Kiếm Hiệp Tình

Chương 176: Cười khúc khích


Tay ăn bánh rán bước ra ngoài hành lang, một lúc lâu sau thấy bưng khay lại. Trên đó là vài chiếc đĩa được đậy lại, vài chiếc cốc giấy và một bình giữ nhiệt. Anh ta đặt khay lên bàn rồi cả hai theo hành lang bước ra. Khóa cửa từ phía ngoài. Bầu không khí trở nên yên lặng như trong mồ.

Hai người Trương Anh Hào ăn.

Cơm với cá, đồ ăn dành cho ngày thứ sáu. Cà phê trong bình giữ nhiệt.

Lộ Tri Thức chẳng nói gì. Anh ta nhường hầu hết chỗ cà phê cho Trương Anh Hào. Một điểm ghi cho Lộ Tri Thức.

Trương Anh Hào cho đồ ăn thừa vào khay rồi đặt khay xuống sàn. Còn ba giờ nữa để phung phí. Trương Anh Hào ngả ghế ra phía sau và gác chân lên bàn. Không thoải mái, nhưng cũng tàm tạm. Một buổi tối ấm áp.

Trương Anh Hào nhìn qua phía Lộ Tri Thức chẳng chút tò mò. Anh ta vẫn im lặng. Trương Anh Hào chưa bao giờ nghe thấy anh chàng nói gì trừ lúc nghe qua loa điện thoại của Tiêu Mông. Lộ Tri Thức nhìn lại Trương Anh Hào, gương mặt anh ta đầy sự khổ đau và sợ hãi. Anh chàng nhìn Trương Anh Hào như thể Trương Anh Hào là sinh vật từ thế giới khác tới vậy. Người này nhìn chằm chằm vào Trương Anh Hào cứ như hắn khiến anh ta lo lắng. Rồi Lộ Tri Thức nhìn đi nơi khác.

Nếu là Nguyễn Văn Khoa, có lẽ y sẽ không quay trở lại hồ Tình Nhân. Giờ đã là thời điểm quá muộn trong năm để đi về phía bắc. Ở đó quá lạnh. Có khi nên bỏ qua đó để đi thẳng tới các đảo giữa hồ. Có khi là vùng Thơ Mộng ven hồ. Nhạc ở đó tuyệt vời. Một túp lều bên bờ hồ. Sống qua mùa đông trong một túp lều trên vùng Thơ Mộng. Một tuần hút chừng nửa cân cỏ (cần sa, bồ đà). Làm bất kỳ điều gì người Thơ Mộng làm. Có lẽ một tuần hút một cân cỏ và sống chung với một người khác.

Phong Tiểu Mạn liên tục bước vào khung cảnh Trương Anh Hào mường tượng ra. Bộ sắc phục của cô tươi tắn tuyệt vời.

Chiếc áo bó màu xanh tươi tắn. Trương Anh Hào chưa bao giờ trông thấy chiếc áo nào đẹp hơn. Dưới ánh nắng trên bờ hồ Tình Nhân, cô sẽ chẳng cần mặc áo. Trương Anh Hào không nghĩ đó là chuyện gì nghiêm trọng.

Cái nháy mắt của nữ cảnh sát mới là vấn đề với Trương Anh Hào. Cô cầm tách cà phê lên, cô bảo rằng Trương Anh Hào có đôi mắt đẹp. Và Phong Tiểu Mạn nháy mắt. Phải có ý gì đó, đúng không? Chuyện về đôi mắt thì trước đây Trương Anh Hào từng nghe rồi. Một cô gái Bôn Mộc Lâm từng có một quãng thời gian hạnh phúc bên Trương Anh Hào, cô thích đôi mắt Trương Anh Hào. Lúc nào cô cũng nói thế. Chúng màu xanh, gần như người nào nhận xét cũng bảo rằng chúng trông như các núi băng ở biển phía bắc.

Nếu tập trung, Trương Anh Hào có thể làm họ ngừng chớp mắt, bằng cách tạo sức mạnh uy hiếp cho cái nhìn chằm chằm. Nó sẽ hữu ích. Nhưng cái nháy mắt của Phong Tiểu Mạn là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong ngày, thực sự là khoảnh khắc duy nhất của ngày, trừ món trứng ở tiệm ăn Dâu Tây – vốn cũng không đến nỗi tệ. Trứng thì ở đâu cũng kiếm được, còn Phong Tiểu Mạn thì không. Trương Anh Hào nhớ cô ấy. Và Trương Anh Hào bay bổng hết cả buổi tối.

Hơn mười giờ một chút, cánh cửa hành lang được mở khóa. Một người đàn ông mặc sắc phục bước vào. Người này cầm một tấm bảng ghi và một khẩu súng trường. Trương Anh Hào nhìn về phía anh ta. Một tay người miền bắc: nặng nề, đầy thịt, làn da đỏ ửng, cái bụng to và chắc cùng chiếc cổ to, mắt ti hí. Bộ đồng phục chật nhăn nheo phải vất vả mới trùm nổi cơ thể anh chàng này.

Có lẽ trợ lý giám sát Swathac Bangula được sinh ra ở ngay đây, khu nông trại người ta đã thu hồi để xây nhà tù. Anh ta là người có trách nhiệm cao nhất trong ca này.

Anh ta có vẻ thiếu lực lượng và khó chịu, tự giải hai vị khách tạm trú với khẩu súng trường trong bàn tay nông dân to lớn.

Viên trợ lý giám sát xem tấm bảng ghi.

“Ai trong số hai anh là Lộ Tri Thức” – Anh ta hỏi.

Người này có giọng the thé, ngược với tấm thân bồ tượng.

Lộ Tri Thức luống cuống giơ hai tay lên, như học sinh phổ thông. Đôi mắt ti hí của Swathac Bangula quét qua Lộ Tri Thức, lên rồi xuống, như mắt rắn. Anh ta hầm hừ rồi dùng tấm bảng ghi làm hiệu.

Hai người Trương Anh Hào xếp thành hàng đi ra. Lộ Tri Thức thất thần cam chịu, như một người lính kiệt sức.

“Rẽ trái rồi đi theo vạch đỏ.” – Swathac Bangula nói.

Anh ta dùng khẩu súng vẩy tay về phía trái. Có một đường màu đỏ sơn trên tường cao tầm ngang hông. Đó là đường chỉ dẫn thoát hiểm khi xảy ra cháy. Trương Anh Hào cho là nó dẫn ra ngoài, nhưng hai người Trương Anh Hào lại đi ngược hướng. Vào trong tù chứ không phải ra ngoài. Ba người Trương Anh Hào theo đường đỏ qua các hành lang, lên gác và vòng qua các góc. Lộ Tri Thức đi đầu rồi tới Trương Anh Hào. Theo sau là Swathac Bangula cùng khẩu súng trường.

Bên trong rất tối, chỉ có ánh sáng mờ mờ của đèn khẩn. Đến một chiếu nghỉ, Swathac Bangula lệnh dừng lại. Anh ta lấy chìa mở một khóa điện tử. Loại khóa này sẽ mở tung cửa thoát hiểm khi chuông báo động kêu.

“Không được nói chuyện.” – Swathac Bangula lệnh. – “Quy định ở đây là phải tuyệt đối im lặng sau khi đã tắt đèn. Buồng giam ở phía cuối, bên tay phải.”

Hai người Trương Anh Hào bước qua cửa ngoài.

Mùi hôi thối của nhà tù xộc vào mũi Trương Anh Hào. Hơi thở ra của vô số kẻ tuyệt vọng, tối như hũ nút, một bóng đèn mờ mờ nhấp nháy. Trương Anh Hào chỉ có thể cảm nhận được chứ không trông thấy sự hiện diện của các dãy buồng giam. Trương Anh Hào nghe tiếng lảm nhảm của những âm thanh trong đêm. Tiếng thở và ngáy, thì thầm và rên rỉ. Swathac Bangula giải hai người Trương Anh Hào tới cuối dãy.

Chỉ có một buồng giam trống. Hai người Trương Anh Hào len vào.

Swathac Bangula kéo cửa song sắt đóng lại sau lưng hai người Trương Anh Hào. Nó tự động khóa lại, anh ta bước đi.

Buồng giam rất tối. Trương Anh Hào chỉ có thể trông thấy một chiếc giường tầng, một chậu rửa và một bồn cầu. Sàn không rộng lắm. Trương Anh Hào cởi áo khoác ném lên giường trên. Với tay dọn lại giường, để gối ở phía xa song sắt. Trương Anh Hào thích thế này hơn. Ga và chăn cũ nhưng ngửi cũng vẫn còn sạch sẽ.

Lộ Tri Thức ngồi yên lặng ở giường dưới. Trương Anh Hào đi vệ sinh và rửa mặt ở chậu rửa. Sau đó hắn lê người lên giường, cởi giày ra, bỏ ở chân giường. Trương Anh Hào muốn biết giày của mình nằm ở đâu. Giày có thể bị đánh cắp, mà đây lại là giày tốt, Nguyễn Văn Khoa mua phải được mấy năm ở Hạ Cửu Vũ – một thành phố có trường đại học nằm gần căn cứ không quân Nguyễn Văn Khoa đóng. Một đôi giày nặng có đế cứng và mũi dày.

Chiếc giường quá ngắn so với Trương Anh Hào, nhưng hầu hết giường đều thế. Trương Anh Hào nằm trong bóng tối lắng nghe âm thanh không ngừng nghỉ của nhà tù. Rồi Trương Anh Hào nhắm mắt lại phiêu du tới vùng Thơ Mộng cùng Phong Tiểu Mạn. Chắc chắn Trương Anh Hào đã ngủ thiếp đi với nàng bên cạnh, bởi điều tiếp theo hắn nhận thức được là hôm nay là thứ bảy. Trương Anh Hào vẫn ở trong tù. Và một ngày còn tồi tệ hơn đang bắt đầu.

Trương Anh Hào thức giấc bởi những ngọn đèn sáng rực bật lên. Nhà tù không có cửa sổ. Ngày và đêm được điện tạo ra. Vào bảy giờ tòa nhà đột ngột tràn ngập ánh sáng. Không có buổi bình minh hay hoàng hôn nhẹ nhàng, chỉ có các cầu dao dập xuống lúc bảy giờ.

Ánh sáng mạnh chẳng giúp buồng giam trông khá lên chút nào. Bức tường phía trước hình thành từ các song sắt. Một nửa đã được mở ra ngoài nhờ một bản lề để biến nó thành cánh cửa. Chiếc giường tầng chiếm khoảng một nửa chiều rộng và gần hết chiều dài buồng giam. Bức tường phía sau có gắn chiếc chậu rửa bằng thép và một bồn cầu cũng bằng thép. Tường ở đây là tường xây. Một phần bằng bê tông phun và một phần là gạch cũ, được phủ sơn dày. Trông các bức tường dày ghê gớm, như ngục tối.

Trên đầu Trương Anh Hào là lớp trần bê tông thấp. Buồng giam có vẻ không giống một căn phòng được bao bọc bởi trần, sàn và tường. Cảm giác nó giống như một khối đặc xây kín với một khoảng không gian sống bé xíu được bới ra một cách miễn cưỡng.

Bên ngoài, tiếng rì rầm không ngừng nghỉ của buổi đêm đã thay bằng tiếng loảng xoảng của ban ngày. Mọi thứ đều là kim loại, gạch, bê tông. Tiếng ồn khuếch đại lên vang vọng khắp nơi, giống như dưới địa ngục vậy. Nhìn qua những song sắt Trương Anh Hào chẳng thấy gì. Đối diện với buồng giam của hai người Trương Anh Hào là một bức tường trống trơn.

Năm trên giường, Trương Anh Hào không có góc quan sát để nhìn dọc theo dãy buồng giam. Trương Anh Hào tung chăn và tìm giày của mình. Hắn đi giày vào và buộc dây, rồi lại nằm xuống.

Lộ Tri Thức đang ngồi ở giường dưới. Đôi giày kiểu thuyền bằng da nâu của anh ta nằm trên sàn bê tông. Trương Anh Hào tự hỏi liệu anh chàng đã ngồi như thế suốt đêm hay đã chợp mắt.

Người tiếp theo Trương Anh Hào trông thấy là người quét dọn. Ông ta di chuyển vào góc quan sát phía ngoài song sắt. Một ông già lụ khụ tay cầm chổi, ông già da đen với mái tóc bạc như cước, lưng còng gập vì thời gian, mỏng manh như một con chim già héo hon. Bộ quần áo tù màu cam của ông đã được giặt thành gần như trắng. Chắc chắn ông phải tám chục rồi, hẳn là phải ở đây được sáu mươi năm. Có lẽ ông đã ăn cắp gà thời Đại khủng hoảng, vẫn còn phải trả nợ xã hội.

Ông già lia bừa chổi trên sàn, sống lưng kéo mặt ông song song với mặt sàn. Ông hất đầu để nhìn hết bên nọ lại sang bên kia, trông như vận động viên bơi lội. Ông nhìn thấy Lộ Tri Thức và Trương Anh Hào thì dừng lại trên cán chổi và lắc đầu, cười khúc khích đầy trầm ngâm, lắc đầu lần nữa, cười khúc khích – một nụ cười vui sướng và biết ơn, như thể sau một thời gian chờ đợi rất dài, qua bao năm nay ông mới được nhìn thấy một thứ chỉ có trong cổ tích, như kỳ lân hay nàng tiên cá.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận