Ngày Hè Đằng Đẵng

Chương 26: Chiều Mùa Hè


Cuộc chia ly lặng lẽ vén màn.

Sau khi về thành phố Kiều Kinh Ngọc cũng gần khai giảng, nhưng hiện giờ cậu không háo hức vì sắp bước vào cuộc sống đại học, chút mới mẻ và chờ mong trước đó đều mờ nhạt trước cuộc chia ly.

Kiều Kinh Ngọc là một người cực kỳ dễ ảnh hưởng bởi nỗi buồn chia tay, càng buồn hơn khi đối diện với người và vật không bao giờ gặp lại. Bây giờ cậu vẫn còn trẻ, không hiểu sau cùng cuộc đời là không ngừng chia ly và buông bỏ.

Phòng đọc đã sắp xếp xong, chiều mùa hè, sợi nắng lưa thưa rọi vào căn phòng sáng sủa sạch sẽ. Thiếu niên tựa người lên tủ đọc sách, trong tay là cuốn “Mạng nhện của Charlotte”. [1]

[1] Mạng nhện của Charlotte (Charlotte”s Web) là một cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi của nhà văn nổi tiếng của Mỹ E. B. White.

Cậu là người đầu tiên mượn cuốn sách này, viết tên mình lên thẻ mượn sách một cách rất hình thức, hơn nữa còn dùng bút nước màu xanh vẽ một bé cá voi phun nước.

Thẻ mượn sách là thứ mang đầy cảm giác năm tháng.

Từ hồi cậu có trí nhớ, thư viện thành phố đã không sử dụng loại thẻ này, thư viện trường cũng chỉ cần quét mã là có thể mượn.

Nhưng phòng đọc trong thôn không có phần mềm hệ thống mượn đọc tương thích, vậy nên Kiều Kinh Ngọc quyết định sử dụng thẻ mượn sách và sổ đăng ký cũ, như thế sau khi họ đi, hiệu trưởng có thể phân công học sinh luân phiên làm công tác đăng ký mượn đọc ở phòng đọc.

“Kiều Kiều! Lại đây giúp!”

Giọng Trần Gia vang lên ngoài cửa sổ, cùng với đó là tiếng bước chân lộn xộn đi lên tầng.

“Em đây.” Kiều Kinh Ngọc kẹp thẻ mượn sách vào sách rồi để lên tủ gỗ, cất giọng nhẹ nhàng: “Tạm biệt nhé.”

Cả quá trình tạo nên phòng đọc sách, cậu gần như phụ trách toàn bộ công việc từ kê tủ sách, phân loại sách đến từng tấm thẻ đọc sách nho nhỏ.

Và có lẽ đây là lần cuối cùng cậu đến đây.

Năm mươi bộ máy tính quyên tặng trường tiểu học đã đến, nhóm Trần Gia đang xuống dưới dỡ hàng.

Phòng máy ở tầng ba, tất cả đồ đạc đều phải chuyển lên đấy, hôm nay còn cần lắp đặt cho xong.

Kiều Kinh Ngọc vất vả bê một thùng giấy to lên tầng ba, vừa leo cầu thang vừa thở hổn hển, chẳng dễ gì mới chuyển được đến phòng máy, cậu đặt đồ xuống đất rồi vịn tường thở lấy thở để.

Sau lưng cậu ướt đẫm, trán cũng mướt mồ hôi, cậu cảm thấy rất khó chịu, tức ngực tim nhói đau, thở không ra hơi.

Tiếng hít thở nặng nề vô cùng chói tai.

Đúng lúc Trần Gia bê đồ lên, nghe thấy tiếng thở gấp gáp của cậu bèn vội hỏi: “Em sao đấy? Sao thở ác thế?”

Kiều Kinh Ngọc lắc đầu: “Không sao.”

Trước kia cậu có chút vấn đề về tim nên Trần Gia không dám xem nhẹ, vội vàng đỡ cậu ngồi xuống: “Bây giờ em cảm thấy thế nào? Có chỗ nào khó chịu không?”

Kiều Kinh Ngọc vừa thở vừa nói: “Chắc tại… vừa nãy lên tầng… chạy nhanh quá.”

“Được rồi được rồi, tạm thời em đừng nói chuyện.” Trần Gia vuốt lưng cho cậu.

Sao không biết, mấy trăm năm không nhờ Kiều Kinh Ngọc giúp một tí việc nào, khó lắm mới sai cậu một lần mà thở hồng hộc ra nông nỗi này. Có lẽ mấy ngày trước tất bật chuyện phòng đọc khiến cậu bị mệt.

Chờ vài phút Kiều Kinh Ngọc đã đỡ hơn, cũng không thở hổn hển nữa.

“Em không sao rồi, anh đừng lo.” Kiều Kinh Ngọc nói.

Sao Trần Gia có thể không lo: “Năm nay em tái khám chưa?”

“Làm một lần hồi đầu năm.” Thông thường một năm cần tái khám hai lần, hè năm nay cậu vẫn chưa kịp đi.

Trần Gia nói: “Về thì đi kiểm tra lại đi, quá nửa năm rồi.”

“Vâng.” Kiều Kinh Ngọc gật đầu.

Thật ra cậu cảm thấy không có gì to tát, chỉ là bình thường ít vận động nên làm chút việc đã thở hổn hển, nghỉ ngơi một lát là ổn. Nhưng vì ngày xưa từng bị bệnh, mọi người xung quanh đều cực kỳ để ý sức khỏe của cậu, chuyện nhỏ nhặt cũng thần hồn nát thần tính.

“Anh mặc kệ em, đi làm việc đi.” Kiều Kinh Ngọc nhìn phòng máy bừa bộn, hôm nay phải bận rộn đây, bàn ghế chưa kê, máy tính cũng phải lắp.

Hai bạn học của Trần Gia xúm lại chỗ hộp máy tính, không biết đang xem gì.

Kiều Kinh Ngọc tưởng họ xem sách hướng dẫn, quay đầu nhìn thì thấy trên mặt mỗi hộp đều dán một tờ giấy A4 in màu viết thông báo tìm người.

Chính xác là thông báo tìm trẻ em mất tích.

Kiều Kinh Ngọc thường gặp thông báo tìm người kiểu này, thi thoảng mua sắm trực tuyến, các tiệm quan tâm đến dự án công ích đều gửi kèm một tờ trong hộp đóng hàng.

Nhưng đây là lần đầu cậu thấy mua sắm truyền thống mà trên mặt hộp còn dán thông báo tìm người.

Trần Gia nói: “Người quyên tặng yêu cầu đấy.”

“Người quyên tặng?” Kiều Kinh Ngọc hỏi: “Không phải bố em quyên máy tính ạ?”

“Lúc bố em đi đặt hàng có một doanh nghiệp ngỏ ý muốn quyên tặng, điều kiện là máy tính nhất định phải đưa vào sử dụng, phòng máy của trường không được để không.” Trần Gia đáp.

Yêu cầu của người quyên tặng cũng không phải lo thừa, bởi lẽ thật sự có rất nhiều trường tiểu học ở các bản làng được quyên góp xây dựng phòng máy, nhưng về sau vì đủ loại nguyên nhân mà đều để không.

Anh chỉ vào thông báo tìm người dán trên hộp: “Nghe nói đây là con của chủ công ty đó, bị bắt cóc hơn chục năm nay, gia đình chưa từng từ bỏ tìm kiếm, lần nào quyên tặng thứ gì cũng dán thông báo tìm người lên.”

Kiều Kinh Ngọc đọc tờ thông báo một cách cẩn thận, mỗi lần bắt gặp thông báo tìm người cậu đều đọc rất nghiêm túc, dù biết xác suất cậu có thể cung cấp manh mối là tương đối thấp.

Nếu đứa trẻ lớn lên yên ổn, chắc hẳn cũng xêm xêm tuổi cậu.

Bố mẹ cậu ấy lựa chọn cách này để tìm con thật ra rất thông minh, nếu đứa trẻ bị bắt cóc bán vào xóm núi xa xôi, vậy thì sẽ có cơ hội đọc được thông báo tìm người trên vật phẩm quyên góp, nhưng tiền đề là đứa trẻ phải nhớ chuyện ngày xưa.

Cả nhóm bàn luận một chốc rồi bắt tay vào việc. Giữa chừng Trần Văn Xuyên gọi điện cho Trần Gia, kêu anh xin lại số căn cước công dân của mọi người để thầy đặt vé.

“Bao giờ bọn mình đi?” Kiều Kinh Ngọc hỏi.

“Đặt vé ba ngày nữa.” Trần Gia đáp.

“Ba ngày nữa?” Kiều Kinh Ngọc cảm thấy hơi nhanh quá, hoàn toàn chưa chuẩn bị tâm lý, cậu cứ tưởng vẫn còn rất nhiều ngày.

“Sao? Em vẫn chưa ở đủ à? Không phải vui quên lối về đấy chứ?” Trần Gia cười nói.

“Đâu ra.” Kiều Kinh Ngọc bĩu môi, trên mặt không hề có nét cười.

Trần Gia cắm điện một bộ máy tính khởi động thử, tự dưng nghĩ ra: “Hay em gọi Lạc Hải qua giúp đi?”

Kiều Kinh Ngọc không nhúc nhích: “Người ta không phải tình nguyện viên, mắc mớ gì lần nào cũng kêu cậu ấy giúp?”

Cứ nghĩ lần trước Lạc Hải hỗ trợ phát đồ chăm sóc cá nhân còn bị chửi là Kiều Kinh Ngọc cảm thấy áy náy, không muốn Lạc Hải đến đây.

“Em bảo cậu ta qua đi.” Trần Gia ngẩng đầu nhìn đèn trần: “Bóng đèn hỏng rồi, bọn anh không đứa nào với tới, anh đoán Lạc Hải với tới đấy, em mời cậu ta uống nước còn không được sao?”

“Cái tiệm tạp hóa đó em có thể mời cậu ấy uống nước gì?” Kiều Kinh Ngọc móc điện thoại ra: “Spride hay Blue Bull?”

“Tiệm đó có trà thảo mộc hàng thật.” Trần Gia mua mấy lần rồi.

Kiều Kinh Ngọc gọi điện cho Lạc Hải, hôm nay hắn lên thị trấn lấy thuốc cho ông vừa về, nói rằng chốc nữa sẽ qua.

Trần Gia bảo hai thằng bạn đi mua nước và kem.

“Tiệm tạp hóa còn có kem người tuyết ngon phết.”

“Ò.”

Kiều Kinh Ngọc không hào hứng lắm, nằm bò ra bàn xem điện thoại, dạo này cậu đang đọc một bộ truyện tranh ngắn khá hay.

Ngoài trời nóng hầm hập.

Hai bạn học của Trần Gia bê một thùng nước ngọt và một túi kem quay về, bên ngoài nóng quá, sợ kem chảy nên hai người đi cực kỳ nhanh, mồ hôi tuôn như tắm.

Lúc gần đến cổng trường thì gặp Lạc Hải, cả ba cùng lên phòng máy trên tầng ba.

“Đệch, ngoài trời nóng vãi!” Anh bạn bê nước vừa vào phòng đã hết chịu nổi, vặn nắp chai nước khoáng lạnh xối lên đầu.

“Suỵt! Bé tiếng thôi.” Trần Gia đè thấp giọng nhìn bên cạnh, Kiều Kinh Ngọc đang nhoài ra ngủ.

Lạc Hải trông thấy Kiều Kinh Ngọc ngay khi vào phòng, cậu nằm nhoài ở đó vùi mặt trong cánh tay, chỉ có thể nhìn thấy tóc xoăn bù xù và gò má, còn có đôi môi hơi hé mở.

Nhóc con thật sự nên cắt tóc rồi.

“Sao em ấy ngủ ở đây?” Một bạn học của Trần Gia hỏi nhỏ.

Trần Gia mở chai nước ngọt: “Vừa nãy nó chuyển đồ lên tầng, người không thoải mái lắm.”

“Bị làm sao?” Lần này là Lạc Hải hỏi.

“Cũng tại bệnh cũ ngày xưa.” Trần Gia đáp.

“Bệnh tim à?” Lạc Hải hỏi.

Trần Gia hơi ngạc nhiên, Kiều Kinh Ngọc kể với Lạc Hải cả chuyện này á? Bình thường cậu không muốn nói chuyện này cho các bạn vì luôn sợ bị người ta phân biệt đối xử. Anh gật đầu: “Ừ.”

Lạc Hải nhìn anh: “Anh biết rõ tim cậu ấy không tốt còn cho cậu ấy chuyển đồ?”

“Tôi…” Trần Gia há miệng, muốn giải thích nhưng lại cảm thấy hình như cũng không có gì để giải thích, đúng là anh đã sơ ý, hơn nữa sao anh phải giải thích với Lạc Hải?

Không đúng… Lạc Hải đang chất vấn anh đấy à?

Sao anh cảm thấy giọng điệu này như thể Lạc Hải mới là anh trai cùng lớn lên với Kiều Kinh Ngọc, còn anh giống như người ngoài vậy?

Lạc Hải cũng lập tức nhận ra giọng điệu của mình có vẻ bất thường, Trần Gia là bạn nối khố của Kiều Kinh Ngọc, chắc chắn hiểu rõ tình trạng của cậu, đâu đến lượt hắn nói này nói kia.

“Các anh phân công thế nào? Cần tôi làm gì?” Lạc Hải nhìn một vòng quanh phòng máy, bừa bộn quá.

Có lẽ mấy người này cũng không làm bao giờ, sàn nhà chưa lau, bàn ghế cũng không kê ngay ngắn đã bắt đầu lắp máy tính, rồi lắp xong thì để đâu?

Trần Gia nói: “Cậu cảm thấy làm thế nào trước?”

“Kê bàn ghế trước.” Lạc Hải nhìn Kiều Kinh Ngọc, ngủ ngon gớm: “Phòng dụng cụ bên cạnh có đệm, tôi bế cậu ấy sang đấy ngủ tạm.”

“À… Được.” Trần Gia ngẩn ngơ, chưa kịp phản ứng thì Lạc Hải đã khom người bế bổng bạn nối khố của anh lên.

Đầu bạn nối khố của anh còn ngả lên vai Lạc Hải.

Đây là động tác bế công chúa đúng chuẩn.

Trần Gia nhíu mày. Không đúng, dù muốn bế thì cũng phải là anh bế chứ? Sao lại đến lượt Lạc Hải? Hơn nữa cảm giác này kỳ cục quá, cực kỳ… Nói sao nhỉ, mập mờ? Cứ như con trai bế con gái ấy.

Tại anh lâu quá không yêu đương hay sao mà nhìn hai đứa con trai bế bồng nhau cũng có thể bay ra bong bóng màu hồng?

Tòa nhà dạy học mới khánh thành nên phòng dụng cụ rất sạch sẽ, không để thứ gì lung tung, trên sàn có vài tấm đệm nằm rải rác, đệm cũng rất sạch vì chưa sử dụng bao giờ.

Lạc Hải ngẫm nghĩ, cuối cùng vẫn cởi áo sơ mi ngắn tay của mình trải trên đệm. Cậu bạn Kiều Kinh Ngọc này đòi hỏi cực kỳ cao, nếu ngủ dậy thấy mình nằm thẳng lên đệm thì đoán chừng chẳng vui vẻ đâu.

Hắn khép hờ cửa phòng dụng cụ rồi quay về phòng máy.

“Ôi đệt, dáng cậu ngon quá đấy!”

Lạc Hải đã cởi sơ mi, bên trong chỉ mặc áo ba lỗ, đường cong cơ bắp mượt mà trên cánh tay lồ lộ ra ngoài.

Hai bạn học của Trần Gia đều nhìn ngây ngẩn, với tư cách là nam sinh viên thời nay, trong phút chốc họ tự thấy hổ thẹn.

“Cậu tập kiểu gì vậy? Chắc chắn là tập chuyên đúng không?”

“Bình thường vận động nhiều thôi.” Lạc Hải nói: “Thỉnh thoảng cũng chống đẩy.”

Hắn chạy nhảy trên núi từ nhỏ nên dĩ nhiên vận động rất nhiều, nhưng bắp tay có lẽ là nhờ chống đẩy.

Cả bọn nói chuyện rôm rả, chỉ có Trần Gia đang mải rối rắm, Lạc Hải sang phòng dụng cụ rồi cởi áo đi ra, giống như đã làm gì trong phòng dụng cụ không bằng, nếu không phải Kiều Kiều là con trai thì anh thật sự phải suy nghĩ nhiều.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận