Trưa hôm đó, Đoan Ngọ vác một cuộn thảm dài hơn người, xiêu xiêu vẹo vẹo ra khỏi cửa thôn.
Nhóm người Yến Tử Kinh đi từ biển về đất liền, đi về phía Tây dọc theo con đường tơ lụa ra khỏi Dương Quan.
Tám ngàn dặm đường, đồng hành cùng trăng và mây, đối với Đoan Ngọ mà nói chẳng khác gì buổi lễ rửa tội đầy bụi và nắng nóng.
Ngoài việc buôn bán nô lệ, Yến Tử Kinh còn bán những bảo vật khác.
Sau khi xuyên qua Tây Vực theo đường cũ, hắn không đến chợ dành riêng cho thương nhân để mua hàng, mà phái A Thường và những người khác thuê một chiếc xe lừa địa phương, nhờ phu xe dẫn đường đến thôn làng để mua.
Tấm thảm trên lưng Đoan Ngọ là mua được từ tay một góa phụ làm nghề dệt thảm.
Nhìn dáng vẻ hớn ha hớn hở của A Thường, Đoan Ngọ đoán hắn ta lại mua được giá hời rồi.
Không biết có phải Yến Tử Kinh cố ý trừng phạt Đoan Ngọ không mà những nữ nô lệ khác đều ngồi rảnh rỗi trong phòng, chỉ có mình nàng phải chạy việc vặt cùng người hầu.
Đoan Ngọ đổ mồ hôi đầm đìa, cắn răng không nói một lời.
Xe lừa chòng chành lên dốc, A Thương dòm nàng, rồi đưa tay ra: “Hôm nay thu mua hàng xong hết rồi, dỡ đồ đưa lên đây đi.”
Đoan Ngọ cúi người, nắm lấy thành sau xe nhảy lên.
Nàng kéo khăn trùm đầu, ngồi giữa đống vải lụa.
A Thường giống như còn nhiều lời muốn nói, nhưng nhìn vào đôi mắt đen đang cố chấp nhìn chằm chằm mình, hắn ta lại không nói ra được.
Một bầy dê đi tới, phu xe tấp vào lề đường.
Hàng thánh liễu nở rộ bên đường, tỏa ra hương thơm ngát, những dải hoa rủ xuống đỏ như son.
A Thường dùng dao chặt một cành liễu, đưa cho nàng, nói: “Loài cây này chỉ mọc ở sa mạc, bền bỉ một cách lạ thường, có thể dùng làm roi ngựa.”
Đoan Ngọ yên lặng nhận lấy.
A Thường ấp úng: “Ta…!các ngươi…!đi Hòa Điền, phải băng qua sa mạc lớn nhất.”
Đoan Ngọ “ừ” một tiếng, tuy cùng A Thường đi nhận hàng nhưng nàng vẫn luôn đề phòng đám tay sai của Yến Tử Kinh.
Xung quanh là tiếng dê kêu, tiếng chim hót, tiếng la hét, tiếng roi quất, chồng chéo lên nhau.
A Thường thả cành liễu lên váy Đoan Ngọ, rồi ôm đầu gối nói: “Tối nay, ta có chuyện muốn nói với ngươi…!Ta gọi thì ngươi ra ngoài.”
Đoan Ngọ vội cụp mi xuống, cầm lấy cành liễu đỏ, đập đập xuống đất.
Nàng vốn dĩ không tin tưởng A Thường.
Nàng không biết A Thường muốn nói gì.
Nhưng đang ở ngay dưới mí mắt của Yến Tử Kinh, nếu ôm ảo tưởng thì đúng là ngu ngốc.
Đến dịch trạm, A Thường lập tức sai người khiêng hàng xuống.
Đoan Ngọ lê đôi chân nặng như đeo chì chậm rãi đi về phía căn phòng của nô lệ.
Yến Tử Kinh mặc áo bào xám ngồi giữa sân, yên lặng nghe một ông lão kể chuyện.
Những người cưỡi lạc đà treo lên mặt biểu cảm đờ đẫn, lặng lẽ xếp hàng sau lưng hắn như những thây ma.
Đoan Ngọ vừa vào phòng, cửa lập tức được khóa lại.
Hai nữ nô lệ quỳ trên giường, nhìn ra ngoài tấm giấy dán cửa sổ bị rách.
Những nữ nô lệ khác đang chia nước và túi trên bàn.
Mấy ngày nay, họ thấy Đoan Ngọ phải “lao dịch khổ sai” thì luôn xa lánh nàng.
Đoan Ngọ cũng không để ý, đứng trong góc rung người phủi bụi.
Chờ cho đến khi những nữ nô lệ kia ăn xong, nàng mới đi tới, gom lại tất cả đồ ăn thừa, từng miếng nuốt xuống.
Nàng không uống nước đựng trong chiếc bình đất trên bàn mà đi đến bên chum, dùng hai tay uống nước.
Mọi người cười giễu cợt.
Có người nói: “Nước sạch ở trên bàn, sao không uống? Giống như con mèo vậy.”
“Phải nói nàng ta giống như chó con mới đúng, lẽo đẽo chạy theo xe của nam nhân!”
“Chắc là nàng ta sống thô lỗ từ nhỏ quen rồi, không biết trong nước này có trộn bột ngọc trai đâu nhỉ?”
“Căn cơ nàng ta kém vậy, ăn ngọc trai cũng vô ích.
Đứa trẻ bẩn thỉu như vầy, ai muốn đưa về nhà chứ?”
Mấy người họ cười lớn.
Đoan Ngọ nghĩ: Lúc ta chạm vào ngọc trai, các ngươi vẫn còn đang chảy nước mũi ấy.
Tuy bột ngọc trai có thể khiến nữ nhân có một làn da đẹp, nhưng ngọc trai có tính hàn, không thích hợp để thiếu nữ uống.
Lấy sức khỏe đổi lấy sắc đẹp, để được tên buôn người kia đánh giá cao? Trừ khi nàng ăn no rửng mỡ.
Nàng không cãi lại, chỉ cười: “Là ta không có phúc.
Trước lúc từ biệt để cho các tỷ muội uống thêm nhiều chút.
Ngày mai các ngươi vào kỹ viện rồi, có thai luôn chắc là khổ lắm.”
Mấy người họ tái mét mặt: “Kỹ viện? Không phải nói sẽ đưa chúng ta đến Hòa Điền sao?”
Đoan Ngọ lười biếng nằm trên giường, khoanh tay làm gối: “Các ngươi không biết gì à?…!Ha ha, thôi quên đi, coi như ta không nói gì, tránh cho các ngươi bị đánh đòn.”
Những người khác lập tức kéo tới chỗ nàng nói: “Nói mau! Ngươi ở bên ngoài nghe được cái gì?”
Đoan Ngọ nói: “Vốn dĩ là đi Hòa Điền.
Nhưng Yến Tử Kinh lo các ngươi quá yếu ớt, không vượt qua được sa mạc, chết mất mấy người thành ra lỗ vốn, không bằng ra tay luôn ở đây.
Ngoài kia có một lão đầu mở kỹ viện, muốn dùng lạc đà để đổi lấy các ngươi.
Vừa rồi ta nghe qua, hình như sự đã thành.”
Mấy người họ đều sững sờ.
Nữ nô lệ vừa nhìn lén Yến Tử Kinh vừa run giọng hỏi: “A, chẳng trách ta thấy ngài ấy ngồi im, mãi lâu sau mới gật đầu một cái…!sau đó…!gọi A Thường mang một ly rượu đến cho lão già chết tiệt đó…”
Hai nữ nô lệ ôm mặt khóc nức nở, những người còn lại thì ngồi đó sững sờ.
Trời đã tối, nhưng không ai nghĩ đến việc thắp đèn.
Đoan Ngọ nhắm mắt che miệng, cười thầm.
Nhưng đi qua sa mạc đúng là rất khó khăn.
Sau khi trút giận xong, nàng không khỏi xót xa cho những “bông hoa” mỏng manh này.
Nghĩ một lúc, Đoan Ngọ bèn lăn ra ngủ.
Trong giấc mơ, dường như nàng nghe thấy tiếng một nữ tử đang khóc, rất giống Tịch Tịch.
Nàng trầm mặc, cuối cùng không nhịn được nói: “Tịch Tịch?”
Bên cạnh chẳng có Tịch Tịch nào cả, chỉ có một cô gái cùng phòng đang khóc.
Nàng ôm lấy nàng ta, nói: “Sao vậy? Nín đi!”
Cô bé kia khóc thảm thiết, Đoan Ngọ hoảng hốt nói: “Chuyện vào kỹ viện là ta bịa ra thôi, ngươi tưởng thật đấy à?”
“Không…!ta…!ta đau bụng…!đau quá.”
Đoan Ngọ biết nước bỏ bột ngọc trai có tính hàn, cô bé kia đang có nguyệt sự nên dẫn đến đau bụng kinh.
Nàng nắm lấy bắp chân của cô bé kia, ấn mạnh vào những huyệt đạo quan trọng.
Hai năm nay, mỗi khi Tịch Tịch đến tháng đều bị đau bụng nên Đoan Ngọ học được chiêu này.
Cô bé kia nói: “Ta muốn uống nước nóng…” Mọi người trong phòng đều đã tỉnh dậy, không dám gây ra tiếng động lớn.
Đoan Ngọ đang định thắp đèn thì nghe có tiếng bước chân.
Có người mở khóa, khẽ gọi nàng.
Nàng muốn nghĩ cách lấy nước nóng nên đáp lại, đi giày ra cửa.
Người đến là A Thường.
A Thường nhanh chóng khóa cửa lại, không nói lời nào, kéo nàng vào góc hiên.
“Đoan Ngọ, gia đã thu thập xong hàng hóa, bảo ta mai trở về Đại Đô.
Ta…!ngươi…”
Đoan Ngọ cười nhạt: “Ngươi là tay sai, ta là nô lệ.
Còn có thể làm gì? Ngươi có thể mang ta chạy trốn sao?”
A Thường buồn bã: “Ta…!ngươi đi đường cẩn thận.”
“A Thường, ngươi lấy cho ta ít nước nóng.”
A Thường không hiểu, nên Đoan Ngọ nói thẳng luôn: “A Thường, ngươi nói cho ta biết: Tại sao lại cho chúng ta uống nhiều nước pha bột ngọc trai như vậy?”
A Thường nhẹ nhàng nói: “Là vì gia muốn tạo quan hệ với một quý tộc Mông Cổ.
Gần đây, người Mông Cổ kia mắc phải một căn bệnh lạ.
Nghe nói để chữa bệnh của hắn cần một loại thuốc dẫn, chính là xử nữ có thể chất thuần âm.”
Thuốc dẫn? Người Mông Cổ? Dùng làm thuốc dẫn kiểu gì? Nuốt sống, luộc chín hay uống máu của các nàng?
Đồng tử của Đoan Ngọ giãn ra, nàng hít vào thở ra mấy hơi, cầu xin: “Được, ta đã biết.
Cho ta một cốc nước nóng đi.”
A Thường đột nhiên khoác tay lên vai nàng: “Đoan Ngọ…”
Một ánh lửa xuyên qua góc tối, một người hầu nói: “A Thường, ngươi nói gì với nữ nhân đó vậy?”
Đoan Ngọ đầy khí thế, nói lớn: “Ta xin hắn một cốc nước nóng, không có gì cả.”
A Thường và Đoan Ngọ bị đưa đến cửa phòng của Yến Tử Kinh, bị ép quỳ xuống.
Yến Tử Kinh khép hờ mắt, thong thả nhả chữ: “A Thường, ngươi theo ta mười năm, có biết vì sao ta không thích mở mắt không?”
“Có ạ…!Gia từng nói: Đối với kẻ ngốc không hiểu chuyện, mắt không thấy tâm không phiền.”
“Ngươi có phải người hiểu chuyện không?”
“Ta…!Gia, ta không làm gì cả.
Ta chỉ nói với nàng ta mấy câu…”
“Ngày nào ngươi cũng đưa nàng ta đi đông đi tây, còn chưa nói hết à? Có cần ta phải nhốt kẻ giữ khóa lại không? A Thường, ngươi mất trí đó hả? Ngươi là ai, nàng ta là ai?” Yến Tử Kinh ngừng nói, ánh mắt lạnh lùng trong trẻo.
A Thường run rẩy: “Gia, ta sai rồi! Ta là tâm phúc của người, nàng ta là nữ nô lệ.
Ta sai rồi!”
Yến Tử Kinh giơ tay lên.
Trước đầu gối của A Thường có thêm một cành liễu đỏ, giống như cành liễu mà A Thường tặng Đoan Ngọ.
“Biết vật này không?”
A Thường lại rùng mình: “Biết ạ, thuộc hạ đáng bị đánh năm mươi roi.”
Đoan Ngọ trừng mắt nhìn Yến Tử Kinh, trùng hợp thay, hắn cũng đang nhìn nàng.
A Thường đang định tự ra tay với chính mình, Yến Tử Kinh nói: “Ngươi nghĩ sai rồi.”
“Gia?”
Yến Tử Kinh nói: “Còn cần ta phải nói ra sao? Lấy công chuộc tội.”
Giờ Đoan Ngọ mới hiểu ra, Yến Tử Kinh muốn A Thường đánh nàng.
Tuy A Thường là tay sai, nhưng vẫn là một thiếu niên trung thành.
Làm trái với quy định, nên cần phải làm vậy?
Nghĩ đến đây, nàng nghiến răng, cố ý cười lớn, nói với A Thường: “Cái thứ chủ nhân oái oăm chẳng khác gì mẹ chồng.
Ta còn sợ bị đánh sao? Đánh, đánh đi, tốt nhất là đánh chết luôn đi.
Giết người chỉ bằng một cái gật đầu, mấy cành cây nhỏ này tính là gì.”
Sắc mặt Yến Tử Kinh vô cảm, còn mặt A Thường đã tái xanh, hắn ta mãi mới giơ nhành liễu đỏ lên, quật lên lưng Đoan Ngọ.
Đoan Ngọ không nhịn được kêu “a” một tiếng, lập tức nhét quả đấm vào miệng.
Thảo nào người ta hay dùng liễu làm roi quất ngựa, đau đến cháy người…
Sau khi bị đánh mấy chục cái, các đốt ngón tay của nàng trở nên trắng bệch, đôi mắt to ngập nước.
A Thường dừng lại.
Nàng buông quả đấm ra, liếc nhìn hắn ta, lạnh lùng nói: “Ta không nợ ngươi gì nữa.”
Yến Tử Kinh đứng dậy, đi đến trước cửa, nói với A Thường: “Nhớ lấy, nô lệ không dùng để yêu thương mà dùng để kiếm tiền.
Sáng mai khởi hành đúng giờ.”
Đoan Ngọ đau đến mức cơ thể co rút, thần trí không còn tỉnh táo.
Thật lâu sau, có giọng ai đó vang lên: “Cho nàng ta tắm nước muối, rồi bôi thuốc.”
Đoan Ngọ thầm hỏi thăm tám đời tổ tiên nhà Yến Tử Kinh.
Nàng nằm úp mặt xuống, được người khác “phục vụ”.
Nàng hét lên mấy tiếng, sau đó xuýt xoa, rít vào mấy hơi, trong lúc người ta bận rộn “phục vụ” thì nàng đã ngủ thiếp đi.
Trời gần sáng, nàng nói mớ trong mơ: “Này…!Mau cho chúng ta một cốc nước nóng!”
Nữ nô lệ bên cạnh lau đi những giọt nước mắt trên khóe mi.
Yến Tử Kinh ở dịch trạm mấy ngày liền, giống như đang chuẩn bị hành lý.
Có lẽ là do sự bướng bỉnh của Đoan Ngọ, hoặc cũng có thể là tác dụng thần kỳ của thuốc mỡ, đến lúc đội lạc đà chuẩn bị lên đường thì những vết roi chồng chéo trên lưng Đoan Ngọ đã kết sẹo.
Cảm giác không thoải mái duy nhất là vết thương lên vẩy, khá ngứa.
Đây là lần đầu tiên Đoan Ngọ cưỡi lạc đà, nàng rất tò mò, vỗ nhẹ vào chân con lạc đà, nhéo lông của nó, nói thầm vào tai nó: “Lư Sơn tinh, Lư Sơn tinh!” Đôi mắt đen như ngọc càng trở nên chói mắt, ngay cả ông lão dẫn đội lạc đà nhìn thấy cũng không khỏi cười rạng rỡ.
Yến Tử Kinh đang định hạ lệnh khởi hành thì ở phía trước đội lạc đà, có một con lạc đà lông trắng đang đứng thẳng khiến những con khác cũng đứng dậy theo, chuông lạc đà vang lên từng hồi.
Đoan Ngọ ngồi trên lưng con lạc đà trắng, nhìn xung quanh, như thể không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Yến Tử Kinh phất tay, đội ngũ xếp thành hàng dài chậm rãi tiến về phía trước, tiến vào sa mạc vàng dường như kéo dài vô tận.
Nhóm người của họ sẽ đi qua con đường tơ lụa phía nam, vượt qua Lâu Lan, Tĩnh Tuyệt, dọc theo chân đồi phía bắc của dãy núi Côn Lôn, cho đến khi đến được thành Hòa Điền.
Sa mạc là con đường không có lối đi.
Hàng nghìn năm trôi qua, cát sỏi đã chôn vùi dấu vết của bao thế hệ, nhưng lại truyền cho đời sau niềm hy vọng.
Trong mắt Đoan Ngọ, sa mạc chỉ có gió và cát vàng, trên trời không có chim bay, dưới đất không có cây mọc, nhưng lại có những hàng liễu đỏ sừng sững.
Những tàn tích đổ nát, những ngọn hải đăng sứt mẻ đều nói cho người ta biết về vinh quang trong quá khứ.
Trên đường đi, Đoan Ngọ nhặt được một chiếc lược gãy, vài đồng xu cổ và một mảnh sứ thanh hoa.
Mặt trời đốt cháy làn da nàng, mồ hôi nàng rơi xuống cát sỏi, rồi lập tức biến mất.
Sau mấy ngày ở sa mạc, những gì thấy trước mắt là hoang tàn nối tiếp hoang tàn, cô đơn nối tiếp cô đơn.
Đoan Ngọ nằm trên lưng lạc đà, chỉ có thể bịa ra vài câu chuyện cho đỡ nhàm chán, hết đoạn văn này đến đoạn văn khác, hết chương này đến chương khác.
Mặc dù đã mang đủ nước nhưng vì vài sai lầm mà đội lạc đà vẫn thiếu nước.
Cuối hành trình, mỗi người chỉ còn một túi nước nhỏ.
Đoan Ngọ không viết truyện nữa, cũng không còn khả năng mà viết.
Nàng muốn ngắm nhìn đồng cỏ tươi tốt, nước biển trong xanh.
Dựa vào những trải nghiệm vô cùng khắc nghiệt của nàng lúc còn ở phường Mò Ngọc, nàng biết, nước chính là sự sống.
Nàng không nhịn được muốn giải khát, nhưng vẫn tự nhủ: Ráng nhịn đi, ráng nhịn thêm chút nữa, có lẽ vẫn nhịn được đó?
Bỗng nhiên, một nữ nô lệ rơi khỏi lạc đà.
Nàng ta điên cuồng chạy về phía xa, bắt đầu cởi y phục, điên cuồng la hét: “Ta muốn uống nước, cho ta nước!”
Đoan Ngọ hét lên: “Quay lại!”
Mọi người cũng nhảy xuống đuổi theo cô bé kia, lúc sau thì thấy nàng ta đang nằm thở thoi thóp trên cát.
Ông lão dẫn đoàn nói: “Đừng cho nàng ta nước.”
Đoan Ngọ nhìn nữ nô lệ kia dường như không chịu được nữa, đang giương mắt chờ chết.
Nàng lấy túi nước của mình ra, đút cho nàng ta một ít.
Nữ nô lệ kia thở hắt ra vài hơi, sau đó mất đi sự sống.
Đoan Ngo ôm đầu nàng ta, vuốt mắt giúp nàng ta.
Yến Tử Kinh xuống lạc đà, đôi môi mỏng đã sớm khô nứt chảy máu, toàn thân quấn vải kín mít, lạnh lùng nhìn về phía này.
Hắn không lên tiếng, chỉ làm động tác tay.
“Đi thôi! Cát sẽ sớm chôn vùi nàng ta.” Ông lão dẫn đường khuyên Đoan Ngọ.
Đoan Ngọ giúp người chết quấn chặt y phục, đặt đồng xu cổ, mảnh sứ và chiếc lược gỗ mà nàng nhặt được vào tay nàng ta.
Nàng khoác túi nước lên lưng, loạng choạng quay lại đội ngũ.
Liếc mắt thấy Yến Tử Kinh đang dùng thứ nước quý hơn vàng của hắn tưới lên chậu lan đỏ.
Họ tiếp tục tiến về phía trước, vào một nơi xa xa trong sa mạc, nơi có thứ ánh sáng mơ hồ.
Lúc mọi người đang chìm vào tuyệt vọng, thì có người chỉ sang một bên nói: “Nhìn kìa!”
Ở đường chân trời xuất hiện một cảnh tượng tuyệt đẹp mà Đoan Ngọ chưa từng thấy trước đây: Đỉnh núi phủ tuyết kéo dài ngàn dặm, dãy núi xanh biếc, thôn trang được bao quanh bởi mây.
Ở đó, xuân quang rực rỡ dang tay ôm lấy vạn vật.
Hoa hạnh tràn ra như những chiếc ô, thác nước trong vắt, trâu bò thảnh thơi gặm cỏ, chim nhạn quay về chân trời.
Trên triền núi loáng thoáng bóng dáng của một đội kỵ binh.
Tư thế oai hùng hiên ngang, như thể được triệu tập để đi sang bên kia sông Thiên Hà.
Ông lão dẫn đường ôm con lạc đà, nói: “Ảo ảnh!”
Đây là ảo ảnh sao? Đoan Ngọ quên đi cơn đói khát, quên đi nỗi bi thương, hỏi ông lão: “Nếu có một nơi như vậy thật thì nó ở đâu?”
Ông lão lần lượt nhìn những người đang chìm đắm trong ảo ảnh, nói: “Đây là một địa danh trong truyền thuyết ở núi Côn Lôn: Cổ Lệ Tư Đan, một hoa viên có thật.
Người ta thường nói người phàm không đến được nơi đó, chỉ có thiên sứ mới ở lại được.
Thi nhân có tả: Nơi đó đất đai tràn đầy sức sống, cỏ mọc tươi tốt, cành lá rung ring.
Mùa đông giá rét sẽ qua đi, nhưng những điều tốt đẹp thì lưu lại.
Con người nhân hậu, bác ái, muôn kiếp tình nhân yêu nhau đến khi tóc bạc.”
Đoan Ngọ nói: “Tốt quá! Nơi đó không có nô lệ đúng không?”
Ông lão mỉm cười, khuôn mặt đầy những nếp nhăn, thoáng hiện lên vẻ sáng ngời không tương xứng với tuổi tác.
Lão nói: “Không có.
Nhưng nô lệ trên đời không chỉ tính những người được gọi là nô lệ.”
Đoan Ngọ suy nghĩ, bỗng nghe thấy tiếng chuông.
Yến Tử Kinh không chút lưu luyến, một mình lên đường, hướng về phía ánh hoàng hôn.
Khi vầng trăng bạc treo giữa trời, họ đã đến rìa sa mạc, sáng mai có thể đến được Hòa Điền.
Mọi người đang cổ vũ tinh thần cho nhau vì sắp đến ốc đảo, thì bất ngờ gặp phải một cảnh tượng kinh hoàng.
Mấy chục thi thể nằm la liệt trên đường.
Máu thịt trộn lẫn vào nhau, áo không đủ che thân.
Tiền bạc, đồ dùng, lụa rách vương vãi khắp nơi.
Thê thảm nhất là một phụ nữ mang thai, vẫn đang ôm lấy cái bụng nhô lên.
Có người tìm thấy một văn điệp thông quan đưa cho Yến Tử Kinh.
Yến Tử Kinh đọc xong, nói với ông lão dẫn đường: “Những người này là thương đội Qua Châu, tới đây mua ngọc…”
Ông lão dẫn đường thở dài: “Lại là đám giặc núi Côn Lôn, bọn ác ma này nên bị chém thành trăm mảnh!”
Trong mắt Yến Tử Kinh tràn ngập ánh trăng, hắn mím môi dưới, kiên quyết nói: “Chúng ta không thể ở lại chỗ này, tiếp tục đi!”
Ông lão dẫn đường do dự một lúc, rồi nói với mọi người về ý định của Yến Tử Kinh.
Dù ai cũng đã mệt mỏi đến cực điểm, nhưng đối mặt với thảm cảnh trong sa mạc như vậy, nên nếu ở lại thì khó lòng mà ngủ yên.
Đội lạc đà lại lên đường cùng với những tiếng oán than.
Đoan Ngọ đuổi kịp ông lão dẫn dường, hỏi về đám giặc nói Côn Lôn.
Ông lão cho biết: “Những năm gần đây, những băng đảng lớn nhỏ xuất hiện ở dãy núi Côn Lôn.
Hai thủ lĩnh nổi tiếng nhất là Dạ Trung Tuyết và Hổ Phách Quang!”
Đầu Đoan Ngọ căng ra, đập vỡ nồi đất hỏi đến cùng: “Hổ Phách Quang, Dạ Trung Tuyết? Đây là tên hay biệt danh?”
“Không biết.
Ngươi muốn gia nhập à?” Ông lão hỏi.
Đoan Ngọ vội lắc đầu, trong lòng vẫn còn sợ hãi, không khỏi có ác cảm với đám giặc này.
“Không, ta chỉ muốn biết tại sao lại có hai cái tên đó thôi?” Nàng nói.
Lúc này một con ngựa gầy đuổi kịp ông lão dẫn đường.
Họ nghe thấy giọng hát trong trẻo như tiếng trẻ con của người kia:
“Cuốn rèm xem trăng lòng chợt hưng phấn, phải chăng là Dạ Trung Tuyết núi Sơn Âm.
Dạ Trung Tuyết, kẻ gan dạ nhất trong số những kẻ gan dạ, thiếu niên đẹp nhất trong số những thiếu niên đẹp.
Hắn là kiếm sĩ giỏi nhất phía tây Dương Quan, mang trong mình một trái tim thuần khiết, hào sảng ngang tàng, hắn giống như thảm hoa trên trái đất, tinh không vạn dặm đầy sao, là niềm tự hào của tạo hóa và là niềm hy vọng của ốc đảo.
Rượu ngon Lan Lăng, hoa uất kim hương, chén ngọc tràn ngập Hồ Phách Quang.
Hổ Phách Quang, kiếm khách khát máu, đứa con của ác quỷ, hắn là mây trên trời, cát trong tay.
Hắn là người đi ngang qua địa ngục, là sứ giả của thần núi.
Hắn cưỡi ngựa đón gió dong ruổi, cỏ khô phía sau thoáng chốc bùng cháy.”
Đoan Ngọ nhìn kỹ hơn, thấy đó là một đứa trẻ khoảng mười hai mười ba tuổi, với mái tóc xoăn màu đỏ và làn da ngăm đen.
Thân hình thấp lùn, giống như lời căn dặn súc tích của triết nhân.
Đôi mắt linh hoạt, giống như đom đóm nhảy múa.
Cậu ta nhìn Đoan Ngọ, rồi ấn vành mũ nỉ xuống để nhìn cho rõ.
Đoan Ngọ cảm thán: Đúng là chiếc mũ xấu xí mà ai cũng chê!
Ông lão dẫn đường cười: “Sóc nhỏ? Sao cậu lại đến đây? Cậu có đi Hòa Điền với chúng ta không?”
Sóc nhỏ nói chuyện trầm bổng giống như hát: “Đại gia, có hai việc đi ngược lại với lẽ thường, không phù hợp với lời dạy của thánh nhân, một là uống thuốc bừa, hai là không đi cùng lữ đoàn, một mình tìm đường.
Chẳng lẽ ta lại không đi cùng ông?”
Đoan Ngọ cười, nói với sóc nhỏ: “Ta là Đoan Ngọ.”
“Mọi người gọi ta là sóc nhỏ, ta phiêu bạt tứ phương không có nhà.
Mọi người hay gọi ta là tên ăn mày, nhưng ta chỉ đi hát rong thôi mà.
Vì ta là con trai của thi nhân, là cháu trai của thi nhân.”
Đoan Ngọ suy nghĩ một lúc, rồi bắt chước giai điệu của sóc nhỏ: “Sau này ngươi nhất định sẽ là cha của thi nhân, là gia gia của thi nhân.”
“Cảm ơn mỹ nữ.
Đôi mắt nàng như hoa thủy tiên vàng nở rộ, cảnh tượng vừa rồi có hù dọa nàng không?
Người sống đi vào nghĩa địa, người chết chẳng bao giờ có thể sống lại, từ lúc thời gian luân chuyển, thế giới đã như thế rồi.”
Đoan Ngọ chưa từng thấy bé trai nào có thể nói chuyện vui tai như sóc nhỏ, vì vậy cảm thấy khá vui vẻ.
Khi họ đến dưới thành Hòa Điền, trời còn chưa sáng.
Bởi vì sự uy hiếp đến từ đám giặc núi Côn Lôn, thành Hòa Điền đóng cổng thành trước khi mặt trời mọc.
Yến Tử Kinh dường như không hề mệt mỏi, sai người đi kiểm quân số, tra xét hành lý.
Đoan Ngọ đương nhiên được đếm vào, lúc này sóc nhỏ mới biết nàng là nô lệ, tuy lộ ra vẻ mặt tiếc nuối nhưng cũng không nói gì.
Ông lão dẫn đường đưa sóc nhỏ đến chỗ Yến Tử Kinh: “Đứa trẻ này là sóc nhỏ, hay lang thang ở những góc phố nổi tiếng của con đường tơ lụa.
Ngài có thể cho hắn làm tùy tùng, cho hắn nhờ giấy thông hành của ngài để vào thành không?”
Yến Tử Kinh nhìn chằm chằm sóc nhỏ, hơi nhíu mày.
Sóc nhỏ hành lễ cực đẹp, mỉm cười nói:
“Yến Tử Kinh, thương nhân giàu có đến từ Đại Đô, là tân khách trong yến hội Đại Hãn, hắn trẻ trung, rực rỡ tươi đẹp, dung mạo đoan chính, hành lý hoa lệ, người hầu lại đẹp xinh.
Như bông tuyết trong đám lau sậy giữa màn đêm, bồng bềnh bay mãi trên vùng đất cằn cỗi.”
Trên khuôn mặt trắng nõn của Yến Tử Kinh lộ ra sự dè dặt.
Trước những lời “tâng bốc” của sóc nhỏ, hắn không nói một lời, ánh mắt rời đi nơi khác.
Đoan Ngọ biết đó là biểu hiện hắn đồng ý.
Một tia nắng ban mai từ sau vai đoàn người quét qua, chiếu đến tòa thành cổ tang thương.
Một tờ cáo thị dán trên tường thành.
Ông lão dẫn đường nói: “Đây là tiền thưởng của Hãn quốc Sát Hợp Đài dành cho người lấy được đầu của đám giặc.
Dạ Trung Tuyết và Hổ Phách Quang là hai kẻ cầm đầu được treo mức thưởng cao nhất!”
Đoan Ngọ gật đầu, sóc nhỏ ậm ừ đồng tình:
“Một kẻ gian một vàng một chiêng, nghênh quan hai trống một chiêng.
Vàng trống xem ra đều tương tự, quan nhân lại chẳng khác gì kẻ gian.”
Đoan Ngọ vỗ tay: “Nói đúng lắm! Kẻ xấu trong quan phủ cũng rất xấu!”
Sóc nhỏ lấy ra một cái túi nhỏ, đưa cho Đoan Ngọ: “Cho ngươi.
Đây là vật ca ca cho ta, ta một nửa cũng không nỡ ăn đâu đấy.”
Đoan Ngọ hết sức cảm ơn, ăn một ít, đó là hạt thông trộn với hạt óc chó, ăn vào có hương vị thơm dịu.
Nàng không nỡ giành mất thứ tốt của người khác, nên trả lại phần nhiều vào túi của sóc nhỏ.
Cửa thành mở, mọi người dụi đôi mắt ngái ngủ, tiến vào thành Hòa Điền.
Dù nghe nói đám giặc trong truyền thuyết rất ngang ngược, nhưng lúc này thành cổ tắm mình trong ánh nắng ban mai, đường sá sạch sẽ, thanh bình, tươi đẹp, không hề có dấu hiện bất ổn nào.
Sóc nhỏ theo mọi người đến quán trọ lớn, rồi vẫy tay chào tạm biệt Đoan Ngọ.
Chủ quán đã sớm chuẩn bị nước nóng cho lữ nhân gột rửa bụi bặm.
Đoan Ngọ mãi mới tắm rửa, giặt giũ xong, sau đó thì mệt đến mức không cử động được cả ngón tay.
Nàng mới nghỉ ngơi được một lát thì có người truyền lời: “Chủ nhân chuẩn bị đến phủ Uất Trì, ngươi mau đi theo đi.”
Đoan Ngọ nghĩ: Đây có khác gì bóc lột đâu.
Nàng lao xuống lầu, sau đó đi chậm lại, làm ra vẻ buồn ngủ.
Tám người hầu đổi y phục xong như biến thành người khác, tinh thần rạng rỡ hơn hẳn, như những vì tinh tú vây quang Yến Tử Kinh đang mặc bộ y phục trắng như tuyết.
Nam nhân kia đang cúi đầu trầm tư, khuôn mặt rạng rỡ, gò má đẹp đến mức suýt không nhận ra.
Ông lão dẫn đường chào tạm biệt hắn ở cửa, hắn đưa cho lão một túi tiền xu.
Cho dù là động tác trả tiền cũng nhìn rất chi là phong độ.
Nhưng Đoan Ngọ chỉ muốn nhắm mắt quên đi tất cả, nên lại âm thầm hỏi thăm tám đời tổ tông Yến gia một lượt.
Lúc đến phủ Uất Trì, Đoan Ngọ lại gặp sóc nhỏ.
Sóc nhỏ đang đứng trước cửa phủ, hết sức thanh tao cất tiếng hát:
“Uất Trì công tử, danh tiếng hiển hách,
Thành chủ Bạch Ngọc, quần anh tài năng xuất chúng,
Bàn về huyết thống, hắn xuất thân từ dòng chính vương tộc Vu Điền cổ được các thánh hiền yêu thích,
Bàn về tôn giáo, hắn là Bồ Tát chốn nhân gian, người người thành kính,
Bàn về nhân phẩm, hắn là người khôn ngoan, lại tốt bụng, hào phòng…”
Quản gia của Uất Trì phủ từ trong cửa ném ra mấy đồng xu.
Sóc nhỏ nhận tiền nói cảm ơn, nháy mắt với Đoan Ngọ rồi chạy biến.
Yến Tử Kinh còn chưa kịp mở miệng, quản gia thấy hắn đã nói: “Là Yến Tử Kinh đại nhân đó hả? Công tử nhà ta đợi ngài đã rất lâu rồi.”
Yến Tử Kinh gật đầu, người nọ dẫn bọn họ vào sảnh.
Hàng cột trụ bằng đá cẩm thạch, lớp khảm rất giống với phong cách Tây Vực.
“Yến đại nhân, mời ngài chờ ở đây.
Công tử sẽ tiếp đón ngài ở nội viện.”
Yến Tử Kinh đứng thẳng lưng, nhìn chằm chằm vào Đoan Ngọ.
Đoan Ngọ cứng đầu, cũng làm y như hắn.
Nội viên có những dây leo sáng lạn, lá xanh chim vàng anh, những mái vòm chạm khắc màu trắng, một hồ nước trong vắt kiểu Ba Tư.
Chim uyên ương vỗ cánh bay vào bóng mát của giàn nho.
Tiếng nước cháy róc rách, hòa cùng với mùi thơm thanh nhã của hoa.
Yến Tử Kinh dừng bước.
Hắn kiêu ngạo ngẩng đầu lên, giống như cây bách đứng trong sân của một quý tộc.
Đoan Ngọ bị thu hút bởi bức tượng Bồ Tát khảm ở hành lang.
Tượng Phật gầy, trang nghiêm, vạt áo đón gió.
Nhưng trên khuôn mặt thanh nhã, điềm tĩnh lại có những giọt nước mắt.
Từ đôi mắt phượng nỗi buồn thương dường như đang tuôn chảy theo dòng nước.
“Người nhà này thật kỳ lạ! Sao Bồ Tát lại rơi lệ?” Nàng nhìn tượng Phật, không khỏi hỏi.
“Đoan Ngọ…!” Yến Tử Kinh nghiêm nghị quát.
Sau hành trình kéo dài mấy tháng, đây là lần đầu tiên hắn gọi tên nàng.
Đoan Ngọ quay lại nhìn Yến Tử Kinh, ánh mắt hết sức vô tội.
Trên khuôn mặt anh tuấn của hắn thoáng hiện lên sự lúng túng.
Giữa tiếng chim hót và hương hoa, có người ung dung nói: “Đây là kiệt tác của Uất Trì Ất Tăng, gia tiên của nhà ta.
Bồ Tát khóc có lẽ là vì “Thế gian nhân sự có gì cực, sau này nghĩ đến cũng uổng công.”
Đoan Ngọ và Yến Tử Kinh đồng thời xoay người lại, thấy một chiếc ghế đá dưới bóng cây xanh, trên đó có một mỹ nam tử đang ngồi, thân hình cũng gầy gò như tượng Phật.
Trên đùi hắn để một cuốn sách cũ, trong tay cầm một bình ngọc, dáng vẻ tao nhã, mỉm cười như gió xuân.
Yến Tử Kinh nhìn nam nhân trong chốc lát, không khỏi cúi người xuống.
Đột nhiên, trong đầu Đoan Ngọ hiện ra một câu nói: Quân tử khiêm tốn, dịu dàng như ngọc..