cô nộp đơn vào vị trí nhân viên bán hàng trong một Showroom ô tô ở thành phố.
Sẵn tiện lại đi coi nhà thuê, chuẩn bị đi làm.
Lam nhỏ vẫn ở ký túc xá, bởi vì hai người ở tương đối xa nhau.
Showroom này khá là lớn, công việc của cô là hằng ngày tư vấn cho khách hàng những loại xe họ muốn.
Nguyệt Lam làm quen với công việc rất nhanh, quay qua quay lại cũng đã đến tháng 8 chuẩn bị đi học.
Mọi người khoá 4 năm nay đều lạ mặt, bạn bè trước kia đã tốt nghiệp hết.
Chuyện đó không có quan trọng, nấc thang của cô còn giữ rất vững vàng.
– Chị Lam!
Vừa tan tiết, cô chuẩn bị trở về thì có một nam sinh vội vàng chạy đến.
Nguyệt Lam quay lại, cô nhớ ra người này, hình như là sinh viên năm ba của khoa mỹ thuật.
Ngước lên hỏi:
– Sao vậy?
Nam sinh kia rất đẹp trai, mặc một chiếc áo dài tay màu vàng nhạt.
Nhìn rất trẻ trung năng động, cậu ta ngượng ngùng, đưa tay xoa gáy:
– Tối nay không phải trường tổ chức tuần lễ giao lưu sao.
Khoa của em có một buổi khiêu vũ, muốn mời chị đi.
Nguyệt Lam xua tay:
– Chị không có biết khiêu vũ, với lại…..
Cô nhún vai một cái:
– Chị phải ở giảng đường cùng mọi người để chuẩn bị cho tiết mục diễn.
Nam sinh kia thoáng buồn nhưng cũng nở nụ cười:
– Vậy em qua tìm chị.
Nguyệt Lam gật đầu.
Cái tuần lễ giao lưu này mỗi năm diễn ra một lần.
Năm nay làm lớn hơn còn gộp cả trường đại học Z vào.
Mà Lam nhỏ lại học ở trường đó, lúc mới biết tin rất đỗi vui mừng.
Trước kia cô không quan tâm mấy hoạt động này lắm, nhưng năm nay lại khác.
Hai tuần trước Lam nhỏ nói khoa cậu sẽ làm về một đề tài y học trong lịch sử.
Cô mạnh dạn qua tới trường bên đó tìm chủ nhiệm khoa pháp y đề xuất ý kiến của mình.
Giáo sư Quách sau khi nghe xong liền nhếch lông mày ngạc nhiên:
– Em có phải tiếp xúc với máy móc nhiều quá bị ngốc rồi hay không? Em nói khoa công nghệ ô tô trường em cùng khoa pháp y trường tôi biểu diễn trong lễ hội giao lưu?
Nguyệt Lam vẫn kiên định, không sợ hãi gật đầu:
– Không phải là tuần lễ giao lưu hay sao? Như vậy là quá đúng rồi ạ!
Ông khẽ cười, lại hỏi:
– Tại sao em lại muốn như vậy?
Cô bắt đầu nói lập trường của mình ra:
– Trước tiên sau khi nghe Trường Lam nói khoa thầy muốn làm về tiết mục y học trong lịch sử sao? Trùng hợp là tụi em cũng muốn làm về đề tài lịch sử.
Nhưng có phải diễn hai sân khấu sẽ nhàm chán không phải sao? Chi bằng hai khoa chúng ta cùng kết hợp lại, sẽ rất là thú vị nha.
Giáo sư Quách bị thuyết phục, gương mặt tỏ ra thích thú:
– Vậy các em làm như thế nào?
Lam nhỏ ngồi bên cạnh nói đỡ:
– Tất nhiên là diễn kịch chung rồi.
Giáo sư Quách, họ cũng là bác sĩ, thay vì bệnh nhân là vật sống thì của họ là máy móc.
Có nét tương đồng mà phải không?
Nguyệt Lam cũng nói thêm:
– Đúng đó, chắc chắn sẽ thành công vang dội.
Chủ nhiệm Quách nhìn hai người rồi như nhận ra gì đó, chỉ tay vào Lam nhỏ:
– Ấy, Khả Trường Lam, có phải em để ý nữ sinh trường X này nên mới nhân cơ hội tán tỉnh? Em mang khoa pháp y chúng ta ra làm đồ trao đổi à?
Lam nhỏ vội vàng phủ nhận:
– Không phải, giáo sư Quách hiểu lầm rồi.
Nguyệt Lam bật cười, cô cúi người xuống:
– Quên mất xin giới thiệu, em là Khả Nguyệt Lam, chị gái học trò cưng của thầy.
Giáo sư Quách ngạc nhiên:
– Em là chị của cái thằng nhóc này? Vậy có nghĩa là…..!em gái của Khả Việt Lam?
Ông lại trặc lưỡi:
– Hèn gì tôi có cảm giác quen lắm, nhà họ Khả các em không biết tại sao lại có mấy người gan lớn đến như vậy.
Lam nhỏ biết rằng ông đang càm ràm, liền ngăn lại:
– Giáo sư, cứ nhất quyết như vậy đi.
Em dẫn chị ấy đến khoa pháp y trước.
Nói rồi cậu kéo chị mình đi ra khỏi văn phòng, thở phào:
– May quá, nếu chị mà nghe ông ấy nói có mà đến chiều.
Nguyệt Lam vẫn không hiểu, hỏi lại:
– Thầy ấy biết Lam lớn sao?
Cô biết trước kia Lam lớn học ở đây, nhưng anh ấy ở tít khoa luật.
Không ngờ giáo sư của khoa pháp y lại biết.
Lam nhỏ gật đầu giải thích:
– Lúc trước Lam lớn đang học hay qua đây xin mấy mô hình xương về lắp ghép.
Nhiều đến nỗi mấy giáo sư trong khoa còn khuyên anh ấy chuyển nghề, anh ấy không quan tâm.
Vẫn mặt dày qua xin, xin không được thì cứ xin tiếp.
Còn sau này em không biết.
Lam lớn tốt nghiệp gần 2 năm cậu mới vào trường học.
Học được vài tháng thì mấy giáo sư trong trường nhìn cậu với ánh mắt khác lạ, tưởng rằng họ đang kỳ thị nhóm máu của mình.
Ai ngờ sau khi biết nguyên nhân mới ngã ngửa, thì ra là do tiếng tăm ông anh trai mình còn dư âm lại.
Nguyệt Lam nghe xong cười nắc nẻ, nếu lúc đó cô học chung trường chắc hẳn sẽ vui.
Lam nhỏ đưa cô đến phòng thực hành pháp y, gọi vài sinh viên cốt cán tổ chức lễ hội ra.
Trong đó có ba sinh viên nữ và hai sinh viên nam.
Cậu dự định sẽ không có làm, nhưng có cô thì thành người xung phong đầu tiên.
Những sinh viên đó cũng bằng tuổi cô, học năm 5 khoa pháp y nên nói chuyện thoải mái.
Có một cô gái tóc dài rất xinh đẹp, nhìn là biết nữ thần còn thân thiện nói rằng sẽ cùng cô viết kịch bản rồi tập dợt.
Nguyệt Lam cũng nói thẳng khoa cô chỉ có mỗi cô là con gái, còn lại toàn con trai nên không cần nội dung sướt mướt quá.
Hết ba ngày chạy đi chạy lại, sắp xếp mục tiêu kịch bản, cuối cùng cũng hoàn thành.
Người xây dựng lần này là cô gái nữ thần Yến Chi và một nữ sinh tên Kiều Oanh khoa văn học viết thành.
Nguyệt Lam cũng chỉ giới thiệu sơ qua về lịch sử của ô tô và thêm thắt vài chỗ cho thích đáng.
Phải công nhận họ rất chịu chi cho vật chất.
Đến hôm tập dợt, xe to xe nhỏ chở phục trang đến, toàn những bộ đồ xịn xò.
Ngay cả người qua đường cũng cần tô điểm lên giống y như thật.
Buổi chiều diễn ra lễ hội, trường Z đã đến rất nhiều.
Giảng đường riêng của khoa công nghệ ô tô dùng để hoá trang.
Hơn một trăm người ở lại nơi này, mọi người đang trang điểm thay y phục.
Kịch bản lần này thật sự rất buổn cười, Yến Chi vào vai một cô nương thuộc Thánh tộc rất giỏi y thuật.
Một lần Đông cung thế tử gặp thích khách lạc vào trận địa trong rừng.
Được nàng cứu ra, sau đó hai người ở lại Thánh tộc cùng nhau viết sách y về thảo dược.
Đông cung thế tử kia một ngày liền trở về kinh thành, không còn gặp lại cô nương Thánh tộc kia nữa.
Qua bao nhiêu phong ba bão táp, lên ngôi hoàng đế rồi lùng sục khắp nơi tìm người.
Đến khi hai mươi năm sau gặp nhau trên một con thuyền gỗ.
Lúc đầu Nguyệt Lam đọc kịch bản thế này phải nén lại cười.
Cô đành chỉnh sửa vài chi tiết, muốn để Đông cung thế tử kia là Lam nhỏ nhận vai.
Không ngờ cậu thả lại phía sau một câu:
– Ấu trĩ.
Nên thôi phải kiếm người trong khoa mình.
Khoa công nghệ ô tô không thiếu trai đẹp, nhưng độc thân dựa vào thực lực, toàn là trực nam.
Khó khăn lắm mới tập từng chút một, vai nam chính kia rơi lên đầu Hạ Tinh Khắc.
Còn Lam nhỏ thì nhận vai em trai phản diện.
Nguyệt Lam sau khi hoá trang xong cho mọi người, rất nhiều người vai quần chúng nên tốn kha khá sức.
Cô định không có tham gia, chỉ muốn đứng sau hậu cần.
Không ngờ họ muốn cô tham gia, thế là chọn đi chọn lại liền chọn một nữ tử quần chúng.
Lam bé nhìn chị gái mình chưa chuẩn bị gì thì lên tiếng nhắc nhở:
– Chị còn không mau đi?
Nguyệt Lam đội tóc giả lên cho cậu, chỉnh lại bộ cổ phục đen, dặm lại ít phấn.
Hài lòng nhìn cậu, quả thật là một thanh niên đẹp trai nha, thế này có mà chiếm trọn ánh đèn của nam chính mất.
Yến Chi từ ngoài đi vào, cô khoác một bộ đồ màu trắng nhìn rất thuần khiết.
Trâm cài tóc trên đầu cũng khiến cô trở thành mỹ nhân cổ trang.
– Xong chưa vậy? Đã hơn bảy giờ rồi, bảy rưỡi đến lượt chúng ta đấy.
Bên bàn bên kia có tiếng nói:
– Nhanh vậy sao? Tớ còn chưa búi tóc.
Nguyệt Lam nhìn xung quanh, hối thúc:
– Mấy cậu vào thay đồ nhanh đi, A Tương, để tớ búi tóc cho.
Cô đi lại chỗ A Tương, khéo léo chải chuốt rồi búi tóc lên.
Cài thêm một cái trâm nhỏ màu xanh ngọc, sau đó lại đến chỉnh trang phục cho từng người:
– Ai ra sân trước thì làm trước đi, những người còn lại đi lấy đạo cụ đi.
Đạo cụ có hơi cồng kềnh, họ cùng nhau lên trang trí sân khấu, giả vờ làm sạp bán hai ven đường, mô hình ngựa, chuẩn bị hình chiếu của kinh thành.
– Lam bé, chị chưa hoá trang.
Lam nhỏ đang rải mấy cọng rơm xuống sàn, vội vàng nói.
Nguyệt Lam xua tay:
– Chị gần cuối mới xuất hiện, không cần vội.
Ổn thoả hết, phía trước màn có tiếng giới thiệu:
– Tiếp theo đây là tiết mục kết hợp của khoa Công nghệ ô tô của trường X và khoa pháp y của trường Z.
Một vở kịch đầu tiên cũng như duy nhất ngày hôm nay, thật sự là rất hoành tráng đó.
Nào! Chúng ta cùng chào đón họ.
Màn sân khấu từ từ mở ra, Nguyệt Lam ngồi trong phòng hoá trang có chút hồi hộp.
Phía bên ngoài đã bắt đầu diễn, cô bây giờ mới bắt đầu trang điểm.
——-
Tuyết Gia: chương này và vài chương tiếp theo mọi người lại nghe ta xàm dài dài=)))).